Không chỉ phần cứng mà cả phần mềm cơ bản cũng hưởng lợi khi Apple chuyển sang bộ xử lý ARM trên máy Mac. Và động thái này cũng mang lại lợi thế cho cả công ty lẫn người tiêu dùng.
Apple đã sắp xếp một cách cẩn thận tất cả những điều cần thiết trong công cuộc di chuyển từ bộ xử lý Intel sang ARM. Đây được xem là bước chuyển mình lớn cho hệ sinh thái Mac và những lợi ích mà ARM mang lại, sẽ khiến mọi người sớm quên đi các cỗ máy Mac dựa trên Intel hiện nay.
Mang tin vui đến phân khúc tầm thấp
Intel luôn tập trung vào việc phát triển các bộ xử lý hiệu năng cao cho các sản phẩm phân khúc cao hơn, tuy nhiên lịch sử của Apple lại không hoàn toàn ủng hộ điều này. Đó là lý do tại sao Intel đang tìm cách thay đổi mình trong vài năm qua, nhưng hết lần này sang lần khác, sự mong đợi đối với chip hiệu quả cao của Intel luôn kéo theo nỗi thất vọng.
Trong các thử nghiệm nội bộ của mình, Apple đã ghi nhận máy Mac sử dụng bộ xử lý dựa trên ARM cung cấp hiệu năng tốt hơn 90% so với của Intel. Đồng thời, vì nhiều lý do kỹ thuật mà bộ xử lý ARM cũng tạo nhiệt ít hơn so với của Intel khi ở mức hiệu năng tương tự.
Chỉ riêng những lợi thế này của ARM đã đủ khiến Apple quyết định di chuyển từ Intel sang ARM. Các máy Mac mới sử dụng chip mới sẽ nhanh hơn và mạnh hơn, đồng thời chúng có thể tăng tốc xung nhịp nhanh hơn mà không làm cho máy chạy quá nóng.
ARM đã từng thể hiện rất tốt cho macOS
Trước khi chuyển sang bộ xử lý ARM, Apple cũng đã thử lửa nền tảng ARM ngay trên các mẫu Mac mà họ tung ra trong quá khứ. Đó là MacBook Pro với Touch Bar được ra mắt vào năm 2016 đi kèm chip ARM T1, và sau đó là ARM T2 trên iMac Pro vào năm 2017. Cả hai thứ này đều liên quan đến bảo mật vì chúng xử lý Touch ID và dữ liệu an ninh.
Đặc biệt trong số này, chip T2 lại mang đến những lợi ích khác mà Apple chưa phát huy, nhưng lại cực kỳ có ý nghĩa đối với hiệu suất tổng thể. Ví dụ, chip T2 đảm nhận nhiệm vụ xử lý âm thanh và một số công việc mã hóa video từ chính CPU của Mac. Kết quả là máy Mac có chip T2 chạy nhanh hơn cho các công việc nhờ sử dụng quy trình giảm tải.
Kiểm soát toàn bộ Mac tốt hơn
Trong suốt lịch sử của mình, Apple đã cố gắng làm mọi thứ mà mình có thể. Đó không chỉ là một cái tôi của công ty mà đó là chính sách với những lợi thế quan trọng: kiểm soát cả hệ điều hành và phần cứng mà công ty có thể triển khai đồng thời.
Lấy ví dụ với Microsoft. Công ty không thể kiểm soát cả Windows và PC, khiến nền tảng WinTel gặp nhiều hạn chế. Nền tảng WinTel có hàng tá công ty tham gia với hàng trăm ứng dụng riêng và vô số thiết bị ngoại vì nhưng lại không có tiếng nói chung. Ngay cả khi công nghệ phần cứng mới được phát triển, sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiếp cận với mọi nhà sản xuất máy tính. Dù có hàng triệu máy tính được tạo ra, đó lại là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau với một nền tảng Windows duy nhất.
Apple đã tránh điều đó rất tốt, ngoại trừ việc vẫn phải phụ thuộc vào nhà sản xuất bộ xử lý. Trước khi Intel trở thành nhà cung cấp bộ xử lý cho tất cả máy Mac, Apple từng chọn mặt gửi vàng cho bộ xử lý Motorola và PowerPC. Giờ đây với ARM và kinh nghiệm phát triển bộ xử lý riêng trong một thời gian dài qua iPhone và iPad, Apple có thể tự tin thiết kế bộ xử lý ARM cho Mac. Từ đó, Apple có thể từng bước kiểm soát Mac tốt hơn, cả phần cứng lẫn phần mềm.
Kế hoạch ấp ủ trong nhiều năm
Apple luôn nổi tiếng với các nhiệm vụ bí mật đến phút chót. Đó là lý do khi Steve Jobs công bố chọn Intel làm nhà cung cấp bộ xử lý cho Mac OS X vào năm 2005, ông cho biết kế hoạch chuyển đổi này đã được chuẩn bị trong nhiều năm, thậm chí các báo cáo sau đó cho biết điều này đã diễn ra ngay cả trước khi Apple mua lại NexT.
Vì vậy, chắc chắn Apple đã thử nghiệm với máy Mac dựa trên ARM trong một thời gian. Tuy công ty không thừa nhận điều này nhưng dựa vào những gì đã thể hiện trong thời gian qua, rõ ràng Apple đã sẵn sàng chuẩn bị cho sự chuyển đổi này. Ví dụ, Apple đã từ bỏ hỗ trợ ứng dụng 32 bit trên macOS Catalina, hay cung cấp phần mềm Xcode để hỗ trợ các nhà phát triển tạo ứng dụng chung cho cả Mac và iOS mà không cần phải suy nghĩ đến các công nghệ khác nhau.
Giống như khi chuyển sang Intel, việc chuyển sang ARM mới có nghĩa là Apple đã quyết định bỏ lại các nỗ lực mà mình đã làm trong quá khứ, cho dù lên đến cả thập kỷ, để bắt đầu tiến lên một cơ sở mã hoàn toàn mới mà theo họ là tốt hơn, có lợi hơn.
Liệu còn khó khăn nào?
Dựa vào những gì đã làm trước đó khi chuyển đổi bộ xử lý, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Apple sẽ xử lý tốt công việc của mình. Tuy nhiên, quá trình này ít nhiều còn phụ thuộc vào sự chấp nhận hỗ trợ từ các công ty lớn khác, mà tiêu biểu là Microsoft và Adobe.
Như đã biết, khi iPad bắt đầu xuất hiện, Microsoft đã trì hoãn việc tạo ra một ứng dụng tương thích. Còn với Adobe, công ty từng trì hoãn việc chuyển phần mềm từ hỗ trợ PowerPC sang Intel. Tuy nhiên, vị thế của Apple giờ đây đã khác, đặc biệt khi cả Microsoft và Adobe hiện đang tích cực phát triển các ứng dụng cho iOS và dành nhiều tài nguyên quan trọng cho nền tảng này. Vì vậy, sẽ không bất ngờ nếu cả Microsoft và Adobe đều tiếp cận sớm với việc tung ứng dụng riêng cho các hệ thống Mac dựa trên ARM ngay khi chúng xuất hiện.
Vẫn chưa thể chuyển đổi “một sớm một chiều”
Cho dù có những lợi thế rõ ràng nhưng một lần nữa, đây là một giai đoạn chuyển tiếp và có thể cần một thời gian dài mới hoàn tất. Ngay cả khi đã chuẩn bị rất tốt nhưng khi nhìn vào Steve Jobs mất hai năm để hoàn thiện việc chuyển đổi Mac sang bộ xử lý Intel, có lẽ người lạc quan nhất cũng chỉ hy vọng Tim Cook hoàn tất việc chuyển đổi trong vòng 18 tháng.
Điều này càng trở nên đặc biệt khi Apple mới chỉ vừa ra mắt máy tính hiệu năng cao nhất từ trước đến nay, Mac Pro. Sẽ thật khó để Apple chuyển đổi ngay một cỗ máy như Mac sang ARM trong thời gian ngắn, điều mà công ty có thể làm tốt với các cỗ máy ở phân khúc tầm thấp hoặc tầm trung. Kết quả là, Apple có thể tiếp tục bán những chiếc máy Mac dựa trên bộ xử lý Intel trong một thời gian nữa cho đến khi việc di chuyển chính thức hoàn tất.
Ở thời điểm hiện tại, dấu hỏi đặt ra lớn nhất đối với kế hoạch của Apple chính là công ty sẽ giới thiệu cỗ máy Mac nào dựa trên ARM đầu tiên. Có khả năng cao đó sẽ là một MacBook Pro vì Apple bán nhiều máy tính xách tay hơn máy tính để bàn, và công ty muốn bộ xử lý ARM tạo nên sự nổi bật. Sau đó, bộ xử lý ARM sẽ đến với các sản phẩm phân khúc thấp hơn như MacBook Air. Đến thời điểm đó, sẽ rất thú vị để xem Apple sẽ phân tách các sản phẩm MacBook ra sau, vì Air và Pro là hai dòng sản phẩm hướng đến đối tượng người dùng khác nhau.
Nhìn chung, đó là một kế hoạch cần thời gian, và người tiêu dùng sẽ phải chờ trong nhiều năm để sẵn sàng tiếp cận với MacBook dùng chip ARM. Dù sớm hay muộn, chắc chắn người dùng sẽ vô cùng thích thú khi biết lợi ích từ những sản phẩm này mang lại.
An Nhiên
Sony vừa tung ra ra thị trường mẫu tai nghe Truly Wireless WF-XB700, cùng chương trình ưu đãi khi đặt trước sản phẩm trong khoảng thời gian từ 15/6 – 25/6.
Ngày 8/6/2020, D-Open – cuộc thi vẽ Digital Painting thường niên do Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam – Comic Media Academy tổ chức chính thức khởi động mùa 1 với chủ đề “Tái Sinh”.
Chụp ảnh động vật vốn là một chủ đề tương đối khó bởi nhiếp ảnh gia phải thật sự kiên nhẫn và có hiểu biết về đối tượng chụp. Ngựa vốn rất quen thuộc với loài người, tuy nhiên việc chụp được các bức ảnh của chúng cũng không phải điều mà nhiếp ảnh gia nào cũng thực hiện được.
Ngay cả khi Apple chưa đưa ra thông báo chính thức, về cơ bản chúng ta đã biết mọi thông tin về mẫu tai nghe over-ear sắp ra mắt của công ty với tên gọi AirPods Studio.
Lễ hội âm nhạc văn hóa Hàn Quốc trực tuyến lớn nhất KCON:TACT 2020 Summer sẽ được trực tiếp độc quyền trên chương trình Shopee Live Kpop Fest từ 20 đến 26/6
Từ việc thích tự làm làm đẹp cho hệ thống PC đầu tiên được sở hữu khi bước chân vào giảng đường đại học, Sơn đã từng bước xây dựng thương hiệu Sơn Gầy Custom chuyên làm đẹp và chế tạo thùng máy tính theo yêu cầu.
Từ việc thích tự làm làm đẹp cho hệ thống PC đầu tiên được sở hữu khi bước chân vào giảng đường đại học, Sơn đã từng bước xây dựng thương hiệu Sơn Gầy Custom chuyên làm đẹp và chế tạo thùng máy tính theo yêu cầu.
Ứng dụng ngoài việc chăm sóc sức khoẻ thú cưng theo lịch lên sẵn hàng ngày, người dùng cũng có thể khai báo và tìm thấy khi lạc mất thú cưng với tỉ lệ cao thông qua chứng minh thư số và mã code QR.
Ứng dụng ngoài việc chăm sóc sức khoẻ thú cưng theo lịch lên sẵn hàng ngày, người dùng cũng có thể khai báo và tìm thấy khi lạc mất thú cưng với tỉ lệ cao thông qua chứng minh thư số và mã code QR.
Báo cáo mới đến từ GizChina hôm 5/6 cho thấy, hơn 13.500 smartphone Vivo ở Ấn Độ đã chạy cùng số IMEI – hay Nhận dạng thiết bị di động quốc tế – là mã gồm 15 chữ số duy nhất cho phép phân biệt giữa nhiều thiết bị.