Robot trực tuyến Ash: chuyện trò với giới trẻ, giúp giảm lo âu, tăng chất lượng cuộc sống học đường

Ảnh nguồn - Đại học Monash, Úc.

Ash là chatbot do Tiến sĩ Christine Grove từ Khoa Giáo dục của Đại học Monash, Úc phát triển, nhằm đối phó với tình trạng ngày càng có nhiều người trẻ đang phải vật lộn với căng thẳng ở trường, cảm giác trầm cảm và lo âu, cũng như thiếu sự trợ giúp đầy đủ cho các vấn đề của họ. Thậm chí nó có thể gửi cảnh báo nếu phát hiện đối tượng có ý muốn tự tử.

Các chủ đề được chatbot Ash đề cập bao gồm cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của cuộc sống, từ trường học, gia đình, bạn bè hoặc các mối quan hệ, tương lai, tôn giáo, sách, trò chơi, nghệ thuật, thể dục thể thao và âm nhạc.

Ash có thể xử lý các cụm từ và cách nói phổ biến của giới trẻ, từ những câu chào thông thường như “xin chào” đến ngôn ngữ “đường phố”, và nó có thể phát hiện các cụm từ dài hơn như “Bạn khỏe không?” và “Bạn đến từ đâu?”. Nó cũng có thể phản hồi các lệnh, chẳng hạn như với các câu “Đừng nhắn tin cho tôi” hoặc “Để tôi yên”, khi đó Ash sẽ ngừng gửi tin nhắn.

Đặc biệt, chatbot cũng phát hiện các từ ngữ có tính chất đáng báo động, chẳng hạn như “cắt”, “chết”, “đau” và cảnh báo các nguồn liên hệ hỗ trợ có liên quan hoặc hệ thống y tế nếu thanh niên có nguy cơ tự làm hại bản thân hoặc tự tử.

Ash là một robot trực tuyến có thể pha trò, tám chuyện về một ngày của bạn hoặc đưa ra những đề xuất bất cứ khi nào bạn cần hỗ trợ. Nếu một học sinh đang có một ngày tồi tệ ở trường hoặc không chắc chắn về cách đối phó với việc học, với bạn bè, Ash sẽ cung cấp cho họ những gợi ý hoặc chiến lược hữu ích. Nó cũng có thể kết nối học sinh với một giáo viên hỗ trợ hoặc chuyên gia nếu họ cần thêm sự giúp đỡ.

Theo thống kê, gần 25% số người trong độ tuổi 15-19 có các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh tâm lý, con số này thậm chí còn đang tăng lên do dịch Covid-19. Những người trẻ gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần có thể rời bỏ trường học hoặc cộng đồng do nghỉ học kéo dài, xa cách xã hội hoặc gặp bất lợi về tài chính.

“Khả năng đối phó tích cực và khả năng phục hồi nhanh sẽ hỗ trợ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt, tất cả đều nâng cao khả năng của một cá nhân để sống và đóng góp một cách có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày”, Tiến sĩ Grove nói.

Chatbot là một ứng dụng công nghệ kỹ thuật số được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, mô phỏng cuộc trò chuyện với người thật. Một đánh giá gần đây đã xác định 41 chatbot có thể được sử dụng để nâng cao sức khỏe tâm thần, hầu hết được triển khai ở Hoa Kỳ.

Gần một nửa số sinh viên tham gia vào cuộc nghiên cứu cho biết họ thường xuyên bị căng thẳng, chủ yếu là khi đi học. Vì những người tham gia chủ yếu sử dụng Facebook, Instagram, Reddit và Snapchat, cũng như các trang web tin tức, họ rất hoan nghênh việc sử dụng chatbot như một công cụ thông tin trực tuyến quan trọng khác.

Mặc dù Ash cung cấp một nguồn tài nguyên quan trọng cho sinh viên để cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần của họ, tuy nhiên Tiến sĩ Grove cho biết chatbot được thiết kế để sử dụng tốt nhất với sự hợp tác của các nhà tâm lý học và bác sĩ được đào tạo tại các trường học và trong cộng đồng.

Tiến sĩ Grove cho biết thêm, các chủ đề khác như ma túy, rượu, tình dục và danh tính cá nhân – những vấn đề quan trọng với giới trẻ trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển có thể sẽ được tích hợp vào chatbot trong tương lai.

Ash hiện đã bắt đầu được triển khai tại một số trường học trên toàn bang Victoria ở Úc và có khả năng được triển khai trên toàn thế giới.

Dự án Ash được tài trợ bởi Giải thưởng dành cho các nhà nghiên cứu về sự nghiệp trong giai đoạn đầu của Trưởng Khoa Giáo dục Monash, hợp tác với đối tác công nghệ Botanic, Khoa Khoa học Dữ liệu & AI của Khoa Công nghệ Thông tin và Viện Tương lai Dữ liệu Monash.

Sắp có phiên bản Instagram dành cho trẻ em dưới 13 tuổi

Các giám đốc điều hành của Instagram đang có kế hoạch xây dựng một phiên bản của ứng dụng chia sẻ ảnh phổ biến có thể được sử dụng bởi trẻ em dưới 13 tuổi, theo một bài đăng nội bộ của công ty được trang BuzzFeed News ghi nhận lại.

Sleepbuds II, nút tai giá 7,69 triệu đồng, che phủ âm thanh bảo vệ giấc ngủ

Bose đã bán ra Sleepbuds II, nút tai cho giấc ngủ thế hệ tiếp theo, với công nghệ che tiếng ồn tốt hơn đáng kể so với thế hệ trước, được trang bị danh mục nội dung mới, giúp giấc ngủ dễ đến.

Lenovo Smart Classroom: giải pháp học tập lai thông minh

Lenovo Smart Classroom là giải pháp học tập lai thông minh, tích hợp các công nghệ AI, công nghệ dữ liệu lớn, điện toán đám mây và các công nghệ tiên tiến khác, giúp nâng cao năng lực cho các trường tiểu học và trung học tổ chức quy trình giảng dạy tốt hơn.

Vietnamobile hợp tác độc quyền với CLB Chelsea cung cấp tin tức và quà tặng cho người hâm mộ

Vietnamobile sẽ mang đến những ưu đãi độc quyền dành riêng cho người hâm mộ Chelsea tại Việt Nam với hàng loạt quà tặng và khuyến mãi hấp dẫn bắt đầu từ tháng 3/2021.

Ra mắt chiến dịch #TikTokHuongNghiep

Ngày 16/3, TikTok khởi động chiến dịch #TikTokHuongNghiep dành cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, nhằm hỗ trợ các bạn trẻ trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Samsung mang loa thanh 11.1.4 kênh đầu tiên về Việt Nam

Loa thanh (soundbar) được xây dựng với hệ thống loa 11.1.4 kênh Q950A là phiên bản cao cấp nhất trong dòng loa thanh Q-series 2021. Sản phẩm có giá bán lên đến 33,99 triệu đồng.

Amazfit GTS 2e: Phong cách và thể thao

Đồng hồ thông minh Amazfit GTS 2e là sự kết hợp hoàn hảo giữa các tính năng hỗ trợ tập luyện thể thao và thiết kế đậm chất thời trang.

Trấn Thành làm đại sứ cho Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile, hóa thân NPC

Game Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile đã công bố đại sứ thương hiệu Trấn Thành, đây là lần đầu tiên diễn viên đình đám này nhận vai trò đại sứ cho một tựa game trực tuyến.

Igloo hợp tác với Loship và MobiFone triển khai dịch vụ bảo hiểm vi mô cho người dân

Ngày 16/3, Igloo – công ty công nghệ bảo hiểm có trụ sở tại Singapore chính thức gia nhập thị trường Việt Nam thông qua việc công bố hai đối tác Tổng công ty viễn thông Mobifone và Loship, nhằm cung cấp các dịch vụ bảo hiểm vi mô tới người dân.

Phim ngắn “11:00 PM” của đạo diễn Trần Thanh Huy được quay bằng Mi 11

Phim ngắn “11:00 PM” lấy bối cảnh là những con hẻm chật chội, ngọn đèn từ những quán bar và màn đêm hắt hiu, yên ắng. Những pha hành động gay cấn trong phim được quay bằng smartphone Mi 11 thông qua tính năng Thu phóng ma thuật.