Apple, Google và các công ty Big Tech khác có thể bị phạt tới 20% (cao hơn gấp ba lần tỷ lệ theo luật chống độc quyền hiện hành), hoặc thậm chí 30% doanh thu của họ tại Nhật Bản, nếu vi phạm các quy định mới về lạm dụng độc quyền trong các cửa hàng ứng dụng.
Gần đây, các nhà lập pháp trên khắp thế giới đã bắt đầu thể hiện quan điểm chủ động hơn đối với sự cởi mở, và cạnh tranh công bằng trong hệ sinh thái di động. Apple và Google, những công ty đang kiểm soát thị trường di động toàn cầu với hệ điều hành tương ứng, sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn, và các hình phạt nghiêm khắc hơn, nếu vi phạm các quy định mới.
iOS của Apple và Android của Google đã chiếm lĩnh thị trường hệ điều hành điện thoại thông minh toàn cầu một cách hiệu quả, điều này đã cho phép hai công ty công nghệ lớn thống trị thị trường cửa hàng ứng dụng di động.
Nhưng Apple không cho phép tải ứng dụng xuống iPhone thông qua các kênh khác ngoài kho ứng dụng App Store của chính mình. Thanh toán trong kho ứng dụng cũng đi qua hệ thống thanh toán riêng của Apple. Còn Google cho phép các nền tảng phân phối ứng dụng của bên thứ ba, nhưng nhìn chung Google vẫn yêu cầu các ứng dụng sử dụng hệ thống thanh toán của riêng mình.
Chính sự độc quyền về hình thức thanh toán trong ứng dụng có thể khiến người dùng phải trả nhiều tiền hơn, bởi có ít lựa chọn thanh toán khác. Chính phủ Nhật Bản hy vọng rằng, cần có các biện pháp nhất định để thúc đẩy cạnh tranh công bằng và dẫn đến giảm giá ứng dụng hiệu quả.
Vì thế, dự luật đề xuất mới của Nhật Bản nhắm thẳng trực tiếp vào hệ sinh thái di động của Apple và Google. Các tập đoàn Big Tech sẽ buộc phải cho phép người dùng có nhiều lựa chọn hơn để tải xuống ứng dụng và thanh toán trên điện thoại thông minh của họ, nhằm hạn chế quyền kiểm soát của những gã khổng lồ công nghệ này đối với các thị trường ứng dụng di động.
Dự luật mới này do Ủy ban Thương mại Công Bằng Nhật Bản soạn thảo. Cơ quan này có kế hoạch trình dự luật lên Quốc hội ngay trong tháng này và nếu được thông qua, nó có thể sẽ có hiệu lực chính thức vào cuối năm 2025.
Dự luật này sẽ ngăn cản các nền tảng công nghệ lớn chẳng hạn như Apple và Google – đã và đang tìm cách chặn các cửa hàng ứng dụng cùng các hệ thống thanh toán của bên thứ ba, cùng các điều khoản khác nhắm vào các hoạt động “gác cổng công nghệ”. Nhật Bản hy vọng rằng, thông qua dự luật này sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng giữa các thị trường, cho phép người tiêu dùng truy cập nhiều ứng dụng khác nhau với mức giá thấp hơn, cũng như có nhiều lựa chọn để thanh toán trong các kho ứng dụng.
Công ty vi phạm sẽ phải trả khoản tiền phạt trị giá 20% doanh thu từ hoạt động bán hàng tại Nhật Bản của họ trong lĩnh vực kinh doanh liên quan, mức này cao hơn gấp ba lần mức thông thường là 6% mà Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản đã áp dụng trước đây. Thậm chí, những công ty vi phạm nhiều lần sẽ phải đối mặt với mức phạt có thể lên tới 30%.
Chính phủ Nhật Bản sẽ xác định những công ty nào sẽ áp dụng luật này, dựa trên các tiêu chí như doanh số và số lượng người dùng. Dự kiến, nó sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các công ty công nghệ đa quốc gia khổng lồ, và không có công ty Nhật Bản nào bị nhắm tới.
Mặc dù không rõ liệu mức phạt 20-30% đối với hành vi lạm dụng độc quyền có khiến Apple và Google thay đổi cách làm của họ hay không, nhưng ít nhất nó có thể mang lại cho Nhật Bản nhiều tiền mặt hơn từ các cửa hàng ứng dụng khổng lồ này.
Các chuyên gia nhận định, dự luật mới đề xuất này của Nhật Bản nối gót theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu (EU). Đạo luật đó có hiệu lực hoàn toàn vào tháng 3, yêu cầu những “người gác cổng” công nghệ cho phép các ứng dụng được phân phối từ bên ngoài kho ứng dụng chính họ. Nếu sai phạm, họ sẽ bị xử phạt 10% doanh thu toàn cầu, nâng mức phạt lên 20% nếu tiếp tục vi phạm.
Trong khi Mỹ thì hiện chưa có quy định riêng, các công ty công nghệ lớn ở đó phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện pháp lý nghiêm trọng. Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Apple vào tháng 3, cáo buộc hãng này có hành vi độc quyền và cạnh tranh không công bằng.
Cuộc đàn áp chặn quảng cáo của YouTube hiện đổ bộ sang các ứng dụng của bên thứ ba sử dụng API của YouTube, để cung cấp cho người dùng dịch vụ xem video YouTube, mà không bị gián đoạn bởi quảng cáo.
Chiều 15/4, tại cuộc giao ban Quản lý nhà nước của Bộ TT&TT, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.
Tesla thông báo với nhân viên rằng, họ sẽ sa thải hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu để cắt giảm chi phí, và hai nhân sự cấp cao cũng đã từ chức, khiến các nhà đầu tư cực kỳ lo ngại về hướng phát triển tiếp theo của Tesla.
Ngoài 13 ngôn ngữ đã có sẵn, mới đây Samsung Electronics đã công bố mở rộng đáng kể khả năng hỗ trợ ngôn ngữ của Galaxy AI.
Giống như bất kỳ công nghệ mới nổi nào, luôn có mối lo ngại xung quanh việc áp dụng công nghệ AI sẽ có ý nghĩa tốt xấu ra sao trong lĩnh vực an ninh mạng.
Gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp. Đã có nhiều nạn nhân bị mất tiền do tham gia làm nhiệm vụ hưởng hoa hồng, đầu tư tài chính, bị lừa đảo tình cảm… Đáng chú ý, lợi dụng tình hình này, các đối tượng tiếp cận người dân đang là nạn nhân bị lừa đảo, để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lần hai đối với họ.
Có thông tin cho rằng, TikTok đang phát triển công nghệ nhân vật có sức ảnh hưởng lớn dạng ảo dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp người bán tạo quảng cáo và bán hàng, thông qua video phát trực tiếp trong ứng dụng TikTok.
Trẻ em dưới 16 tuổi có thể bị cấm mua điện thoại thông minh (smartphone), theo kế hoạch mới đang được các bộ trưởng ở Anh xem xét.
Trung Quốc đang giáng một đòn mới vào trong cuộc chiến chip khốc liệt với Mỹ, khi đã yêu cầu các công ty viễn thông lớn phải loại bỏ dần chip sản xuất ở nước ngoài khỏi hệ thống mạng của mình. Và các công ty Mỹ như Intel và Advanced Micro Devices Inc (AMD) dự kiến sẽ phải gánh chịu hậu quả từ bước đi mới nhất này của Trung Quốc.
Trong nỗ lực tăng cường kết nối kỹ thuật số giữa Mỹ và Nhật Bản, Google đã tiết lộ kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào việc phát triển hai tuyến cáp ngầm mới. Khoản đầu tư khổng lồ này cũng là một phần trong sáng kiến Pacific Connect.