Chính quyền điện tử và Chính quyền số, cần hiểu đúng để có phương pháp xây dựng, vận hành đúng

(Hình minh họa)

Hiện nay, các cơ quan nhà nước đang nỗ lực “Xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số”. Việc này tưởng như một quá trình kế tiếp, xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) để có thể tiếp cận chính quyền số (CQS) một cách phù hợp nhất. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sự việc không đơn giản như vậy, vì CQĐT và CQS là hai khái niệm có cách tiếp cận, mục tiêu, phương pháp xây dựng, công nghệ áp dụng và cách thức vận hành khác nhau.

CQĐT: Khái niệm “Chính quyền điện tử” (e-Government) được hiểu là chính quyền ứng dụng CNTT vào các quy trình nghiệp vụ của mình để hỗ trợ cho việc xử lý, tính toán, liên lạc và giúp các hoạt động của bộ máy chính quyền thuận tiện và hiệu quả hơn.

Chính quyền điện tử và Chính quyền số, cần hiểu đúng để có phương pháp xây dựng, vận hành đúng - Minh hoa Chinh quyen dien tu

                                                Minh họa chính quyền điện tử

CQS: Chính quyền số (d-Government) là chính quyền ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động nghiệp vụ của mình để thông minh hóa các quy trình đó: Thiết kế ra các quy trình tự động thông minh (một phần hay toàn bộ quy trình) hoạt động dưới sự hướng dẫn của con người. Vì thế, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước tăng lên nhiều lần so với chính quyền điện tử.

Chính quyền điện tử và Chính quyền số, cần hiểu đúng để có phương pháp xây dựng, vận hành đúng - Minh hoa Chinh quyen so

Minh họa chính quyền số

So sánh CQĐT với CQS chúng ta thấy sự khác nhau cơ bản nằm ở việc ứng dụng công nghệ vào cho hoạt động của bộ máy chính quyền mang lại những lợi ích gì và có những khiếm khuyết nào?

  • CQĐT: Công nghệ áp dụng là CNTT. Lĩnh vực áp dụng là xử lý dữ liệu, lợi ích mang lại là giúp xử lý công việc nhanh hơn, lưu trữ được lượng dữ liệu lớn hơn giúp công tác phân tích, dự báo thuận tiện hơn, có chất lượng cao hơn. Khiếm khuyết rõ rệt nhất là “mang theo” tính trì trệ của nền quản lý thủ công: Thu thập dữ liệu thủ công (do con người thực hiện), ra quyết định và thực hiện quyết định cũng do con người thực hiện (vì thế, không xử lý được những vụ việc diễn ra theo thời gian thực).
  • CQS: Công nghệ áp dụng là công nghệ số. Lĩnh vực áp dụng là thu thập dữ liệu (ứng dụng công nghệ IoT), xử lý dữ liệu (ứng dụng công nghệ Cloud, Big data, AI, Blockchain…), ra quyết định và thực hiện quyết định (ứng dụng công nghệ CPS và cơ chế chấp hành Actuator).

Công nghệ số giúp thực hiện những việc mà trước đó không thể làm được. Thứ nhất, là thu thập dữ liệu tự động theo thời gian thực. Lợi ích mang lại trước tiên là tính đầy đủ, khách quan, cao hơn là sự minh bạch về dữ liệu (vì máy thu thập). Đây là gốc rễ của mọi thành tựu tiếp theo. Thứ hai, là khả năng xử lý và giải quyết vụ việc ngay lập tức. Đây là niềm mơ ước của mọi hệ thống quản lý, trong đó, bộ máy chính quyền nằm ở đỉnh bảng và còn nhiều lợi ích khác.

CQS không có khiếm khuyết mà có những đòi hỏi để vượt qua cần rất nhiều nỗ lực. Đó là:

  • Cần nhận thức sâu sắc về CĐS, hiểu thấu bản chất của CĐS
  • Cần nắm được các thành tựu KHCN đương đại để áp dụng vào thiết kế các quy trình nghiệp vụ số (ví dụ công nghệ nội dung, công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ robotics,…).
  • Cần nắm được phương pháp và công cụ làm “thông minh hóa” quy trình nghiệp vụ QLNN của cơ quan.
  • Cần từ bỏ thói quen cũ để tiếp nhận và làm chủ cách làm mới.
  • CĐS diễn ra tất yếu và không có điểm dừng, độ trưởng thành số tăng dần theo tỷ lệ số quy trình ngiệp vụ được số hóa.

Xét dưới góc độ kiến trúc tổng thể (enterprise architechture – EA), chúng ta có bảng so sánh như sau:

Kiến trúc tổng thểChính quyền điện tửChính quyền số
Kiến trúc dữ liệuDữ liệu được tổ chức theo chức năng nghiệp vụ, có tính phân tán.   Dữ liệu được thu thập thủ công là chính.Dữ liệu được tổ chức theo thực thể trong hệ thống phi tập trung thống nhất. Dữ liệu được thu thập tự động là chính.
Kiến trúc ứng dụngCác ứng dụng CNTT được phát triển theo nghiệp vụ chức năng bởi các chuyên gia CNTT.Các ứng dụng công nghệ số được phát triển theo yêu cầu thực tế bởi các chuyên gia ngành.
Kiến trúc công nghệCNTT và các phương pháp ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ đóng vai trò chủ đạo.Công nghệ số (IoT, Cloud, Big data, AI,…) và phương pháp phát triển các hệ thống thông minh đóng vai trò chủ đạo.
Kiến trúc bảo vệ an toànKiến trúc bảo vệ an toàn truyền thống (cung cấp thông tin cho con người xử lý).Kiến trúc bảo vệ an toàn thông minh (tự động phát hiện, phòng ngừa, xử lý sự cố theo thời gian thực).

Từ những nội dung trên có thể thấy rằng, kiến trúc tổng thể của chính quyền điện tử và kiến trúc tổng thể của chính quyền số là hoàn toàn khác nhau, không thể áp dụng kiến trúc tổng thể của chính quyền điện tử để thiết kế, xây dựng chính quyền số. Điều này cũng giống như không thể sử dụng bản thiết kế và các tiêu chuẩn sản xuất ô tô để thiết kế và sản xuất máy bay!

Như thế, để triển khai “Xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số” cần nhanh chóng bắt tay vào thiết kế CQS hay nói theo thuật ngữ chuyên môn là xây dựng kiến trúc tổng thể của CQS muốn đạt đến vào năm 2030 để có được một kế hoạch tổng thể chỉ rõ những việc cần làm từ nay đến 2030 trên tinh thần kế thừa những kết quả đã đạt được trong xây dựng CQĐT (dù ở mức độ hoàn thiện nào). Trong kế hoạch tổng thể này, nội dung trọng tâm là số hóa quy trình nghiệp vụ QLNN (digitalizing government procedures) dựa trên công nghệ phát triển các hệ thống tự động thông minh (CPS) và xây dựng các chính sách hỗ trợ toàn diện cho quá trình chuyển đổi số trong bộ máy chính quyền.

Mọi cách làm khác, cuối cùng cũng sẽ phải điều chỉnh theo hướng này vì thông minh hóa quy trình hoạt động là mục tiêu chung của mọi tổ chức (trong đó bao gồm các cơ quan nhà nước) trong kỷ nguyên số.

Có thể bạn quan tâm
Chương trình thực tế “Nghề Chủ Chốt”: làm rõ nghề sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết tại Việt Nam

TikTok Shop ra mắt chương trình “Nghề Chủ Chốt” với sự tham gia của 10 Affiliate Creator nổi bật cùng với những câu chuyện hậu trường lần đầu được bật mí, mang đến góc nhìn mới và toàn diện hơn về nghề sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết.

Samsung SDS mở rộng hợp tác chiến lược với Tập đoàn CMC trong lĩnh vực AI

Sau 5 năm hợp tác đầu tư hiệu quả, Samsung SDS tiếp tục thúc đẩy mở rộng hợp tác chiến lược với Tập đoàn Công nghệ CMC. Năm 2024, hai bên còn có chung tầm nhìn chiến lược về công nghệ AI và xác định cần nắm bắt các cơ hội để có những bứt phá về công nghệ AI từ R&D, phát triển sản phẩm dịch vụ cho đến lĩnh vực giáo dục đào tạo. 

Nhiều tỉnh thành công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 trên Zalo

Thông qua mini app và official account trên Zalo của các Tỉnh/Thành và các Sở Giáo dục – Đào tạo, thí sinh tại Tây Ninh, Bình Định, Gia Lai, Cao Bằng… có thể tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 ngay trên Zalo.

Tích hợp AI tạo sinh, trợ lý ảo VinFast “thế hệ mới” khác biệt gì?

Từ tháng 7/2024, phiên bản cập nhật của Trợ lý ảo tích hợp công nghệ AI tạo sinh (do VinBigdata phát triển) trên dòng xe VinFast VF 8 Lux Plus, đã sẵn sàng cho người dùng trải nghiệm.

Sạt lở trong đêm gây thiệt hại về người, Hà Giang gửi cảnh báo khẩn qua Zalo

Khoảng 4 giờ sáng 13/7, một vụ sạt lở đất đá đã vùi lấp 1 xe ô tô khách chạy tuyến Hà Giang – Cao Bằng, làm nhiều người bị vùi lấp, sau sự cố nghiêm trọng này, tỉnh Hà Giang ngay lập tức gửi cảnh báo khẩn qua Zalo.

Các huyện ở Bình Dương chủ động triển khai Zalo Mini App

Thành phố Tân Uyên, huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên là 3 địa phương trực thuộc tỉnh Bình Dương tiên phong xây dựng mini app riêng trên Zalo để giao tiếp với người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại địa phương.

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng công bố điểm chuẩn xét tuyển học bạ và tuyển sinh đợt 3 qua Zalo

Vừa qua, hội đồng tuyển sinh trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng công bố điểm chuẩn và kết quả trúng tuyển Đại học chính quy theo phương thức xét tuyển học bạ thông qua trang thông tin chính thức của nhà trường trên Zalo.

Nhà máy sản xuất smartphone tự động 100% của Xiaomi bắt đầu hoạt động

Nhà máy sản xuất thông minh của Xiaomi tại quận Changping (Bắc Kinh) đã bắt đầu đi vào hoạt động với khả năng làm việc 24/24 mà không ngừng nghỉ.

MobiFone giành được quyền sử dụng tần số vô tuyến điện với khối băng tần C3 (3800 – 3900 MHz)

MobiFone đã tham gia đấu giá và trở thành nhà mạng giành được quyền sử dụng tần số vô tuyến điện với khối băng tần C3 (3800 – 3900 MHz).

Hướng dẫn quét chip NFC sinh trắc học mọi loại máy trong một nốt nhạc

Trước tình trạng khá nhiều người dùng thất bại, gặp khó khăn ở bước quét chip CCCD với smartphone, Klapa đã nhanh chóng ra trang web hướng dẫn quét chip NFC trong 1 phút cho mọi loại máy