Điều khiển học là ngành khoa học nghiên cứu về cơ chế điều khiển trong các cơ thể sống, các hệ thống kỹ thuật và các tổ chức xã hội. Trong khuôn khổ bài này chúng ta chỉ đề cập tới cơ chế điều khiển trong các tổ chức xã hội như các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội,… và gọi chung là các tổ chức (organization).
Chuyển đổi số (CĐS) là một quá trình tất yếu khách quan, muốn hay không thì nó cũng diễn ra. Từ những cuộc tiếp xúc với hàng ngàn người thuộc đủ mọi tầng lớp, lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền, người viết nhận ra có nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về CĐS, có người thích, có người không thích CĐS và có cả những người khác nữa. Mỗi người có ý kiến riêng của mình. Vậy, họ là ai?
Chuyển đổi số (CĐS) là con đường giải thoát ngoạn mục cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) khỏi những hạn chế và phát huy mạnh mẽ những ưu điểm của mình. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có sự tham gia của chuỗi liên kêt số. Chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa đã phân tích rõ hướng đi này trong bài viết dưới đây.
Quá trình chuyển đổi số (CĐS) đang diễn ra rộng khắp nhưng hình như thiếu hình mẫu hội tụ. Thực tế cho thấy, về mọi mặt, không có điểm mẫu CĐS nào tốt hơn là các Khu công nghiệp (KCN) số. Vì vậy, phát triển các KCN số nên được ưu tiên hàng đầu.
Phương pháp giáo dục truyền thống có nhiều hạn chế, trong đó, nổi bật hơn cả là hạn chế về phương pháp và chương trình giáo dục, về áp lực từ thành tích học tập và sự thiếu tự chủ của học sinh, về cơ sở vật chất và hạn chế trong quản lý nhà trường.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (BQL) là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh.
Ở một nước có biển, cảng biển là cửa ngõ giao thương quan trọng với quốc tế. Trong hệ thống logistics quốc gia, các cảng biển đóng vai trò là các nút đầu mối, trong đó, cảng cửa ngõ quốc gia (national gateway) là đầu mối trung tâm. Vì thế, muốn cải thiện năng lực và hiệu quả của hệ thống logistics quốc gia thì trước tiên cần hiện đại hóa cảng biển, quan trọng nhất là cảng cửa ngõ quốc gia.
Xây dựng đại học số là đề tài đang được nhiều trường đại học trong cả nước quan tâm. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau cho mục đích này. Dưới đây là một cách, chúng tôi chia sẻ để bạn đọc tham khảo.
Trên thế giới, người ta xem tự động hóa là biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (CMCN 3), còn thông minh hóa là linh hồn của CMCN 4. Về cơ bản, chuyển đổi số (CĐS) là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa.
Nhiều chuyên gia khẳng định trong khoảng 10 năm tới, trong quá trình chuyển đổi số, các xu hướng sau sẽ đóng vai trò chủ đạo. Vậy đâu sẽ là hướng đi phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Trong nhiều chục năm qua, canh tác vô cơ nhằm tạo ra năng suất cao, sản lượng lớn để đáp ứng nhu cầu chống đói của xã hội sau những năm chiến tranh dần dần bộc lộ mặt trái của nó. Đó là các sản phẩm canh tác vô cơ không an toàn đối với sức khỏe của con người. Một phần do quán tính, quá trình sạch hóa thực phẩm diễn ra khá chậm. Vì thế mới gây bức xúc trong xã hội. Bài viết này không có ý mổ xẻ nguyên nhân của chuyện rau bẩn hay sạch mà muốn đóng góp giải pháp để chung tay cùng giải quyết triệt để vấn nạn này.
Việc số hóa di sản được triển khai sớm nhất ở nước ta có lẽ là từ năm 1993 do Trung tâm Tư liệu tin học, thành phố Hồ Chí Minh (một dự án hợp tác với Cộng đồng châu Âu – EC) thực hiện. Là một chuyên gia công nghệ, đồng thời nguyên lãnh đạo Trung tâm Tư liệu tin học và Ngân hàng dữ liệu TP.HCM, bài viết dưới đây của ông Nguyễn Tuấn Hoa đã đưa ra góc nhìn khá thú vị về câu chuyện số hóa di sản tại Việt Nam.