Trước việc nhiều bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 đang cạn kiệt khi ngày càng nhiều người mắc bệnh, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon đã phát triển một cách rẻ hơn, dễ tiếp cận hơn để phát hiện các dấu hiệu bệnh: phát hiện giọng nói.
Nhóm đã nghiên cứu giải pháp này được một thời gian và hiện tại, họ đã phát hành phiên bản đầu tiên của một ứng dụng có tên là COVID Voice Detector. Ứng dụng sử dụng thuật toán được phát triển nội bộ nhằm phát hiện các dấu hiệu nhiễm virus SARS-CoV-2 trong giọng nói của người dùng.
Đối với những người muốn tự thử, tất cả những gì họ cần là smartphone hoặc máy tính có micro. Khi hoàn thành quá trình thiết lập tài khoản, bài kiểm tra sẽ nhắc người dùng ho nhiều lần, ghi lại một loạt các nguyên âm và đọc thuộc bảng chữ cái. Sau đó, ứng dụng cung cấp một số điểm cho thấy khả năng nhiễm bệnh Covid-19 hay không dựa trên các thuật toán.
Có một điều cần phải làm rõ là, ứng dụng hoàn toàn không phải là sự thay thế cho công cụ xét nghiệm Covid-19 lâm sàng và không nên dựa hoàn toàn vào nó. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của Covid-19, hãy liên hệ với bác sĩ. Cần nhớ không sử dụng ứng dụng này thay cho thăm hỏi bác sĩ.
Những tiếng ho của bệnh nhân Covid-19 khá đặc biệt, vì vậy nhóm nghiên cứu đã lấy các mẫu âm thanh từ các bệnh nhân được xác nhận để huấn luyện thuật toán. Nhóm nghiên cứu đã làm việc tại nhà kể từ khi khuôn viên của Carnegie Mellon bị đóng cửa, vì vậy họ đã tiếp cận với các đồng nghiệp trên khắp thế giới, những người đã ký hợp đồng không chỉ với bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 mà còn các loại virus khác. Họ thậm chí đã sử dụng các cuộc phỏng vấn tin tức với bệnh nhân để tăng số liệu.
Do việc lấy mẫu lẻ tẻ này, nhóm nghiên cứu cho biết rất khó để định lượng độ chính xác của phiên bản ứng dụng hiện tại. Vì vậy, càng nhiều người sử dụng ứng dụng, ốm hay không, nhóm sẽ càng có nhiều dữ liệu để đào tạo thuật toán.
Nhìn chung, đây có thể là một công cụ có giá trị tham khảo trong công việc giúp mọi người theo dõi sự lây lan của Covid-19 nếu họ không có quyền truy cập vào công cụ xét nghiệm chính thức.
An Nhiên
Một cỗ máy đọc sách đã được hai giảng viên Đại học RMIT nghiên cứu phát triển sử dụng thị giác máy tính và nhận dạng ký tự quang học để đọc sách và làm thơ độc, lạ không giống ai.
Trong những ngày tháng Tư, nếu phải ở nhà mà không được ra ngoài thì mọi người có thể truy cập vào Netflix để thưởng thức những bộ phim vô cùng hấp dẫn sắp lên sóng.
Bên cạnh những bộ phim đã giới thiệu trong bài Những bộ phim về dịch bệnh hay nhất mọi thời đại (link cuối bài), chúng tôi tiếp tục đề xuất thêm cho độc giả 10 bộ phim hay khác về dịch bệnh, trong đó có phim Contagion khá giống với những gì Covid-19 đang hoành hành.
Hôm nay 2/4, cùng với việc ra mắt nhãn hiệu mới Bia Việt, công ty HEINEKEN Việt Nam đồng thời công bố vì không tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm, do đó sẽ dùng ngân sách này để đóng góp 10 tỷ đồng hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch Covid-19.
Việc cách ly xã hội đang là phương án phổ biến tại các quốc gia trên thế giới nhằm ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19, và để giám sát người cách ly tốt hơn, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ theo dõi của riêng mình.
Virus SARS-CoV-2 đang lây nhiễm rất nhanh khiến hàng chục ngàn người tử vong là minh chứng thực tế cho những gì mà một đại dịch gây ra cho nhân loại. Ngành điện ảnh thế giới đã từng thực hiện rất nhiều bộ phim hay về dịch bệnh mà bạn có thể xem lại ngay lúc này, giá trị thời sự như vẫn còn nguyên vẹn.
Các hoạt động truyền thống từ họp hành, học tập, nhà hát, hội chợ… đang dần chuyển sang hình thức trực tuyến để phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
TikTok và Bộ Y Tế phối hợp cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Truyền Thông Số Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và IGV Group chính thức khởi động chiến dịch “Ở Nhà Vẫn Vui” (#onhavanvui) kêu gọi người dùng ở nhà để cùng chung tay phòng chống dịch bệnh.
Gấp sách lại rồi, tôi vẫn không hiểu tại sao mình đã đọc hết 400 trang về những chuyện lằng nhằng của 3 đứa nhỏ 14, 16, 17 tuổi ấy. Những câu chuyện sinh ra từ sai lầm tuổi trẻ của thế hệ trước kéo đến các sai lầm của thế hệ sau. 400 trang sách, đủ mọi mệt mỏi của những chuyện của bọn chưa thành người lớn, tôi đã đọc từng chữ một, mà không hiểu vì sao.
Thomas Frey là diễn giả người Mỹ, tác giả các cuốn sách “Communicating with the Future” (2011) và “Epiphany Z: Eight Radical Visions for Transforming Your Future” (2017). Ông theo thuyết vị lai, từng là kỹ sư làm việc 15 năm ở IBM. Ông thành lập và điều hành Viện DaVinci, tổ chức phi lợi nhuận chuyên về nghiên cứu và tư vấn, trụ sở bang Colorado, từ năm 1997. Dưới đây là chia sẻ của ông về các xu hướng, cơ hội do đại dịch Covid-19 tạo ra khá thú vị để tham khảo.