Apple vừa kiện NSO Group và công ty mẹ của họ với cáo buộc vi phạm luật chống hack liên bang bằng cách bán phần mềm gián điệp để theo dõi khách hàng công ty.
Đơn kiện được đệ trình lên một tòa án liên bang ở California (Mỹ) cáo buộc rằng phần mềm gián điệp của NSO Group được gọi là Pegasus và các phần mềm độc hại khác đã gây ra thiệt hại về tiền bạc và tài sản cho Apple, đồng thời vi phạm nhân quyền của người dùng Apple. Apple cho biết trong một tuyên bố rằng “Để ngăn chặn việc lạm dụng và gây hại cho người dùng của mình, Apple cũng đang tìm kiếm lệnh cấm vĩnh viễn để chặn NSO Group sử dụng bất kỳ phần mềm, dịch vụ hoặc thiết bị nào của Apple”.
Trong tuyên bố của mình, NSO Group đã không đưa ra các chi tiết cụ thể về vụ kiện mà thay vào đó nói rằng công nghệ của công ty đã cứu sống nhiều người. NSO Group cho biết họ cung cấp “công cụ hợp pháp” để giúp các chính phủ chống lại những kẻ ấu dâm và khủng bố.
Trong khi NSO Group từ lâu vẫn khẳng định rằng họ chỉ bán phần mềm của mình cho những khách hàng được ủy quyền cho các mục đích thực thi pháp luật và chống khủng bố, các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy Pegasus đã được sử dụng để theo dõi những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động nhân quyền.
Đơn cử như các nhà nghiên cứu từ Citizen Lab của Đại học Toronto (Canada) vào tháng 9 cho biết rằng một bên không xác định đã sử dụng Pegasus để tấn công vào một lỗ hổng trong phần mềm điều hành của Apple nhằm theo dõi một nhà hoạt động ở Ả Rập Xê Út. Ngay lập tức. Apple đã phải tung ra bản cập nhật phần mềm iPhone khẩn cấp để giải quyết lỗ hổng phần mềm gián điệp nghiêm trọng.
Theo các nhà nghiên cứu, phần mềm gián điệp dễ sử dụng của NSO Group có khả năng nghe trộm liên lạc của điện thoại và truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm khác trên thiết bị.
Hành động trên của Apple diễn ra không lâu sau khi Bộ Thương mại Mỹ thêm NSO Group vào “Danh sách thực thể” trong tháng này nhằm cấm công ty mua các thành phần phần mềm từ các nhà cung cấp Mỹ mà không có giấy phép. Bộ phận Thương mại Mỹ cáo buộc NSO Group và một công ty khác của Israel có tên Candiru đã cung cấp phần mềm gián điệp cho các chính phủ nước ngoài nhằm tấn công vào các nhà báo, nhân viên đại sứ quán và các nhà hoạt động.
Trong một tuyên bố vào thời điểm đó, NSO Group cho biết họ “thất vọng trước quyết định cho rằng các công nghệ của chúng tôi hỗ trợ các lợi ích và chính sách an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách ngăn chặn khủng bố và tội phạm, do đó chúng tôi sẽ vận động để quyết định này được đảo ngược”.
“Chúng tôi mong muốn được trình bày đầy đủ thông tin về cách chúng tôi có các chương trình nhân quyền và tuân thủ nghiêm ngặt nhất thế giới dựa trên các giá trị của Mỹ mà chúng tôi chia sẻ sâu sắc. Đó là lý do chúng tôi đã nhiều lần chấm dứt liên hệ với các cơ quan chính phủ đã sử dụng sai sản phẩm của chúng tôi”, tuyên bố của công ty cho biết.
Được biết, Apple là hãng công nghệ lớn thứ hai của Mỹ kiện NSO Group cho hành vi gián điệp. Vào năm 2019, Meta (tức Facebook) đã kiện NSO Group vì cáo buộc tạo điều kiện cho 1.400 điện thoại chạy ứng dụng nhắn tin WhatsApp vi phạm. NSO Group đã phủ nhận các cáo buộc do Facebook đưa ra và cố gắng ngăn chặn vụ kiện, tuy nhiên một tòa án phúc thẩm của Mỹ trong tháng 11 này đã ra phán quyết rằng vụ kiện có thể tiếp tục được tiến hành.
Apple cho biết họ sẽ đóng góp 10 triệu USD, cộng với bất kỳ thiệt hại nào nhận được từ vụ kiện, cho “các tổ chức theo đuổi việc chống lại các hoạt động giám sát mạng”. Vụ kiện nhằm tìm kiếm các khoản bồi thường thiệt hại không xác định từ NSO Group, cũng như các khoản bồi thường thiệt hại với số tiền được chứng minh trong quá trình xét xử.
NSO Group là công ty đến từ Israel và chỉ là một trong số các công ty bán các công cụ hack chuyên biệt để đột nhập vào các loại smartphone khác nhau.
Theo CNN
Lễ khai trương Trung tâm Đổi mới Giải pháp Khách hàng (CSIC) của Huawei diễn ra ngày 23/11, nhân kỷ niệm 20 năm hoạt động của tập đoàn tại Malaysia.
Cơ quan giám sát chống độc quyền Ý đã phạt Apple và Amazon tổng cộng hơn 225 triệu USD vì hợp tác hạn chế cạnh tranh trong việc bán các sản phẩm nhãn hiệu Apple và Beats vi phạm các quy định của EU.
Hằng năm, trên địa bàn cả nước xảy ra rất nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn, đặc biệt là thiệt hại về người. Một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về người khi xảy ra cháy là do người bị nạn thiếu kỹ năng sử dụng các phương tiện thoát nạn. Vậy khi xảy ra cháy, người bị nạn cần có những kỹ năng gì để sử dụng các phương tiện nhằm an toàn thoát khỏi đám cháy?
Theo số liệu thống kê từ OPPO, trong tháng 10 năm 2021, Reno6 Z 5G đã bán được 56.448 máy và Reno6 5G với 12.835 máy, với tổng 70.000 máy bán ra, đây là dòng máy tầm trung bán chạy nhất tại Việt Nam.
Tại Hội thảo về hiện trạng và định hướng phát triển điện toán đám mây (ĐMĐT) tại Việt Nam ngày 22/11, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long đề nghị các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ ĐTĐM trong nước chủ động hợp tác, đề xuất các chính sách để chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Qualcomm vừa chính thức xác nhận các tin đồn gần đây cho biết công ty sẽ thay đổi cách đặt tên cho dòng chip di động Snapdragon của mình.
Midas được sinh ra với bốn cái tai khác thường và một cái hàm khiếm khuyết do đột biến gen gây ra, nhưng điều này không ngăn được chú mèo Thổ Nhĩ Kỳ bốn tháng tuổi trở thành tâm điểm chú ý với hơn 73.000 người theo dõi trên mạng xã hội Instagram.
Chính phủ Vương quốc Anh vừa công bố bộ quy tắc mới nhằm yêu cầu tất cả các ngôi nhà và cơ sở kinh doanh mới tại nước này phải có trạm sạc xe điện (EV) kể từ năm 2022.
Đó là một phần nội dung trong sự kiện “Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) trong đào tạo công nghệ nhằm tăng cường năng lực quản lý chất lượng sản phẩm xăng dầu” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tổ chức tại Hà Nội sáng nay.
Meta – công ty mẹ của Facebook, vừa cho biết họ không có kế hoạch triển khai mã hóa đầu cuối (E2EE) theo mặc định trên Messenger và Instagram cho đến năm 2023.