Hiện nay, các cơ quan nhà nước đang nỗ lực “Xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số”. Việc này tưởng như một quá trình kế tiếp, xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) để có thể tiếp cận chính quyền số (CQS) một cách phù hợp nhất. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sự việc không đơn giản như vậy, vì CQĐT và CQS là hai khái niệm có cách tiếp cận, mục tiêu, phương pháp xây dựng, công nghệ áp dụng và cách thức vận hành khác nhau.
Ngày nay, trong kỷ nguyên số, khoa học công nghệ (KHCN) đóng vai trò trung tâm. Vì vậy, tất cả các tỉnh, thành đều cần định hướng, tổ chức triển khai, giám sát và thúc đẩy các ứng dụng KHCN vào thực tế, đặc biệt là các tiến bộ KHCN mang tính thời đại vào các lĩnh vực then chốt của địa phương. Tuy vậy, hầu hết các Sở KHCN của chúng ta hiện nay đều lúng túng trong việc xây dựng hệ thống các đề tài.
Chuyển đổi số (CĐS) là quá trình chuyển đổi từ phương thức sản xuất tự động hóa sang phương thức sản xuất thông minh hóa. Tự động hóa là hình thái sản xuất đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (CMCN 3) còn thông minh hóa là hình thái sản xuất đặc trưng của CMCN 4. Như thế, cũng có thể nói CĐS là quá trình chuyển từ CMCN 3 sang CMCN 4.
Chuyển đổi số là quá trình tất yếu khách quan. Xây dựng đại học số cũng là tất yếu. Đối với trường đại học Luật Tp HCM, xây dựng đại học số vừa là mục tiêu tự thân của nhà trường, vừa là trách nhiệm với xã hội vì đây là nơi đào tạo lực lượng trực tiếp tham gia phổ biến, thực thi và phát triển pháp luật của đất nước.
Theo quy định của Bộ Tài chính, hóa đơn điện tử phải phát hành ngay khi bán lẻ xăng dầu cho khách tại tất cả các cây xăng. Việc này nếu làm thành công sẽ mang lại những lợi ích to lớn, như kiểm soát được chính xác lượng xăng bán ra hàng ngày trên cả nước, thống kê được mức độ sử dụng xăng dầu theo các nhóm đối tượng khác nhau (xe máy, ô tô,…), xác định được nhu cầu sử dụng xăng dầu ở từng khu vực dân cư.
Giai đoạn 2024 – 2030 và những năm tiếp theo chứng kiến những thay đổi to lớn và quan trọng ở nước ta vì đây là giai đoạn chuyển hóa giữa hai phương thức sản xuất là tự động hóa và thông minh hóa. Những thay đổi lớn nhất được dự báo sẽ hiện diện trong các lĩnh vực sau.
Thực tế cho thấy, mức độ thông minh hóa (máy làm thay người) trong bộ máy chính phủ sẽ tăng dần theo cấp độ trưởng thành số của chính phủ, nhưng không thể thay thế hoàn toàn con người. Vì thế, cả Chính phủ điện tử (CPĐT) và Chính phủ số (CPS) sẽ cùng tồn tại với xu thế nghiêng dần sang CPS hay “thấm dần tinh thần số” trong một thời gian dài nhiều chục năm nữa.
Điều khiển học là ngành khoa học nghiên cứu về cơ chế điều khiển trong các cơ thể sống, các hệ thống kỹ thuật và các tổ chức xã hội. Trong khuôn khổ bài này chúng ta chỉ đề cập tới cơ chế điều khiển trong các tổ chức xã hội như các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội,… và gọi chung là các tổ chức (organization).
Chuyển đổi số (CĐS) là một quá trình tất yếu khách quan, muốn hay không thì nó cũng diễn ra. Từ những cuộc tiếp xúc với hàng ngàn người thuộc đủ mọi tầng lớp, lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền, người viết nhận ra có nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về CĐS, có người thích, có người không thích CĐS và có cả những người khác nữa. Mỗi người có ý kiến riêng của mình. Vậy, họ là ai?
Chuyển đổi số (CĐS) là con đường giải thoát ngoạn mục cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) khỏi những hạn chế và phát huy mạnh mẽ những ưu điểm của mình. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có sự tham gia của chuỗi liên kêt số. Chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa đã phân tích rõ hướng đi này trong bài viết dưới đây.
Quá trình chuyển đổi số (CĐS) đang diễn ra rộng khắp nhưng hình như thiếu hình mẫu hội tụ. Thực tế cho thấy, về mọi mặt, không có điểm mẫu CĐS nào tốt hơn là các Khu công nghiệp (KCN) số. Vì vậy, phát triển các KCN số nên được ưu tiên hàng đầu.
Phương pháp giáo dục truyền thống có nhiều hạn chế, trong đó, nổi bật hơn cả là hạn chế về phương pháp và chương trình giáo dục, về áp lực từ thành tích học tập và sự thiếu tự chủ của học sinh, về cơ sở vật chất và hạn chế trong quản lý nhà trường.