Toyota xây thành phố thông minh ở núi Phú Sĩ làm “phòng thí nghiệm sống” xe tự hành

Trước đây, hãng Toyota đã công bố kế hoạch xây dựng một "thành phố của tương lai" gần núi Phú Sĩ tại Hội chợ Consumer Electronics Show - triển lãm công nghiệp công nghệ lớn hằng năm ngày 6/1 tại Las Vegas. Ảnh: @Toyota.

Toyota Motor Corp cho hay, họ đã bắt đầu khởi công xây dựng một thành phố thông minh dưới chân núi Phú Sĩ ở miền trung Nhật Bản để làm nơi thử nghiệm thực tế các công nghệ mới bao gồm robot và trí tuệ nhân tạo cho xe tự hành.

Woven Citythành phố thông minh rộng 70,8 ha đóng vai trò là nơi thí nghiệm thực tế xe tự hành

Phát biểu với các phóng viên, Akio Toyoda, chủ tịch Toyota, cho biết các chủ đề của Woven City là “trọng tâm là con người”, “phòng thí nghiệm sinh động” và “tiến hóa liên tục”, nhằm mục đích tạo ra một thành phố an toàn hơn, sạch hơn, vui vẻ hơn và học các bài học có thể được áp dụng trên toàn thế giới.

Khoảng 360 người, bao gồm cả nhân viên của Toyota ban đầu sẽ chuyển đến Thành phố Woven (Thành phố dệt), được xây dựng tại khu nhà máy cũ của Toyota rộng 70,8 ha ở Susono, tỉnh Shizuoka, tên gọi này gắn với sự khởi đầu của công ty với tư cách là một công ty sản xuất máy dệt. Thành phố có nhà ở cho các cư dân và các nhà nghiên cứu làm việc ở đây, tất cả chạy bằng điện từ pin nhiên liệu, lấy năng lượng từ phản ứng hydro-oxy, ngoài các tấm pin mặt trời.

Toyota xây thành phố thông minh ở núi Phú Sĩ làm "phòng thí nghiệm sống" xe tự hành - Woven 4
Ảnh: @Toyota.

Toyota mô tả thành phố thông minh này được điều hành bởi các công ty đối tác như gã khổng lồ viễn thông Nippon Telegraph và Telephone Corp, nó được xem như một “phòng thí nghiệm sống”, nơi sẽ thử nghiệm các phương tiện tự hành, robot và trí tuệ nhân tạo trong môi trường thực tế. Quan trọng hơn, Toyota cho biết họ sẵn sàng hợp tác với các công ty khác muốn sử dụng dự án làm nơi thử nghiệm công nghệ.

Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã ủy quyền cho kiến trúc sư người Đan Mạch Bjarke Ingels, người đã thiết kế Trung tâm Thương mại Thế giới 2 ở thành phố New York và trụ sở chính của Google ở California để lập kế hoạch bố trí thành phố.

Toyota xây thành phố thông minh ở núi Phú Sĩ làm "phòng thí nghiệm sống" xe tự hành - Woven 3
Ảnh: @Toyota.

Toyota cho biết các đường phố ở Thành phố Woven sẽ được chỉ định cho ba loại hình sử dụng: một loại dành cho xe hơi tự hành, một loại dành cho người đi bộ, và một loại dành cho những người sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân. Người dân được khuyến cáo di chuyển trong thành phố bằng “e-Palette”, xe điện hoàn toàn tự hành thân thiện với môi trường.

Toyota lần đầu giới thiệu khái niệm xe này năm 2019. Dòng xe e-Palette có khả năng phục vụ nhiều nhu cầu di chuyển khác nhau, như dịch vụ đi chung xe hay di chuyển trong bệnh viện, khách sạn… Xe sẽ được bố trí tại những trung tâm trong Woven City để hỗ trợ nhu cầu đi lại của người dân.

Bên cạnh đó, một tuyến đường ngầm sẽ được xây dựng để dành cho các loại phương tiện giao hàng tự động.

Toyota xây thành phố thông minh ở núi Phú Sĩ làm "phòng thí nghiệm sống" xe tự hành - Woven
Ảnh: @Toyota.

Các tòa nhà chủ yếu sẽ được làm bằng gỗ để giảm thiểu lượng khí thải carbon và các ngôi nhà sẽ sử dụng AI dựa trên cảm biến để kiểm tra sức khỏe của người cư ngụ.

Nó cũng sẽ có cảnh sát, dịch vụ cứu hỏa và cứu thương cũng như trường học, và nó có thể là nhà của nhân viên Toyota, người về hưu và những người khác, James Kuffner, giám đốc điều hành tại Viện nghiên cứu phát triển nâng cao của Toyota cho biết. Còn cư dân sẽ có robot trong nhà để hỗ trợ cuộc sống hàng ngày của họ, với các hệ thống AI dựa trên cảm biến theo dõi sức khỏe.

Giám đốc điều hành của nhiều nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã nói về việc các thành phố trong tương lai được thiết kế để cắt giảm khí thải – nguyên nhân góp phần gây ra biến đổi khí hậu từ các phương tiện và tòa nhà, giảm kẹt xe và công nghệ internet sẽ được ứng dụng sâu rộng vào cuộc sống hàng ngày.

Như vậy, dự án của Toyota là xây dựng một cộng đồng tương lai trên một diện tích 70.8  ha gần núi Phú Sĩ khẳng định một bước đi vượt xa những gì đối thủ khác chưa làm được. Kế hoạch này không chỉ cho thấy tham vọng của Chủ tịch Toyota, ông Akio Toyoda, mà còn khẳng định giá trị về tài chính và chính trị mà Toyota có thể mang về cho đất nước.

Tổng đầu tư và thời gian hoàn thành dự án hiện vẫn chưa được Toyota công bố.

Toyota xây thành phố thông minh ở núi Phú Sĩ làm "phòng thí nghiệm sống" xe tự hành - Woven 1
Ảnh: @Toyota.

Những dự án tương tự

Theo Le Figaro, khái niệm thành phố thông minh được biết tới từ năm 2009 do Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM (Mỹ) đề xuất, và được hiểu là mô hình thành phố ứng dụng công nghệ thông tin, AI để quản lý, nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.

Toyota là công ty mới nhất công bố về kế hoạch xây dựng thành phố thông minh. Tuy nhiên trước đó, nhiều chính phủ, công ty trên thế giới cũng từng công bố về các dự án tương tự.

Năm 2014, hãng công nghệ điện tử Panasonic của Nhật Bản đã tuyên bố xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Fujisawa, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản). Đại diện Panasonic cho biết, đây sẽ là thành phố tương lai cung cấp các giá trị phát triển bền vững khi ứng dụng nhiều phát minh mới trên lĩnh vực năng lượng, chiếu sáng, giao thông… Việc tiêu tốn nước sinh hoạt, điện và năng lượng tại thành phố thông minh này sẽ được tối ưu hóa. Ngoài chức năng để sinh sống, thành phố thông minh của Panasonic còn là một trung tâm dịch vụ cộng đồng với quán cà-phê, nhà hàng và các cơ sở hạ tầng để tổ chức hội thảo, sự kiện… Giới chuyên gia đánh giá, nếu xây dựng Fujisawa thành công, đây sẽ là một trong những đô thị an toàn nhất trên thế giới vì được trang bị các thiết bị giám sát hiện đại và được bảo đảm an ninh thông tin nghiêm ngặt.

Năm 2017, Alphabet – công ty mẹ của Google, cũng hé lộ đã hợp tác với Chính phủ Canada theo đuổi dự án thành phố thông minh rộng hơn 4,8 ha tại Toronto (Canada), mang tên Quayside. Kế hoạch này dự kiến được triển khai dựa trên thông tin từ một mạng lưới cảm biến rộng lớn có khả năng thu thập dữ liệu về mọi hoạt động trong thành phố, như hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng, chất lượng không khí, mức độ tiếng ồn, hoạt động của người dân. Với những công nghệ như chia sẻ xe điện và mạng không dây tốc độ cao, đi cùng một môi trường xanh bền vững, Quayside không chỉ là dự án dành riêng cho Canada mà còn được chờ đợi sẽ là hình mẫu cho sự bùng nổ của các đô thị thông minh trong tương lai gần.

Tuy nhiên, dự án thành phố thông minh này vấp phải sự chỉ trích của giới chuyên gia cũng như người dân Canada khi có thể xâm phạm sự riêng tư của cá nhân từ việc thu thập kho dữ liệu khổng lồ. Ngoài ra, Alphabet còn bị một số ý kiến phản đối do sử dụng lượng lớn đất công để phát triển đô thị tương lai. Điều này khiến kế hoạch của Alphabet, thay vì triển khai như dự kiến ban đầu, phải dời đến năm 2023.

Tương tự vào năm 2018, Chính phủ Nga cũng khởi động dự án quốc gia xây dựng thành phố thông minh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các thành phố, xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho đời sống người dân. Nga cho biết có thể sẽ chi khoảng 540 triệu USD cho dự án số hóa trong khuôn khổ dự án quốc gia nói trên nhằm chuyển đổi và tự động hóa hoạt động tại các thành phố.

Theo Japantoday

Có thể bạn quan tâm
800 nghệ sĩ có doanh thu hơn 1 triệu USD/năm trên Spotify

Tại sự kiện “Stream On,” Spotify cho biết trong bốn năm qua, số lượng nghệ sĩ thu âm có danh mục tạo ra hơn 1 triệu USD/một năm trong quá trình thu âm và xuất bản, đã tăng hơn 82% lên hơn 800 nghệ sĩ.

Người xem stream trên điện thoại cao gấp 4 lần trong mùa dịch

Trong báo cáo mới nhất về ngành stream trên thiết bị di động, Adjust cho biết 52,5% người dùng toàn cầu stream nhiều nội dung hơn trên điện thoại kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát

3 bộ phim One Piece, Naruto, Conan đã phát sóng trên ứng dụng POPS dành cho fan Việt

3 bộ anime huyền thoại của Nhật Bản gồm One Piece – Đảo hải tặc, Naruto và Thám tử lừng danh Conan đã được mua bản quyền để phát sóng trên ứng dụng POPS dành riêng cho fan Việt Nam.

Sự tiến hóa của TV, 3D thoái và màn hình cỡ lớn tiến nhanh

Dưới bước tiến vũ bão của công nghệ, với sự thúc đẩy của nhu cầu, thuận tiện và hướng tới vẻ đẹp hoàn hảo, TV và công nghệ màn hình đã bước những bước dài chỉ trong vài chục năm. Cùng với đó là những thăng trầm, tàn lụi của những công nghệ tưởng như là vững chắc trong tương lai. TV sẽ còn tiếp tục tiến hóa và xu thế trong những năm tới đây sẽ là độ phân giải cao và màn hình lớn.

Điện ảnh Việt thay đổi mô hình làm phim đối phó dịch

Năm 2020 với diễn biến dịch Covid toàn cầu đã thay đổi toàn bộ cơ cấu lẫn cục diện làm nghề, với giới làm phim khắp thế giới. Điện ảnh Việt hẳn nhiên cũng không là ngoại lệ.

Thế giới công nghệ 30 năm nữa trong mắt các họa sĩ

Các họa sĩ này đang ở độ tuổi 20, họ sống trong khí quyển công nghệ, hiểu các tiện nghi hiện đại. Và đây là cách họ hình dung về các hoạt động sống, các cảnh quan của thế giới trong vài mươi năm nữa.

Cậu bé 9 tuổi tháo chiếc Redmi 1 xếp thành tác phẩm công nghệ

Xiaomi có thể đã tìm thấy được một trong những “kỹ sư tương lai” riêng mình.

Chuyển đổi số, câu chuyện từ một đóa hoa

Chuyển đổi số đã không còn là khẩu hiệu công nghệ xa lạ với các doanh nghiệp, nhất là nhóm vừa và nhỏ (SME) ở Việt Nam như một số xu hướng công nghệ trước. Để một khẩu hiệu biến thành thực tế là một hành trình dài, SME Việt Nam không đứng yên, họ đã khởi hành, bắt đầu từ một đóa hoa.

Chung kết cuộc thi thiết kế khẩu trang ‘Sức mạnh của ký ức’

Tác phẩm Doodling Paper của Nguyễn Đặng Bình đã giành được giải thưởng Xuất Sắc Nhất trong hạng mục Thiết kế 3 màu của cuộc thi thiết kế khẩu trang do Kingston tổ chức.

“Tạo trend”, “đu trend” là chuyện muôn thuở

Đừng tưởng đời nay mới có, vì đây là chuyện có từ đời xưa, dù lúc ấy có thể chưa gọi tên như vậy. Những ví dụ cho điều này là nhiều vô số kể.