Từ 17 đến 21/8, FPT tổ chức Hội thảo và Triển lãm công nghệ trí tuệ nhân tạo 2021 (FAIC 2021) với chủ đề “Bứt phá để dẫn đầu trong kỷ nguyên AI”, nhằm cung cấp thông tin về bức tranh toàn cảnh AI của FPT từ định hướng chiến lược đến những hành động cụ thể để hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm AI của khu vực và thế giới.
Sự kiện quy tụ lãnh đạo cấp cao và các chuyên gia AI của FPT, cùng các chuyên gia AI hàng đầu thế giới và Việt Nam như “Bố già AI” Yoshua Bengio – Viện trưởng Viện nghiên cứu AI Mila; GS Hồ Tú Bảo – Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) và Giám đốc Khoa học của Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia, TP HCM; PGS TS Truyền Trần – Viện Trí tuệ nhân tạo Ứng dụng, Đại học Deakin; PGS TS Trần Thanh Long và Nguyễn Hoàng Bảo Đại – 1 trong 3 người Việt đầu tiên được công nhận là Chuyên gia phát triển của Google (Google Developer Expert).
Tại sự kiện, lãnh đạo và các chuyên gia công nghệ đã chia sẻ tầm nhìn, định hướng chiến lược “bứt phá dẫn đầu về AI” của FPT cũng như bức tranh toàn cảnh về hệ sinh thái AI của Tập đoàn. Các chủ đề như Học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Thị giác máy tính, Học tăng cường… cũng được các chuyên gia và nhà khoa học chia sẻ tại hội thảo. Các chuyên gia cũng sẽ đồng thời chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trở thành chuyên gia AI đẳng cấp quốc tế với giới trẻ Việt Nam thông qua tọa đàm “Hành trang trở thành chuyên gia AI toàn cầu”.
Trong cuộc cách mạng 4.0, AI được xem là một trong những công nghệ đột phá, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới. Theo dự báo của Analytics Insight, thị trường AI toàn cầu sẽ đạt con số trên 150 tỷ USD vào năm 2023. Các công ty công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Google, AWS, IBM… đang tập trung mạnh mẽ vào công nghệ này.
Chia sẻ tại sự kiện FAIC 2021, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho biết: “FPT có một khát vọng, đó là trở thành công ty hàng đầu thế giới về chuyển đổi số. Điều này cũng có nghĩa, FPT phải vươn lên vị trí Top đầu thế giới về AI. Khát vọng này chỉ được hiện thực hóa với những hành động cụ thể. FPT đang góp sức để xây dựng Bình Định thành trung tâm AI hàng đầu của Việt Nam và tiếp đến là của khu vực và thế giới. Hợp tác với Viện nghiên cứu Mila, đồng thời mở phân hiệu Đại học FPT với chuyên ngành riêng về AI… là những động thái của FPT nhằm đào tạo, thu hút các tài năng hợp lực xây dựng sức mạnh trí tuệ nhân tạo cho Việt Nam”.
Tập đoàn cũng dự kiến chi 300 tỷ đồng cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển AI trong vòng 5 năm tới. Từ năm 2013, FPT đã đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ AI, hiện đã hình thành được hệ sinh thái đa dạng các sản phẩm, giải pháp, nền tảng AI giúp doanh nghiệp, tổ chức tối ưu vận hành, nâng cao hiệu suất và đem đến trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Đến nay có hơn 100 doanh nghiệp sử dụng các giải pháp AI của FPT, phục vụ cho hơn 14 triệu người dùng thiết bị đầu cuối. Đơn cử như nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI giúp doanh nghiệp giảm 60% chi phí, tăng năng suất lao động, tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Hay akaTrans – dịch máy tự động tài liệu chuyên ngành Anh – Nhật – Việt với hơn 6.000 người của hơn 100 doanh nghiệp đang sử dụng giúp chuẩn hóa quy trình và nâng cao 75% năng suất dịch thuật.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các nghiên cứu AI của FPT đã hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng chống, sàng lọc, truy vết và hướng dẫn cách ly y tế tại nhà. Trợ lý ảo tổng đài FPT.AI giúp gia tăng hiệu quả cho đội ngũ truy vết dịch trên toàn quốc. Tính đến nay, trợ lý ảo đã thực hiện hơn 2,6 triệu cuộc gọi tới hơn 1,6 triệu công dân Việt Nam, góp phần phát hiện hàng nghìn trường hợp có triệu chứng nhiễm bệnh. FPT cũng đang xây dựng Chat bot cung cấp thông tin, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe F0 cách ly tại nhà, giúp giảm tải hệ thống y tế, nâng cao hiệu quả điều trị.
Bên cạnh việc tăng cường đầu tư nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm, FPT cũng chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực AI cho Việt Nam vươn tầm quốc tế. Tại FAIC 2021, FPT tổ chức kết nối cho giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là sinh viên ngành CNTT với các chuyên gia AI hàng đầu thế giới và Việt Nam. Cụ thể, các bạn sinh viên sẽ được tham gia Tọa đàm với chủ đề “Hành trang trở thành chuyên gia AI toàn cầu”. Chương trình sẽ được livestream trực tiếp trên kênh Fanpage của Đại học FPT vào 9h sáng ngày 21/8.
Đặc biệt, tại FAIC 2021, các bạn sinh viên Việt Nam còn có cơ hội giao lưu với Giáo sư Yoshua Bengio, Viện trưởng Viện nghiên cứu Mila – người được mệnh danh là “Bố già AI”. Từ khi FPT hợp tác với Mila vào 2020, đến nay đã có 17 chuyên gia công nghệ trẻ (AI Residents) được tiếp cận với các chương trình đào tạo/nghiên cứu của các giáo sư hàng đầu tại Mila. FPT đang đề xuất với Viện trưởng Viện nghiên cứu AI – Mila để mở một trung tâm nghiên cứu phát triển của Mila tại Việt Nam. Hiện Đại học FPT là một trong những trường đầu tiên ở Việt Nam đưa AI trở thành chuyên ngành đào tạo độc lập.
Nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại TP.HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã tổ chức chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương” với kinh phí lên tới 160 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ 17/8/2021 đến 15/9/2021.
Sở Y tế TP.HCM và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) tại TP.HCM gần đây đã công bố các hướng dẫn quan trọng để giúp mọi người nắm được những điểm cơ bản nhất khi chăm sóc, cách ly người bệnh Covid-19 tại nhà.
Tính đến 6 giờ sáng ngày 18/8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã ghi nhận 293.301 ca mắc Covid-19, trong đó 111.308 ca đã khỏi. Hiện có 620 bệnh nhân nặng và nguy kịch đang điều trị.
Dòng S và Note của Samsung là những điện thoại Android duy nhất đạt được mức độ gần như phổ biến của iPhone. Thương hiệu Galaxy tiếp tục cải tiến và mở rộng sang hình thức mới với dòng Galaxy Z gập lại, đồng thời mở rộng sang khu vực tầm trung với nhiều tính năng ngang ngửa cao cấp bằng dòng Galaxy A.
Lenovo vừa chính thức công bố Lenovo Go, một thương hiệu con của Lenovo chuyên về các phụ kiện PC hỗ trợ gia tăng hiệu suất làm việc di động, đồng thời tạo ra một hệ sinh thái cộng tác hiệu quả cho người dùng hiện đại.
Google và Facebook cùng thông báo rằng họ sẽ tham gia vào việc phát triển một hệ thống cáp ngầm dưới biển mới vào năm 2024 để cải thiện kết nối Internet ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Intel vừa thông báo rằng công ty sẽ tham gia vào không gian đồ họa rời, với việc sản xuất GPU chuyên dụng cho cả máy tính để bàn và máy tính xách tay bắt đầu từ năm 2022.
Tính đến 6 giờ sáng ngày 17/8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam có 104.203 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, gần 14,7 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm phòng cho người dân.
Diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp, người dân Sài Gòn tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 1 tháng. Đương nhiên, nhu cầu sở hữu dàn PC cấu hình mạnh cùng các thiết bị công nghệ khác để hỗ trợ làm việc tại nhà đã tăng cao trong thời gian vừa qua.
Trước tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, UBND TP.HCM đã ra công văn số 2718/UBND-VX nhằm tăng cường triệt để kiểm soát dịch.