Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho rằng, các công ty công nghệ đã làm xói mòn lòng tin của người dùng trong ngành, với việc đưa quyền riêng tư người dùng trở thành cái gọi là thiệt hại thế chấp, do các tính năng trong sản phẩm không được suy xét kỹ lưỡng.
Tim Cook được biết đến là người thẳng thắn khi thảo luận về quyền riêng tư, liên tục đề cập đến quyền con người mà mọi người nên có. Cook cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh Australian Financial Review rằng: “Công nghệ không xấu. Vốn dĩ nó nằm trong tay của nhà phát minh, vận hành và nó được tạo ra như vậy nhưng có điều là được sử dụng cho mục đích tốt hay không tốt”.
Việc sử dụng một tính năng công nghệ phụ thuộc vào sự sáng tạo, sự đồng cảm, niềm đam mê của những người đứng sau công nghệ, theo CEO. “Tại Apple, khi chúng tôi tạo ra một thứ gì đó, chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi sẽ dành một lượng lớn thời gian để suy nghĩ cẩn thận về cách nó sẽ được sử dụng”.
Trước đây, Tim Cook cũng từng đề cập sự lo ngại của Apple về quyền riêng tư, bảo mật trong ngành công nghệ và các mối quan tâm về mô hình kinh doanh của Facebook. Ông nhắc lại quan điểm, trong nhiều trường hợp, người dùng không còn là khách hàng nữa, mà đã trở thành sản phẩm của các doanh nghiệp và bị bán cho các nhà quảng cáo.
“Như tôi đã nói trước đây, nếu chúng ta chấp nhận điều này một cách bình thường, mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta có thể được tổng hợp và bán. Chúng ta mất nhiều hơn dữ liệu, chúng ta mất tự do làm người”, Tim Cook nói.
Ông khẳng định thêm, một doanh nghiệp được xây dựng trên sự hiểu lầm và khai thác dữ liệu, nó không đáng được ca ngợi. Tim Cook tin rằng kết quả cuối cùng của cách tiếp cận công nghệ này là sự phân cực của xã hội, mất niềm tin và bạo lực. “Nó đáng được cải tổ”, Tim Cook nói.
Công cụ CSAM của Apple – làn sóng tranh cãi nảy lửa
Các bình luận được đưa ra vào thời điểm Apple đang bị các nhà phê bình tấn công vì công cụ CSAM sắp ra mắt. Cụ thể, hôm 5/8, Apple thông báo triển khai công cụ bảo vệ hệ thống mới, ngăn chặn lạm dụng tình dục trẻ em bất hợp pháp (CSAM). Hãng bắt đầu thử nghiệm quét toàn bộ hình ảnh trên iPhone, iPad đã tải lên iCloud để truy tìm vi phạm.
Theo Apple, công cụ này có tính riêng tư cao hơn so với hệ thống của Google và Microsoft. Nó chỉ sử dụng phần mềm được cung cấp thông qua bản cập nhật iOS mới nhắm vào dữ liệu lưu trữ ngay trên iPhone của người dùng. Apple khẳng định hoàn toàn không có mối liên hệ nào đến máy chủ của hãng. Tuy nhiên, những người quan tâm đến quyền riêng tư vẫn lo ngại hệ thống này sẽ bị sử dụng để tìm hình ảnh với mục đích khác.
Các nhà phê bình đã cảnh báo rằng đây là một bước tiến nhằm tạo ra một công cụ giám sát rộng hơn, điều mà Apple đã cố gắng chống lại bằng cách giải thích thêm về hệ thống.
Cam kết của Apple
Trong tài liệu đăng trên trang web hôm 8/8, Apple khẳng định họ không bao giờ thêm hình ảnh không phải CSAM vào “danh sách đen” theo yêu cầu của bất kỳ bên nào.
“Apple sẽ từ chối mọi yêu cầu như vậy. Công cụ được xây dựng chỉ để phát hiện hình ảnh CSAM lưu trữ trong iCloud, đã được thẩm định bởi các chuyên gia tại NCMEC và những nhóm bảo vệ trẻ em khác”, hãng nêu trong tài liệu.
Đã có một số yêu cầu từ phía cơ quan quản lý gửi đến Apple, tuy nhiên, gã khổng lồ xứ Cupertino kiên quyết bác bỏ vì điều đó làm suy giảm quyền riêng tư của người dùng. “Chúng tôi sẽ tiếp tục từ chối họ trong thời gian tới”, Apple khẳng định.
Về mặt kỹ thuật, Apple cho biết hệ thống này mạnh hơn và riêng tư hơn đáng kể so với các công cụ tương tự mà hãng đã tìm hiểu trước khi bắt tay vào phát triển.
Không giống như những hệ thống hiện tại, chạy trên máy chủ đám mây và giữ kín thông tin với các nhà nghiên cứu bảo mật, công cụ của Apple có thể được kiểm tra thông qua việc phân phối trên iOS.
Bằng cách chuyển một số quá trình xử lý lên thiết bị của người dùng, hãng có thể củng cố khả năng bảo mật, chẳng hạn như tìm các kết quả CSAM mà không cần chạy phần mềm trên máy chủ để kiểm tra từng bức ảnh. Ngoài ra, công cụ này chỉ quét những ảnh đã tải lên iCloud, bỏ qua các thư viện cá nhân trong máy.
Tiếp tục, Cook dường như đề cập đến Facebook, mặc dù không nêu rõ tên.
Cook nói thêm: “Trong nhiều trường hợp, quyền riêng tư có thể trở thành thứ thiệt hại thế chấp. Các lý thuyết về âm mưu hoặc lời nói căm thù bắt đầu nhấn chìm mọi thứ khác. Công nghệ sẽ chỉ hoạt động nếu nó có lòng tin thực sự lan tỏa từ phía mọi người”.
Khi được hỏi liệu lòng tin của mọi người có bị các công ty công nghệ lợi dụng hay không, Cook trả lời: “Trong một số trường hợp, không thể phủ nhận câu trả lời có. Và tôi nghĩ tất cả chúng ta phải xây dựng lại lòng tin đó”.
“Mười năm trước, quyền riêng tư là một vấn đề bình thường hóa”, Cook nói. “Ngày nay, nó là một trong những vấn đề chính trong tâm trí của mọi người, bởi vì mọi người biết rằng website hay ứng dụng đã trở thành công cụ giám sát trong rất nhiều trường hợp”.
Cạnh tranh là tốt
Cũng như quyền riêng tư, cuộc phỏng vấn cũng bao gồm nội dung về App Store và các giao dịch của Apple với hệ thống pháp luật của Úc. Cuộc tranh cãi công khai của Apple với Epic Games sẽ tiếp tục diễn ra ở Úc, sau khi tòa án liên bang của nước này quyết định cho phép vụ kiện tiếp tục vào tháng 11 năm 2022.
Trong khi đó, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc có kế hoạch đưa ra các quy định mới khắt khe hơn để thay đổi mức độ ảnh hưởng của Apple, và các công ty công nghệ khác trong lãnh thổ của mình.
Về sự giám sát quy định đối với Apple, Cook tái khẳng định niềm tin rằng việc kiểm tra các công ty lớn như vậy là công bằng. “Tôi nghĩ mọi thứ bắt đầu từ tiền đề quy định luật pháp là cần thiết trong một số lĩnh vực. Và vì vậy, nó sẽ giúp xác định đâu là cần thiết và đâu là trọng tâm”.
“Trong mô hình của chúng tôi, người dùng có sức mạnh bởi vì chính người dùng là người quyết định khi họ mua một chiếc điện thoại, họ có mua một chiếc iPhone không”, ông tiếp tục. “Họ có quyền so sánh để có thể mua bất kỳ điện thoại Android nào nếu họ thích. Đó là một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Và thị trường ứng dụng bên trong App Store cũng cạnh tranh khốc liệt. Và do đó, có sự cạnh tranh rất lớn trong tất cả các lĩnh vực công nghệ này”.
Tính đến 6 giờ sáng ngày 23/8, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 348.059 ca mắc Covid-19, trong đó gồm 147.667 ca đã được chữa khỏi.
CEO Elon Musk cho biết Tesla sẽ chế tạo một robot hình người được gọi là Tesla Bot, với kế hoạch giới thiệu nó lần đầu tiên vào năm sau.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng với đại diện Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng lên phương án quan trọng, gấp rút với độ quyết tâm cao nhất, sớm đưa TP.HCM và các tỉnh phía Nam về giai đoạn “bình thường mới”, khi diễn biến dịch đang ngày càng phức tạp, khó lường.
Đây là năm thứ hai liên tiếp OPPO giành được giải thưởng “Advanced Smartphone – Điện thoại thông minh tiên phong” tại giải thưởng EISA Awards.
Cả FPT Shop và Di Động Việt đều đã điều chỉnh giá bán lẻ chính thức cho bộ đối smartphone màn hình gập Galaxy Z thế hệ ba ngay sau khi Samsung Việt Nam công bố chương trình mở bán chính thức.
FPT vừa công bố Chương trình FPT eCovax nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành và các giải pháp số, giúp doanh nghiệp vận hành không gián đoạn, miễn nhiễm để vượt qua đại dịch.
Tính đến 6 giờ sáng ngày 20/8, Bộ Y tế công bố Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 312.611 ca mắc Covid-19, trong đó có 120.059 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Riêng tại TP Hồ Chí Minh có hơn 1.900 trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19.
Sau hơn 1 tuần thí điểm tại TPHCM, Zalo Connect – tính năng tìm kiếm, giúp đỡ những người khó khăn, tương trợ nhau vượt qua đại dịch Covid đã được triển khai rộng rãi tại hơn 20 tỉnh/thành đang giãn cách.
OPPO luôn là hãng tiên phong phát triển các tính năng camera mới trong những năm qua, có thể kể đến như camera selfie dưới màn hình, công nghệ thu phóng… Công ty này vừa tiếp tục giới thiệu các cải tiến công nghệ camera tiếp theo của mình.
Dịch vụ gọi xe ô tô công nghệ GoCar của ứng dũng Gojek ra đời trong bối cảnh giãn cách xã hội do COVID-19