“Tết từ bao bận tết đề huề đi”

- Bức tranh Chợ hoa tết, vẽ chợ hoa tết đường Nguyễn Huệ, của Nguyễn Văn Phương.

“Bất tri xuân dĩ quy” (không ngờ xuân đã về) có lẽ là cảm xúc của nhiều người khi đón chào năm Nhâm Dần 2022. Bởi sự dai dẳng của đại dịch Covid-19 đã làm cho thời gian như nén chặt lại, nhà nhà đóng kín cửa, đến khi tạm mở cửa ra thì xuân đã bung nở khắp nơi.

Con gái út năm nay mới 6 tuổi, sau một buổi học online, có lẽ nghe cô giáo hoặc bạn bè nói gì đó, mà “phán lại” với tôi: “Sắp tết rồi đó cha! Con nhớ tết năm rồi nhà mình đi thăm bác Lê Kinh Tài, giờ tết nữa”. Câu nói này chắc không là cá biệt, vì cảm giác chờ đợi tết có trong nhiều đứa trẻ, đặc biệt ở các vùng quê. Thậm chí, không còn chờ đợi, tết sẽ không còn đủ đầy ý nghĩa của nó. Nhưng năm nay tết có vẻ đến bất ngờ quá, do ít người phải chờ đợi, nên cũng mất khá nhiều phần háo hức.

Trước khi đại dịch tái bùng phát, định chọn ra 12 bức tranh chủ đề Tết thú vị để hầu cùng độc giả của tạp chí, nhưng xem chưa hết một lượt thì Tết đã về. Có lúc thời gian thật quái lạ như vậy, tưởng rảnh rỗi thì sẽ làm được việc này việc kia, mà không kịp.

Xem lại 10 tranh Đông Hồ thường được chọn treo dịp tết, thấy các bức như Lễ trí, Nhân nghĩa, Vinh hoa, Phú quý… thường vẽ với chủ thể chính là con nít, gọi chung là tranh tứ quý. Ví dụ như bức Nhân nghĩa, vẽ đứa bé ôm con cóc, dân gian gọi là Trai tài ôm cóc tía, thường được treo đối xứng với bức Gái sắc ôm rùa xanh, tức là bức Lễ trí. Trong quan niệm theo tinh thần Trung Quốc, cóc là biểu tượng của sự giàu có, cầu mong vương giả, nhưng với người Việt xưa, cóc là biểu tượng của nền tảng thời tiết, nhân nghĩa, công bằng, được chạm khắc trên thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Đông Sơn, trên vì kèo ở những ngôi chùa cổ… Nhìn ở khía cạnh này mới thấy bức tranh giản dị trên giấy dó của Đông Hồ thanh tao hơn con thiềm thừ ngậm đồng bạc đến mấy lần. Mùa xuân là khởi đầu của một năm, trẻ em là khởi đầu của đời người, nên tranh tết mà vẽ trẻ em thì cũng chính là vẽ một mong cầu vui khỏe, hanh thông.

“Tết từ bao bận tết đề huề đi” - Nhan nghia Dong Ho
Bức tranh Nhân nghĩa, phong cách Đông Hồ.

Hoặc như bức Thất đồng của tranh Hàng Trống, vẽ bảy đứa trẻ đang vui vẻ hái đào dịp đầu xuân. Trong tâm thức người Việt, số 7 tượng trưng cho sự nổi trội, sự khởi đầu, sự may mắn, có thể thấy qua các câu như “Ba hồn, bảy vía”, “Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”. Phổ quát trên thế giới, đây cũng là con số tượng trưng cho không gian, như khái niệm 7 vòng tròn vũ trụ; cho thời gian, như khái niệm 7 ngày trong tuần; cho sự khởi đầu căn bản, như 7 nốt nhạc…

“Tết từ bao bận tết đề huề đi” - That dong
Bức tranh Thất đồng, phong cách Hàng Trống, do nghệ nhân Lê Đình Nghiên vẽ

Ngày xưa, với nhiều gia đình ở Bắc bộ, thường treo tranh dân gian về con giáp trong dịp tết, năm nào ưu tiên con nấy. Nhưng có một biệt lệ, dù tết năm nào thì cũng có tranh Ngũ hổ, vì tính chất tâm linh và uy quyền của nó. Về tranh này, cách vẽ của Hàng Trống có hơi khác một với Đông Hồ một chút, chủ yếu ở việc thiết đặt vị trí của 4 con hổ nhỏ – vài ý kiến cho rằng đây là 4 hổ con – quanh hổ mẹ ở chính giữa. Hổ mẹ có màu vàng chủ đạo, tượng trưng cho hành thổ, cho đất mẹ; 4 hổ nhỏ có màu chủ đạo là đen, trắng, đỏ, xanh, tượng trưng cho kim, thủy, hỏa, mộc. Vị trí tương sinh hoặc tương khắc của hai cặp hổ trắng-xanh và đỏ-đen làm nên sự khác biệt về bố cục giữa tranh Hàng Trống và Đông Hồ, dẫn đến sự tranh luận lâu nay về quan niệm ngũ hành. Tuy nhiên có một điều ít nơi bào nói, đó là dù kim, thủy, hỏa, mộc ở vị trí nào, thì thổ vẫn là trung tâm, quan hệ hữu cơ và điều phối tất cả. Vì vậy mà, vượt lên trên mức trấn yểm, tranh Ngũ hổ còn mang tính tượng trưng cho đất mẹ, cho gia đình, cho mùa xuân, dù đầy uy quyền mà vẫn vui sống, nhẹ nhàng.

“Tết từ bao bận tết đề huề đi” - Ngu ho Hang Trong
Bức tranh Ngũ hổ, phong cách Hàng Trống, do nghệ nhân Lê Đình Nghiên vẽ

Dù từ năm 1938 sống tại Pháp, nhưng với họa sĩ Mai Trung Thứ (1906-1980) thì tết nên có một cành đào Nhật Tân, một hộp mức hạt sen và một tập thơ để ngẫm ngợi. Bên Pháp khác mùa, khó kiếm đào, nên ông bố cục tranh như một cửa sổ, nơi nhìn về dãy núi Voi ở Hải Phòng. Núi này nằm giáp ranh giữa hai xã Trường Thành và An Tiến, thuộc huyện An Lão, cách trung tâm thành phố Hải phòng chừng 20km. Quê cha đất mẹ của Mai Trung Thứ thì ở huyện An Dương, cách An Lão hơn 14km, ngày nay nối nhau bằng Quốc lộ 10. Ký ức trên đường về quê cũ, xa xa thấp thoáng dãy núi Voi, đã đi theo Mai Trung Thứ suốt cả cuộc đời. Rất tiếc, khi bức này lên sàn đấu giá Sotheby’s Hong Kong, họ lại ghi tên là Fleurs de pommier Japonais (tạm dịch: Hoa táo Nhật Bản), làm mất hẳn không khí Bắc bộ và quan niệm về mùa xuân của họa sĩ.

“Tết từ bao bận tết đề huề đi” - Hoa dao Nhat Tan
Bức tranh tạm gọi tên mới là Hoa đào Nhật Tân của Mai Trung Thứ

Còn với họa sĩ Nguyễn Văn Phương (1930-2006), để lưu giữ ngày tết và hương vị quê hương dài lâu nhất có thể, ông thường ưu tiên vẽ sắc xuân và lễ hội khắp mọi miền, dù bức tranh ra đời ở bất kể mùa nào. Một ví dụ, như bức Bài chúc tết thầy, rõ ràng là quang cảnh chúc thọ ở Bắc bộ, với cảnh trang trí đặc trưng, con cháu áo quần tươm tất. Ba đứa cháu đứng phía trước, biểu tượng cho mùa xuân của gia đình, với sự truyền lưu đời đời. Còn bức Chợ hoa tết được vẽ năm 1994, khi chợ hoa tết đường Nguyễn Huệ kết thúc sứ mệnh của nó, ông như muốn lưu lại vĩnh viễn một không khí xuân của Sài Gòn. Những bức tiêu biểu khác về không khí tết của Nguyễn Văn Phương có thể như Mùa xuân hồ Gươm, Chợ tết, Mùa xuân Văn Miếu, Đường hoa đào, Màu xuân hoài cảm, Hoa xuân, Cung đàn xuân, Bài thơ mùa xuân, Hái lộc đầu xuân, Hội Lim, Nhập thiên thai, Lễ hội đền Hùng, Thuyền hoa, Trẩy hội chùa Hương, Phiên chợ miền cao

Trong cái tết bất ngờ thời đại dịch Covid-19, đọc lại mấy câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998), thấy ông vẽ nên cái đi về của mùa xuân thật tài tình. “Đã qua đã tới đã về/ Tết từ bao bận tết đề huề đi/ Đi về đi ở đi đi/ Đi là đi biệt từ khi chưa về”.

Nhiều tỉnh thành cập nhật hướng dẫn về quê đón Tết trên Zalo

Tránh sự nhiễu loạn thông tin về cách kiểm soát biệnh dịch trong quá trình người xa xứ về quê ăn Tết, nhiều tỉnh thành đã kịp thời cập nhật hướng dẫn cho người dân trên Zalo.

Sony SRS-NB10, loa toàn dải được… đeo trên cổ

SRS-NB10 là mẫu loa đeo cổ không dây mới nhất mà Sony vừa ra mắt thị trường Việt Nam.

Thần tích Việt bay trong vũ trụ Metaverse

Không chỉ “bắt trend” làn sóng metaverse đang bùng nổ khắp thế giới, nhiều tài năng trẻ của Việt Nam còn ôm tham vọng đưa hình ảnh, văn hoá Việt Nam vào thế giới ảo.

Baby Shark Dance, video được xem nhiều nhất thế giới

Tác phẩm kinh điển dành cho trẻ em Baby Shark Dance hiện đã cán mốc 10 tỷ lượt xem trên YouTube, củng cố vị thế là video được xem nhiều nhất mọi thời đại trên nền tảng này.

4.000 học sinh khó khăn tại 3 tỉnh miền Tây được VNG trao máy tính

Trong hai ngày 13 và 14/01/2022, đại diện Công ty Cổ phần VNG (VNG) chính thức trao tặng 1.000 laptop và 2.914 máy tính bảng cho học sinh khó khăn tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang.

Bia Việt bố trí 11 trạm tiếp sức người dân đi xe máy về quê ăn Tết

Nằm trong khuôn khổ chiến dịch “Hết Mình Về Nhà – Tết Việt Khởi Sắc”, Bia Việt – một nhãn hiệu của HEINEKEN Việt Nam – chính thức khởi động sáng kiến chuỗi Trạm Đoàn Viên, hỗ trợ hàng triệu người Việt về nhà đón Tết Nhâm Dần 2022.

Loa tiệc tùng JBL® PartyBox 710 giá 19,9 triệu, quà đặt trước 6,8 triệu đồng

Dòng loa công suất lớn được thiết kế dành riêng cho các bữa tiệc – PartyBox 710 đã được JBL cho đặt trước tại Việt Nam.

Phần lớn người Việt Nam lựa chọn du lịch nội địa trong năm 2022

76% người Việt hiện đang lên kế hoạch du lịch giải trí trong nước vào năm 2022, cao hơn nhiều so với tỉ lệ 38% số người lập kế hoạch du lịch nước ngoài, theo nghiên cứu của Visa.

Intel cùng các hãng công nghệ tổ chức đấu giá gây quỹ hỗ trợ trẻ khó khăn do đại dịch

Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN và Intel Việt Nam cùng các nhãn hàng IT như Asus, CORSAIR, GIGABYTE, J&T Express, Kingston, Lenovo, MSI, ROG và Western Digital đã phát động chương trình đấu giá từ thiện Do Something Wonderful – Chung tay làm nên điều ý nghĩa nhằm hỗ trợ các mảnh đời khóc khăn, các em nhỏ mồ côi do đại dịch.

Loài cây mới đầu năm 2022 được đặt theo tên nam tài tử Leonardo DiCaprio

Cây nhiệt đới mới phát hiện được đặt tên để vinh danh nam diễn viên Leonardo DiCaprio, sau khi anh vận động trên Twitter để cứu một khu rừng nhiệt đới khỏi nạn khai thác gỗ.