Về Gáo Giồng hưởng hương vị rừng

Giữa Đồng Tháp Mười có một khu du lịch sinh thái nghe rất lạ tai: Gáo Giồng. Một ngày tận hưởng thiên nhiên hoang sơ nghe vọng cổ, ăn cá đồng nướng còn gì tuyệt hơn...

Về Gáo Giồng hưởng hương vị rừng -

Du khách tham quan rừng tràm – khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp – Ảnh: Hoàng Thạch Vân


Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nằm trong khu rừng tràm thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Hai bên đường đến Gáo Giồng là đồng ruộng, xen kẽ những cụm vườn nhỏ, nhà cửa thưa thớt nằm dọc theo những dòng kênh nước đục ngầu phù sa. Cảnh vật yên ắng, hoang sơ.

Du thuyền giữa rừng tràm

Vừa đến Gáo Giồng, du khách được mời những món đặc sản làm từ sen như uống trà tim sen, ăn hột sen rang mà không sợ nhầm… đồ giả. Trước khi vào thăm vườn chim, khách được mời lên đài quan sát cao 18m dùng ống nhòm quan sát gần như toàn bộ vườn chim giữa những cánh rừng tràm bạt ngàn xanh thẳm.

Gáo Giồng được chia thành bốn khu với trên 70km kênh phân lô, 20km đê bao khép kín. Khu du lịch hiện có 15 chiếc xuồng composite đưa khách tham quan xuyên qua rừng tràm đến sân chim Gáo Giồng. Còn thú vị nào bằng ngồi trên xuồng đi tham quan cùng các cô thôn nữ duyên dáng trong bộ áo bà ba, khăn rằn quấn cổ, nón lá che nghiêng.

Cả đi và về mất chừng 40-50 phút trên một quãng đường kênh dài hơn 2km xuyên rừng tràm. Xuồng đi êm ru qua các con kênh liêu phiêu những vạt bèo cám xanh như thảm cỏ, bông tràm trắng đung đưa tỏa hương thơm ngát. Không gian hoang sơ, tĩnh lặng khiến lòng người bất chợt thấy tĩnh tại.

Về Gáo Giồng hưởng hương vị rừng -

Mùa nước nổi ở Gáo Giồng – Ảnh: H.T.V.

Về Gáo Giồng hưởng hương vị rừng -

Cánh cò trên quê hương Đồng Tháp – Ảnh: H.T.V.


Sân chim có nhiều loài đặc trưng của miền đồng bưng như: trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, vịt trời, diệc, điên điển… Đặc biệt có loài diệc lửa và nhan điển – hai loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, nhưng nhiều nhất vẫn là loài cò trắng kêu vang táo tác khi bị những chiếc xuồng làm xáo động. Rừng tràm Gáo Giồng hiện nay được xem là vườn cò lớn nhất ở khu vực Đồng Tháp Mười. Tuyệt nhất có lẽ là bức tranh thiên nhiên sống động vào sớm bình minh hay buổi hoàng hôn nắng úa cuối chân trời…

Vào mùa nước nổi, những lung sen xanh bạt ngàn được điểm xuyết bằng những cánh hoa sen màu hồng phấn lãng mạn. Nếu may mắn, du khách sẽ bắt gặp khung cảnh hàng trăm con trích thư thả nhổ những nõn cỏ năn tươi non, thi thoảng cao hứng xập xòe những vũ điệu đẹp mắt mà các tay săn ảnh thực thụ cũng không dễ có được khoảnh khắc hiếm hoi này.

Về Gáo Giồng hưởng hương vị rừng -

Đầm sen trong khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp – Ảnh: H.T.V.


Nghe vọng cổ, ăn cá nướng

Giữa thiên nhiên phóng khoáng và hoang sơ, bất chợt câu vọng cổ ngọt lịm đầy truyền cảm của các cô thôn nữ mộc mạc cất lên. Thiên nhiên nơi đây sẽ đãi khách món cá lóc nướng cuốn lá sen non, mùi vị khó quên. Món ngon vùng này không đâu sánh bằng, bởi hương thơm của lá sen non tươi mới hái quyện với vị ngọt của cá lóc tươi mới bắt lên sẽ đánh thức mọi xúc giác của thực khách.

Kinh nghiệm của người dân ở đây là cá lóc tươi rửa sạch cho vào thau rồi rải đều lớp muối hột lên trên, đậy kín lại cá sẽ vùng vẫy và tự rửa sạch chất nhờn. Cho cá lên bếp than hồng nướng, nhớ xoay trở cá cho chín đều.

Khi lá cháy hết cũng là lúc cá chín. Cá chín nhờ hơi nóng của lá sen còn tươi tỏa ra như hấp. Cách nướng này không làm da cá bị cháy khét như nướng trui. Phải cuốn cá với lá sen non (thay cho bánh tráng), với các loại rau ghém, bún, thịt ba rọi xắt bản mỏng, tôm tép lột, chấm cùng mắm nêm được pha chế cho vừa ăn.

Bạn sẽ cảm nhận da cá vừa béo vừa giòn, thịt cá ngọt, thơm bùi, ruột cá đắng dịu, vị lá sen non chát nhẹ, thoang thoảng mùi hương sen. Món đặc sản này rất hấp dẫn đã làm nhiều khách ra về rồi vẫn phải “tương tư”.

Về Gáo Giồng hưởng hương vị rừng -

Chòi sàn giữa thiên nhiên hoang sơ – Ảnh: Đ.H.T

Về Gáo Giồng hưởng hương vị rừng -

Đặc sản cá lóc nướng cuốn lá sen non



Từ TP.HCM du khách theo quốc lộ 1 (đường cao tốc) về miền Tây, đến đoạn Tân An (vừa qua sông Vàm Cỏ Tây), rẽ phải vào quốc lộ 62 tới thị trấn Tân Thạnh, rồi theo đường 829 đi tiếp. Sau đó nhập vào đường 844, đi thêm chừng 15km rẽ trái lên cầu, thêm 700m rẽ phải sẽ tới Gáo Giồng. Đường thoáng, khá dễ đi.

Nếu từ Cần Thơ, du khách đi qua cầu Mỹ Thuận chừng 7km đến ngã ba An Hữu rẽ vào quốc lộ 30 về huyện Cao Lãnh, rồi đi Gáo Giồng.

Theo TTCT

Ngọc Quý – Ước thành nhà thiết kế thời trang tài ba

Thời gian này nếu có dịp ghé trường THPT Phước Long, Q.9, TP.HCM, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy một cô bé có khuôn mặt rất xinh và cao lêu nghêu nổi bật giữa đám đông học sinh, hãy mạnh dạn đến làm quen vì chắc hẳn đó chính là Ngọc Quý – cô người mẫu tuổi teen có đôi chân dài kỷ lục 1,15m mà báo chí đã nhiều lần nhắc đến. Ngọc Quý hiện đang học lớp 12 nơi đây.

Bưng biền giữa lòng phố thị

“Mình là dân Sài Gòn chánh tông, nói chuyện bưng biền người ta cười nắc nẻ kêu “nổ”. Ai cũng nghĩ thành phố toàn cao ốc, đại lộ sáng đèn chớ đâu biết tụi tui toàn sống nhờ con cua, con tép… Bàn chân từ nhỏ đến giờ phần lớn lấm bùn, mấy khi được ngồi xe hơi. “Đưa cay” miếng mồi đồng quê này nè, rồi tui kể tiếp mà nghe”. Lão nông Tư Sỹ khều đũa, gắp cho khách khúc đuôi con lịch sông hấp còn bốc khói. Nói đoạn, ông ngửa cổ, tợp ngụm rượu đánh ực rồi cười sang sảng giữa mênh mông ruộng đồng.

Mùa xuân đi trẩy nước non Cao Bằng

Đã nghe, đã đọc nhiều về cảnh sắc tuyệt đẹp ở Cao Bằng, nào hang Pắc Bó, hồ Thăng Hen, nào thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao… Nhưng quả thật, một chuyến mắt thấy tai nghe giữa mùa xuân mới thấy sự tuyệt vời của danh thắng và cũng thật buồn cho du lịch Việt Nam.

Tình cây Thốt nốt và bầy Dơi

Bản thân mỗi sinh vật đều mang trong mình một sự kỳ diệu. Nếu xem xét chúng trong các mối tương quan, chắc hẳn bạn sẽ phát hiện rất nhiều điều kỳ thú. Chuyến du xuân dừng chân nghỉ lại nơi biên giới Việt – Cambodia, tôi đã mường tượng ra một mối tình không lời giữa cây Thốt nốt và loài Dơi.

Sông Đà – Hoang sơ còn một chút này

“Anh ở biên cương…”, câu hát ấy thôi thúc tôi tìm đến nơi con sông chảy vào đất Việt. Đã tới “đầu nguồn con nước” sông Hồng, sông Lô, lẽ nào không thể đến với sông Đà?

Dừng lại giữa freeway

Tôi vốn là người lười di chuyển. Hồi học đại học, trong khi bạn bè (vì lý do nào đó) cứ vài tháng chuyển nhà thì tôi cứ ở lỳ một chỗ. Không hẳn đó là một chỗ tốt, chỉ tại tôi ngại phải làm quen với mộ lộ trình mới. Đến khi ra trường đi làm, khoảng cách từ quê nhà đến Sài Gòn là quãng đường xa nhất tôi đi trong đời.

Chuyện những con kinh mang tên lạ

Sài Gòn những ngày giữa mùa khô, nắng nóng và nực nội. Mấy bữa nay trời nắng gắt, gió đứng, nhiệt độ ngoài trời gần bằng nhiệt độ cơ thể làm người ta ai cũng mỏi mệt. Mùa thi giữa năm học đã qua rồi, quả là vừa vui vừa mệt. Bữa ấy cha con nhà Út Cưng thủ thỉ, nơi thành phố chật chội, có ít ngày nghỉ giữa năm học sao mình không về miền Tây chơi nhỉ? Ờ ha, vui quá. Thế là một ngày đầu năm, cha con nhà Út rủ nhau khoác ba lô đi chơi, về với miền Tây sông nước thanh bình, nơi có nghĩa tình cùng những người nông dân quê có tấm lòng luôn rộng mở….

Viết theo dấu chân lữ khách

Sự sảng khoái trên hành trình viễn du của lữ khách thường có ý nghĩa đặc biệt trong chuyến đi đầu tiên, điểm đến mới nhất trong đời. Với tôi, không quan trọng điểm đến quen hay lạ, vấn đề là mình đã ngẫm nghĩ được điều gì mới khi chạm vào mảnh đất ấy, gặp gỡ những con người xa lạ, tiếp cận được cho dù một góc nhỏ nền văn hóa bản địa khác biệt.

Bí mật của diễn viễn Hải Hà

Chỉ mới vào nghề trong một thời gian ngắn, nhưng có lẽ do sở hữu một khuôn mặt xinh và đôn hậu nên Hải Hà cứ luôn được các đạo diễn giao vào vai các cô gái thông minh, xinh đẹp,giàu nghị lực.Mà phải công nhận Hải Hà diễn tốt thật dù chỉ đóng các vai phụ hoặc vai thứ chính. Các bạn có thể kiểm chứng nhận xét này qua các bộ phim mà Hà đã và đang đóng nhé (Tướng Nguyễn Bình, Cha và con, Không thể gục ngã, Sợi dây ái tình…).Giai phẩm số Xuân kỳ này, TH&NH sẽ tiết lộ đến bạn đọc nhiều điều thú vị hơn của nữ diễn viên trẻ tuổi này.

Củ tỏi Lý Sơn biết… nghe điện thoại

Với dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trong một nhóm đảo gồm một đảo lớn và hai đảo nhỏ, trong đó, một đảo lớn chứa trên hai mươi lăm ngàn cư dân và một đảo nhỏ chứa ngót nghét một ngàn cư dân, suốt ngày không có điện, chỉ bật sáng vào 5h chiều cho đến 11h đêm, mọi sinh hoạt, mưu tính của thế giới hiện đại gói gọn trong 7 tiếng đồng hồ ngắn ngủi. Từ điện thoại cho đến máy tính cũng chỉ gói gọn trong quĩ thời gian này. Và, cũng không biết tự bao giờ, người Lý Sơn hay nói đùa với nhau về chuyện củ tỏi biết nghe điện thoại.