Vì sao nói người dùng iPhone là nô lệ kỹ thuật số?

Ngày càng nhiều nhà phát triển lên tiếng chống lại Apple vì mức phí cao trên App Store, cũng như cách Apple đối xử với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, nhà phát triển ứng dụng. Ảnh: @Pixabay.

Một nhà sáng lập Telegram cho biết, việc phát triển phần mềm ứng dụng cho Apple giống như đang làm việc ở thời Trung cổ, và gọi bất kỳ ai sử dụng iPhone cứ như "nô lệ kỹ thuật số" trong bối cảnh Apple bị cáo buộc nhún nhường để Trung Quốc giám sát.

Pavel Durov là người sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram. Mới đây, ông đã chia sẻ vài thông tin mới nhất, đáp lại sau cuộc điều tra của New York Times về mối quan hệ của Apple với Trung Quốc gần đây. Các bình luận được đưa ra trên kênh Telegram công khai của Durov và được tổng hợp chia sẻ bởi một báo cáo từ trang Android Central.

Pavel Durov nói: “Apple rất hiệu quả trong việc theo đuổi mô hình kinh doanh khắc nghiệt của họ, dựa trên việc bán phần cứng lỗi thời, đắt đỏ cho những khách hàng bị khóa chặt trong hệ sinh thái nền tảng hệ điều hành hay kho ứng dụng độc quyền của họ”.

“Mỗi lần tôi phải sử dụng iPhone để kiểm tra ứng dụng iOS của mình, tôi cảm thấy như bị quay trở lại thời Trung cổ. Màn hình 60Hz của iPhone không thể cạnh tranh với màn hình 120Hz của điện thoại Android hiện đại hỗ trợ hình ảnh động mượt mà hơn rất nhiều”.

Không rõ chỉ số 120Hz so với 60Hz có liên quan gì tới ứng dụng Telegram messenger. Thế nên, tuyên bố “lỗi thời” này cũng đáng nghi ngờ, vì bộ chip xử lý A-series của Apple vẫn tốt hơn bất cứ thứ gì mà Android có được. Nhận xét của ông không chỉ giới hạn ở phần cứng của Apple.

Ông Pavel Durov còn nói: “Bạn chỉ được phép sử dụng các ứng dụng mà Apple cho phép bạn cài đặt thông qua App Store của họ và bạn chỉ có thể sử dụng iCloud của Apple để sao lưu dữ liệu của mình”.

“Không có gì ngạc nhiên khi cách tiếp cận độc tài của Apple được Trung Quốc đánh giá cao như vậy, vốn dĩ Apple theo luật định Mỹ là phải có toàn quyền kiểm soát các ứng dụng và dữ liệu của tất cả người dùng của họ dựa vào iPhone, nhưng không hiểu vì lý do gì mà Apple lại sẵn sàng trao quyền này cho Trung Quốc”, Durov nói thêm.

Chia sẻ sâu hơn về vấn đề này, giới mộ điệu công nghệ tin rằng, Apple nhượng bộ như vậy để mong được bán hàng dễ dàng tại Trung Quốc, bởi đây cũng là một thị trường béo bở mà Apple không thể nào bỏ qua được.

Người sáng lập Telegram có rất nhiều lý do để chống lại Apple. Cụ thể, vào cuối tháng 7/2020, Telegram nộp đơn khiếu nại Apple lên cơ quan chống độc quyền của châu Âu, yêu cầu cho phép người dùng tải ứng dụng Telegram ngoài App Store. Vào thời điểm đó, Apple vẫn liên tục phủ nhận các cáo buộc về hành vi phi cạnh tranh của mình. Trong  một buổi điều trần trước Quốc hội, CEO Apple, Tim Cook khẳng định, dù cho rằng việc theo dõi sát sao App Store là “điều hợp lý và phù hợp” nhưng vẫn lên tiếng bảo vệ hoạt động kinh doanh của công ty mình. Ông cho biết, Apple tin vào việc “cạnh tranh là một đức tính tuyệt vời thúc đẩy sự sáng tạo”.

Vì sao nói người dùng iPhone là nô lệ kỹ thuật số? - apple 1 3
Ảnh: @Pixabay.

Cùng chung quan điểm với Pavel Durov, trong bối cảnh phiên tòa Epic Games kiện Apple đang diễn ra, Giám đốc pháp lý của Spotify, ông Horacio Gutierrez đã gọi Apple là kẻ bắt nạt tàn nhẫn sử dụng sự thống trị của mình để gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh khác nhau trên thị trường.

Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Spotify từng đệ đơn kiện chống độc quyền nhắm vào Apple lên Liên minh châu Âu EU, khi cáo buộc rằng nhà sản xuất iPhone gây hại đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, và bóp nghẹt sự sáng tạo thông qua các quy định ràng buộc trên App Store.

Trong đó, Spotify đặc biệt khó chịu với mức hoa hồng 30% phải trả cho Apple mỗi khi người dùng thực hiện thanh toán qua App Store. Theo Spotify, mức thuế này được thiết kế để gây hại cho các dịch vụ streaming đang cạnh tranh với chính dịch vụ của Apple.

Nếu Spotify trả mức phí này, họ sẽ phải cố tình đẩy mức giá của mình lên cao hơn mức giá của Apple Music. Nhưng nếu họ không trả, Apple sẽ áp dụng một loạt các hạn chế về kỹ thuật và trải nghiệm để làm giảm trải nghiệm của Spotify.

Apple cũng được cho là “thường xuyên chặn các nâng cấp nhằm cải thiện trải nghiệm của Spotify “, bao gồm việc ngăn Spotify và các đối thủ khác có thể cạnh tranh với dịch vụ của Apple.

“Các quy tắc của Apple bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ phát nhạc trực tuyến, bằng cách tăng chi phí của các nhà phát triển ứng dụng phát trực tuyến âm nhạc cạnh tranh. Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng trả giá cao hơn cho đăng ký nhạc trong ứng dụng của họ trên thiết bị iOS”, Ủy Ban Châu Âu từng nhận định.

Trong một bài báo đăng trên tờ The Wall Street Journal, Gutierrez nói rằng “Hành vi Apple trong việc bóp nghẹt các đối thủ cạnh tranh là nghiêm trọng và có sức ảnh hưởng chưa từng có”, với cuộc chiến Epic Games như một bằng chứng cho thấy, Spotify không còn đơn độc khi là nạn nhân của gã khổng lồ công nghệ Cupertino.

Có thể bạn quan tâm
Kingston công chiếu phim ngắn Sức mạnh kí ức

Phim ngắn Memories Empower (Sức Mạnh Kí Ức), tiết lộ hành trình tự chữa lành bản thân thông qua những hồi ức là chiến dịch định vị thương hiệu mới của Kingston với thông điệp Kingston Is With You (Kingston Luôn Bên Bạn).

Lơ là bảo vệ mật khẩu là mở cửa mời hacker vào ngôi nhà trực tuyến của mình

Ba tháng đầu năm 2021, Kaspersky đã ngăn chặn hơn 25% sự cố đánh cắp mật khẩu trong khu vực Đông Nam Á, so với cùng kỳ 2020. Trong đó, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu về số lượng các vụ đánh cắp.

Từ tháng 6 này, nghe nhạc Apple Music sẽ hay hơn mà không thêm phí

Sau một loạt các rò rỉ, Apple đã chính thức công bố các công nghệ âm thanh mới trên Apple Music, gồm Spatial Audio với Dolby Atmos và âm thanh lossless.

WHO cảnh báo: nguy cơ tử vong với những người làm việc trên 55 giờ/tuần

Làm việc nhiều giờ đang giết chết hàng trăm nghìn người mỗi năm, và tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn do suy thoái kinh tế, và sự gia tăng làm việc linh hoạt trong đại dịch Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo.

Cuộc thi D-Open khởi động mùa 2, chủ đề Việt Nam Phản Chiếu – Vietnam Reflection

Cuộc thi vẽ kỹ thuật số (Digital Painting) D-Open mùa thứ hai, dành cho các bạn trẻ ở độ tuổi từ 15 đến 30, sẽ được diễn ra từ ngày 24/5 – 17/7/2021.

500 năm những món quà của người da đỏ vẫn giá trị

Bạn có biết trong ngôi nhà của bạn, trên bàn ăn của bạn, với sức khỏe của bạn, với những món đồ công nghệ thời thượng bạn đang cầm… đều có một phần là tặng phẩm của người da đỏ, những món quà được trao từ một lịch sử bi tráng.

TikTok cấm trẻ “dưới 13 tuổi” sử dụng sau khi cô bé 10 tuổi người Ý dùng thắt lưng siết cổ vì đu trend

Mạng xã hội chia sẻ video TikTok đã xóa hơn 500.000 tài khoản ở Ý, sau sự can thiệp của cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu nước này vào đầu năm nay.

Hành trình một startup Việt xây dựng game Axie Infinity trên nền tảng blockchain được tỷ phú Mỹ rót vốn 7,5 triệu USD

Sky Mavis, startup Việt đứng sau trò chơi áp dụng nền tảng blockchain vừa được tỷ phú Mark Cuban và một số nhà đầu tư rót vốn 7,5 triệu USD. Và 2 trong 3 người đồng sáng lập của Sky Mavis là CEO Trung Nguyễn – một cái tên không hề xa lạ với giới công nghệ Việt.

Google Cloud giúp huấn luyện viên chọn cầu thủ vào đội tuyển bóng đá

Trước thềm EURO 2020 sẽ diễn ra vào mùa hè năm nay (bị dời do đại dịch Covid-19), HLV tuyển Anh Gareth Southgate đang cố gắng theo dõi sát sao những cầu thủ triển vọng nhất của mình.

Ngôi nhà mơ ước với các thiết bị gia dụng thời thượng Bespoke Home của Samsung

Ngày càng đa năng, các dòng thiết bị gia dụng còn được Samsung thiết kế thời thượng hơn, đặc biệt là với dòng tủ lạnh Bespoke được thiết kế dạng mô-đun cho phép người dùng tùy chỉnh theo sở thích.