Chiều ngày 19/3, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thông báo đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số đối với khối băng tần C2 (3700-3800 MHz) phục vụ cho chiến lược phát triển mạng 5G trên cả nước trong thời gian tới.
Băng tần 3700-3800 MHz là dải băng tần tầm trung đang được nhiều nhà mạng lớn trên thế giới tìm kiếm và sử dụng nhờ lợi thế về băng thông lớn, tốc độ mạnh, đỗ trễ thấp cùng chi phí đầu tư hiệu quả, đáp ứng được các mạng lưới 5G tiên tiến nhất hiện nay.
Với VNPT, việc trúng đấu giá khối băng tần C2 có ý nghĩa rất quan trọng, cho phép VNPT nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai mạng 5G hợp lý nhất, đáp ứng chiến lược triển khai mạng 5G (Vinaphone) tốc độ cao nhất tại Việt Nam.Cùng với dải băng tần 3.700 – 3.800 MHz, VNPT cũng đang sở hữu dải băng tần 1.800 MHz, đây sẽ là lợi thế lớn trong việc thúc đẩy mạng 5G trong thời gian tới, đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển mạng 6G trong tương lai.
Đại diện Tập đoàn VNPT cho biết, đấu giá băng tần là bước đầu theo quy định của Nhà nước về việc triển khai 5G tại Việt Nam. Sau khi trúng đấu giá băng tần 3.700 – 3.800 MHz, VNPT sẽ tích cực chuẩn bị để có thể sớm triển khai thương mại hóa 5G thành công. Đại diện VNPT cho biết thêm, để tăng cường hiệu quả triển khai 5G, VNPT sẽ triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với nhà mạng trúng băng tần 3800-3900 MHz trong lần đấu giá lại sắp tới. Việc hợp tác này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực của các nhà mạng mà còn đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất với dịch vụ 5G.
Theo Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ), băng tần có tần số càng cao sẽ có băng thông lớn, tốc độ mạnh, độ trễ thấp và dung lượng cao, tuy nhiên sẽ bị hạn chế về độ phủ và dễ bị cản trở bởi các vật thể vật lý lớn như các tòa nhà và cây cối. Hiện, băng tần 5G trên thế giới đang được chia làm 4 nhóm gồm băng tần thấp (dưới 1.000 MHz), băng tần tầm trung 1 (1.000 – 2.600 MHz) và tầm trung 2 (3.500 – 7.000 MHz), cuối cùng là băng tần tầm cao (24.000 – 48.000MHz). Mỗi loại băng tần đều có các ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, thực tế hầu hết các nhà mạng đều cố gắng sử dụng đồng thời nhiều loại băng tần khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tối ưu chất lượng dịch vụ.
Mercedes-Benz đã hợp tác với công ty khởi nghiệp về robot Apptronik để sử dụng robot hình người “Apollo” cho dây chuyền sản xuất ô tô của hãng ô tô Đức.
Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Theo Nghiên cứu toàn cầu về ngành kho hàng năm 2023 do Zebra vừa công bố, 58% các nhà quản lý có trách nhiệm ra quyết định trong lĩnh vực kho hàng có kế hoạch triển khai công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) vào năm 2028, giúp tăng khả năng hiển thị hàng hóa lưu kho và giảm tình trạng hết hàng.
Là sản phẩm SaaS đầu tiên của Cisco vừa công bố hồi tháng 2/2024, Motific cung cấp cái nhìn toàn bộ hành trình của AI tạo sinh (GenAI), trao quyền cho các nhóm bảo mật và trung tâm công nghệ thông tin để nhanh chóng cung cấp các tính năng GenAI trong các tổ chức của họ với khả năng kiểm soát dữ liệu nhạy cảm, bảo mật, chi phí và triển khai AI có trách nhiệm.
Một khảo sát mới đây về khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) tại Việt Nam do Visa thực hiện cho thấy 62% doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ xác nhận có doanh số bán hàng tăng trưởng sau khi chấp nhận các hình thức thanh toán số.
Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) và Công ty CP Tư vấn Thiết kế Xây Dựng Sagen (Sagen) đã ký kết biên bản hợp tác phát triển công nghệ xanh, ứng dụng tiêu chuẩn bền vững trong lĩnh vực xây dựng nhà máy và công trình, thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu nhà máy không phát thải (NetZero factory).
Keysight Technologies đã hỗ trợ Autotalks xác minh sản phẩm SoC TEKTON3 dùng cho kết nối phương tiện với vạn vật (V2X) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về lớp vật lý của các tiêu chuẩn 3GPP 5G New Radio (NR) Release 16 (Rel-16) Sidelink, bằng cách sử dụng các giải pháp PathWave V2X.
Sapo vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Gojek, nhằm kết nối Phần mềm quản lý nhà hàng quán cafe Sapo FnB với nền tảng quản lý đơn hàng GoFood của Gojek. Hợp tác này mang đến giải pháp vận hành tối ưu và dễ sử dụng trong ngành FnB, nhà kinh doanh chỉ cần dùng một phần mềm để quản lý đơn hàng từ nhiều nền tảng. Sapo FnB cũng là phần mềm đầu tiên kết nối đồng bộ với đa nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến.
Ngày 11/3, start-up Việt Nam, Ninety Eight thông báo đã hợp tác với Jambo, để ra mắt thế hệ smartphone mới, tích hợp sẵn ví Web3, giá từ 2,5 triệu đồng.
Ngày 11/3 tại TP.HCM, nền tảng trong lĩnh vực thương mại điện tử (B2B) Alibaba.com công bố ra mắt Smart Assistant – bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam ra thị trường quốc tế.