Hoàn toàn đã có thể nói như vậy tại Việt Nam, vì số họa sĩ sống được nhờ giao dịch trên Facebook đang năm sau nhiều hơn năm trước, có thể đã hơn cả trăm người. Nhiều họa sĩ có doanh thu từ 1 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng/1 năm, nhưng mức tăng trưởng chưa dừng lại.
Quý 4/2019, Facebook được cho rằng đã đạt 2,45 tỷ người dùng hàng tháng, vẫn trên đà tăng trưởng từ 1,6% đến 2% nếu so với các quý, các năm trước đó. Báo cáo của Digital Marketing Việt Nam năm 2019 cho rằng có tới 64 triệu người Việt dùng Internet trên tổng số 97 triệu dân. Theo báo cáo của Social Media Stats trong tháng 5/2019, Việt Nam có 57,43% cư dân sử dụng Facebook. Còn theo báo cáo của Viện Pew Research, 80% người Việt cho rằng mạng xã hội là tích cực đối với đời sống, chỉ có 6% cho rằng nó tiêu cực. Những con số này góp vào triển vọng để mở ra nền tảng cần thiết cho việc phát triển thị trường mỹ thuật trên Facebook.
Theo ANTS, năm 2010, doanh thu quảng cáo trên Google và Facebook ở Việt Nam là không đáng kể. Chỉ 8 năm sau, Facebook và Google đã là 387 triệu USD, chiếm 70% thị phần doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam. Dự kiến hết năm 2019, doanh thu của Facebook và Google ở Việt Nam sẽ hơn 450 triệu USD. Còn ở phiên chất vấn chiều 8/11/2019 tại Quốc hội, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết doanh thu từ quảng cáo của Facebook tại Việt Nam năm 2018 vào khoảng 1 tỷ USD và hiện chưa đóng thuế.
Facebook là không gian triển lãm lớn nhất
Ngoài cả trăm họa sĩ Việt sống được nhờ Facebook, thì gần như hơn 80% số họa sĩ có dùng Facebook đều đưa tác phẩm của mình lên đó để giới thiệu, để bán, trừ những người bị ràng buộc vì hợp đồng độc quyền này kia. Cũng đã có hàng trăm Fanpage lập ra, nhiều cái hoạt động rất hiệu quả như Viet Art Now, ART for You, Vietnam Art Space, DC Gallery & Luxury Décor, All about Art and Artist, Pham An Hai Paintings Fan Club, Vietnam Contemporary Fine Art, Art Adventure and more…, Art Dealer, Viet Art Space… Danh sách các Fanpage còn rất nhiều, đa số hoạt động phi lợi nhuận, nhằm tạo diễn đàn để các họa sĩ, nhà sưu tập tự giao lưu với nhau. Cũng có những Fanpage như All about Art and Artist (thường gọi 5A) thì có thu phí chừng 20% cho một số loại hình giao dịch, chứ không phải tất cả.
Tác phẩm Linh hồn biển (sơn dầu và acrylic trên bố, 200cm x 400cm,2019) của Lê Minh Phong. Tại Huế, nhà văn Lê Minh Phong là một trong vài họa sĩ bán tranh rất đều đặn trên Fanpage và Facebook cá nhân
Nếu thị trường nghệ thuật trực tuyến trước đây (chủ yếu là các website, forum…) được cho rằng ưu trội hơn thị trường nghệ thuật truyền thống (chủ yếu là các phòng tranh, hội chợ, nhà đấu giá…) ở các khía cạnh như: không cần di chuyển tác phẩm để trưng bày; không phụ thuộc ánh sáng và diện tích không gian; không sợ làm hư tác phẩm; thuận lợi khi thẩm định vì dễ nhờ các chuyên gia ở khắp nơi; có thể phóng to và thu nhỏ tác phẩm để xem; dễ chia sẻ hình ảnh với các đồng nghiệp khác; không sợ mất thời gian đi xem; không sợ bất đồng ngôn ngữ khi giao tiếp; không cần hẹn gặp trước giờ xem và bất chấp múi giờ, lễ tết. Thì Facebook cũng vậy, nhưng còn ưu trội hơn ở khả năng đối thoại, tương tác tức thời, đa chiều.
Cũng như các trang nhà (website), một phòng tranh nghệ thuật trực tuyến (online art gallery), đặc biệt là Facebook thường có liên thông trực tiếp với báo chí (news); các trang nhận định (reviews); các thông tin giá cả (pricing information); các phòng tranh khác (gallery listings); các nhà đấu giá trực tuyến (online auctions); các chuỗi sự kiện bổ trợ (events listings); các trang cá nhân (blogs, facebook, Instagram, Twitter…); các diễn đàn (forums); các phương thức thanh toán trực tuyến (online payment); và đương nhiên rồi, cả các hệ thống thư điện tử (email), tin nhắn điện thoại (hoặc WhatsApp, hoặc Messenger)… Tất cả điều này làm nên sức mạnh bổ trợ và sự bảo chứng cho tác phẩm khi giao dịch.
Tác phẩm Gái lười và mèo lười (mực và màu trên lụa, 42cm x 107cm, 2017) của Bùi Tiến Tuấn. Bùi Tiến Tuấn là một trong vài họa sĩ tại Sài Gòn bán tranh đều qua mạng xã hội
Một trong những ưu điểm của Facebook, nhất là các Fanpage, đó là tính bí mật và miễn phí trong môi trường tưởng chừng như rất công khai. Ví dụ khi họa sĩ in một tác phẩm để bán, người mua có thể còm trực tiếp hoặc nhắn tin riêng để hội ý, trả giá. Chính hành động nhắn tin riêng này làm cho Facebook “né” được rất nhiều giao dịch công khai, vốn có thể bị ràng buộc nhiều thứ, trong đó có lệ phí và thuế má. Nói nôm na, có những bức tranh in để bán, về mặt công khai thì không bán được, nhưng thực tế đã bán qua tin nhắn riêng. Trong các cáo buộc trốn thuế, tin nhắn riêng của Facebook luôn được đề cập đến.
Một ưu điểm nữa là khả năng phân nhóm và phân loại khách hàng. Nhiều họa sĩ vẽ hai ba phong cách thì lập hai ba Facebook để giới thiệu, tránh sự “giẫm đạp”, hoặc nhận những bình luận ác ý, bất lợi. Facebook cũng là một kênh quảng bá hữu hiệu cho tên tuổi các họa sĩ mới nhập cuộc, hoặc còn vô danh, nếu họ biết cách in bài và in tác phẩm.
Nhiều doanh nghiệp – trá hình qua kênh Facebook cá nhân – cũng đã kiếm tiền thành công khi bán sản phẩm và đấu giá sản phẩm của họ trên Facebook. Vậy thì họa sĩ dù muốn dù không cũng khó né tránh Facebook. Nếu ngại chuyện đời tư, thì họa sĩ có thể thiết lập một trang riêng cho việc kinh doanh, bổ sung các nội dung phù hợp, sâu sắc và thú vị về bản thân, về nghệ thuật của chính mình.
Xóa luôn ranh giới mạng-đời
Nhiều người vẫn còn nghĩ rằng Facebook chỉ là một thực tế ảo, nhưng không hẳn như vậy, vì sự xâm thực vào đời thực của Facebook đang gia tăng mạnh mẽ. Ví dụ như đầu tháng 12/2019, Fanpage bán tranh hàng đầu Việt Nam là Viet Art Now đã tổ chức một triển lãm tại Nhà đấu giá Chọn (63 Hàm Long, Hà Nội), bày 66 tác phẩm của hơn 60 họa sĩ. Những họa sĩ này vốn quan hệ với nhau qua “thế giới ảo”, nhưng hành động vẽ và tác phẩm của họ là thực, nên ra đời thực. Dù triển lãm chỉ có 5 ngày, nhưng đã có 12/66 bức tranh được bán; điểm chung của các tác giả bán được là họ đã khá thu hút trên Fanpage chung và Facebook riêng.
Tác phẩm Sớm lạnh (acrylic trên bố, 136cm x 254cm, 2015) của Phạm An Hải. Phạm An Hải là họa sĩ tịa Hà Nội tiêu biểu cho việc tranh có thể bán tốt trên môi trường mạng.
Phần lớn những người mua nghệ thuật trực tuyến, đặc biệt là trên Facebook đang tìm kiếm một cái gì đó độc đáo. Để thực hiện mục tiêu này, nhiều người sẽ tìm kiếm các nghệ sĩ độc lập và các tác phẩm gốc trên Facebook, thay vì thông qua các đại lý trung gian như phòng tranh, hội chợ. Trên thực tế, Facebook là nơi khách hàng mong đợi tìm thấy một nghệ sĩ có cá tính riêng biệt, hoặc có cách sống đầy thu hút. Không phải ngẫu nhiên mà các họa sĩ có lối sống tích cực, thu hút hoặc dị biệt, lạ đời… thường dễ thành công hơn trên Facebook.
Tại sao trang nghệ sĩ (Fanpage) sẽ cho phép họa sĩ bán tác phẩm mà không vi phạm điều khoản dịch vụ của Facebook? Một trong những trách nhiệm chính của Facebook là đảm bảo người dùng của mình có trải nghiệm tuyệt vời mỗi khi họ lên mạng. Như lịch sử đã chỉ ra, họ có thể làm điều này trong một thời gian ngắn vì rất nhiều công ty đã tạo hồ sơ giống như cá nhân, mặc dù họ thực sự là một doanh nghiệp. Điều này sinh ra rất nhiều rắc rối, thất vọng, về tổng thể, là xấu cho người dùng Facebook. Để giải quyết và khắc phục vấn đề này, Facebook đã cập nhật các điều khoản dịch vụ với các quy tắc nghiêm cấm mọi người sử dụng hồ sơ cá nhân cho mục đích thương mại – bao gồm cả các nghệ sĩ. Facebook không muốn họ bán bất cứ thứ gì bằng cách sử dụng hồ sơ cá nhân của mình. Để ngăn chặn sơ suất, Facebook thậm chí còn cung cấp cho người dùng cách báo cáo hồ sơ cá nhân vi phạm quy tắc của họ. Nếu bị bắt, Facebook có quyền xóa hồ sơ cá nhân. Và họ đã làm. Để tránh sai lầm cực kỳ tiêu cực và tốn kém này, điều tốt nhất là nên tạo Trang nghệ sĩ – một Fanpage riêng cho việc bán hàng. Nhưng như đã nói ở trên, nhiều họa sĩ khi in tác phẩm chẳng nói gì đến việc kinh doanh, mua bán, những người muốn mua vẫn biết, nếu cần mua thì nhắn tin cho nhau. Thủ thuật này vừa là cánh cửa an toàn cho ai ngại lập thêm Fanpage, vừa là hấp lực và sức mạnh của Facebook trên thương trường hiện nay.
Lý Đợi
Những gánh tuồng lẻ loi, cô đơn giữa thế kỉ rầm rộ giải trí đa phương tiện, những gánh tuồng bước ra từ quá khứ và đang cố để không đi vào danh sách đỏ!
Nhiều điểm vui chơi giải trí, lễ hội sôi động được tổ chức đáp ứng nhu cầu chơi xuân của người dân.
Nhân dịp Tết cổ truyền 2020, TikTok khởi xướng chiến dịch Hành Trình Tết Của Tôi, theo chân người dùng đón Xuân Canh Tý.
Báo cáo của Google cho biết, “Phạt nồng độ cồn 2020″ trở thành từ khóa có xu hướng tìm kiếm cao thứ 2 dịp Tết năm nay, chỉ sau từ khóa “Ảnh ghép tết 2020”.
Tết là mùa mua sắm, thưởng thức hoa, ăn uống nghỉ ngơi thoải mái. Dưới đây là một số ứng dụng trên iPhone giúp bạn có thể tìm kiếm, mua sắm dễ dàng một sản phẩm, loài hoa, con vật nào đó mà bạn yêu thích vừa nhìn thấy trên mạng, thậm chí đo được lượng calo trong từng món thức ăn.
Chụp ảnh đêm giao thừa, chỉnh sửa ảnh cho gia đình sao cho đẹp hơn hoặc biến các bức ảnh chụp thành video ngắn thật dễ dàng với các ứng dụng bên dưới đây dành cho smartphone.
Đã có những dự đoán về việc iPhone 12 sẽ đi kèm chip xử lý A14 Bionic dựa trên quy trình 5nm hứa hẹn cung cấp hiệu suất tương đương MacBook Pro 15 inch của Apple.
Ngay khi ra mắt album mới mang tên “Yummy”, Justin Bieber (@justinbieber) đã mở tài khoản trên TikTok, và trong 10 ngày sau khi đăng tải các video đầu tiên, tài khoản đã cán mốc 2,3 triệu followers và 7,7 triệu lượt yêu thích.
Dựa vào nguồn tin từ chuỗi cung ứng Apple, trang công nghệ Macotakara cho biết Apple đang phát triển một phiên bản mới với chip A13 Bionic của iPhone 8 đi kèm Face ID, bên cạnh phiên bản có Touch ID như tin đồn gần đây.
16h ngày 19/1/2020 (25 Tết), tại công viên nước Kenton – 116A Nguyễn Hữu Thọ, P.Phước Kiển, Nhà Bè, TPHCM, 6 đội DJ hàng đầu Việt Nam hiện nay sẽ tái hiện lịch sử EDM Việt Nam, những dấu ấn các thế hệ như tên chương trình DJ MUSIC GENERATIONS muốn chuyển tải.