Những gánh tuồng lẻ loi mùa Xuân

Những gánh tuồng lẻ loi, cô đơn giữa thế kỉ rầm rộ giải trí đa phương tiện, những gánh tuồng bước ra từ quá khứ và đang cố để không đi vào danh sách đỏ!

Vài cái micro có dây để buộc lên một sợi dây treo ngang trên sân khấu, có bánh xe di chuyển qua lại, lên xuống, vài cái đèn halozen, vài cái bóng tròn, một bàn chỉnh âm thanh thời còn dùng “sò”, “tụ”, vài cái loa thùng ghép bằng ván ghép của quân đội Mỹ và những tấm rido, tấm màn xanh bằng vải thô, cộng với mấy bộ trang phục, đạo cụ như kiếm gỗ, giáo gỗ, đao gỗ và râu, mặt nạ và những con người sống chết với nghề, chịu đói để hát, để biểu diễn… vậy là thành một gánh tuồng.

Nghệ thuật tuồng được lưu giữ bằng những vật chất giản đơn này

Gọi là gánh tuồng bởi nguyên thủy của nghệ thuật hát tuồng là gánh, là bầu đoàn thê tử, là gồng gánh đi qua mọi miền và đi qua cuộc đời… Có lẽ, khó có bộ môn nghệ thuật nào lại chở thân phận người nghệ sĩ và hàm chứa số phận riêng chung của người Việt Nam như tuồng. Có người đặt giả định rằng tuồng là vệt nối của hí kịch Trung Hoa, loại này được biến thể sang nghệ thuật của người Nam. Nhưng không, nếu xét về cấu trúc, triết lý và cả đạo cụ, động thái, sân khấu… Thì hoàn toàn không có dấu vết của hí kịch trong tuồng. Đơn giản, mỗi xứ sở có một môn nghệ thuật nào đó phát khởi từ dân gian để đi đến hàn lâm và một lúc nào đó, nó được trả về dân gian. Tuồng là một loại hình nghệ thuật như vậy, và những gánh tuồng thời hiện đại, những ông công đám tang lại một lần nữa cho thấy khi không còn hơi ấm hàn lâm, tuồng lại trở về với đời sống tự do, dân dã và lại phát tiết thêm lần nữa.

Nói đến tuồng, người ta không thể không nhắc tới Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh và nhiều vị soạn giả, nhà nghiên cứu mà tên tuổi của họ đã gắn liền với bộ môn nghệ thuật này. Nhưng ở đây, vấn đề sống còn của tuồng không nằm ở những thư tịch, không nằm ở các kịch bản phủ bụi mờ, cũng không nằm ở các nhà hát mang tên tuổi nghệ sĩ, nghệ nhân một thuở. Bởi các yếu tố tượng trưng ấy chỉ nhắc nhớ về thời vàng son của tuồng, và hiện tại, chính sức sống, sự sinh trưởng của nghệ thuật tuồng trong dân gian, trong những gánh tuồng sống nhờ vào lửa yêu nghề và mang cả áo cơm, quyền lợi của gia đình ra chia sẻ với tuồng… Có lẽ, những đoàn tuồng xứ Bình Định, xứ Quảng, đặc biệt là đoàn tuồng Sông Thu, xứ Quảng cùng những ông công (âm công), còn gọi là tổng nội và tổng ngoại trong các đám tang là những người đã sống với tuồng, đói khổ cùng tuồng và đôi khi rớt nước mắt cùng tuồng.

Những gánh tuồng lẻ loi mùa Xuân - 213

Nói tới đoàn tuồng Sông Thu, tôi còn nhớ cách đây ba năm, lúc đó tôi đang làm phim cho một hãng tin quốc tế, Tết năm đó, tôi quyết định chọn một phim về tuồng để phát dịp đầu năm. Tôi gọi điện thoại hỏi thăm các nhà hát tuồng, nhà văn hóa ở Bình Định, Đà Nẵng, Huế và Quảng Nam nhưng rất tiếc là câu trả lời đều là Không – không có chương trình hát tuồng hay sân khấu hát tuồng nào trong dịp Tết Nguyên Đán bởi vì thu nhập từ bán vé không đủ tiền trả tiền điện… Nhưng vẫn còn một tin vui lóe lên rằng có một số gánh tuồng dân gian, họ đi diễn vào dịp Tết. Vậy là hỏi mãi, mới ra hai điểm còn hát tuồng, một ở Tây Sơn, Bình Định, nhưng hát tuồng giao lưu giữa những người già với nhau, không có kịch bản hay khán giả, cũng không có đạo cụ, sân khấu, đơn giản những người già nhớ kỉ niệm, rủ nhau ngồi hát, diễn xướng… Chỉ còn một gánh duy nhất ở Duy Xuyên, Quảng Nam, gánh Sông Thu. Và đây là gánh tuồng không trực thuộc nhà nước, họ là những nghệ sĩ, nghệ nhân của đoàn tuồng Sông Thu cũ, sau này khi “tan đàn xẻ nghé” do không có kinh phí duy trì, không được hỗ trợ, họ lui về làm những công việc thường nhật. Người thì đi rửa chén bát thuê, người đi phụ hồ, người làm uốn tóc, người đi hát âm công, người đi sửa xe, bán vé số… Nhìn chung, công việc kiếm cơm của các nghệ sĩ tuồng rất chật vật, vất vả, chỉ có may mắn nghề uốn tóc là khá hơn bởi bất kỳ nghệ sĩ tuồng nào cũng biết trang điểm, đây là thế mạnh. Còn lại, hầu hết các nghệ sĩ tuồng, theo nghề từ nhỏ thì chẳng mấy ai đi học nghề gì khác, họ không thể có vốn để đi mở quán hay nhà hàng nên phải rửa chén bát thuê, họ cũng không có nghề thợ hồ nên phải đi phụ hồ hoặc bán vé số kiếm sống.

Những gánh tuồng lẻ loi mùa Xuân - 313

Đằng sau sân khấu là những giấc mộng dở dang

Cũng là những người lam lũ ấy, nhưng, khi bước ra sân khấu, người bán vé số hốt nhiên thành mãnh tướng, người rửa chén bát biến hình thành bậc đế vương, người phụ hồ ung dung, thư thái trong dáng bộ của danh nho, trí thức… Và cứ như thế, mãnh tướng say sưa với trận mạc, say sưa với lòng yêu nước và phụng thờ đức vua, trung thành, phụng thờ tổ quốc. Bậc quân vương say sưa với việc trị nước cùng những thú vui tao nhã của kẻ nắm thiên hạ trong tay. Danh nho, trí thức thì thong dong và đôi khi ưu thời mẫn thế, tìm ra mọi phương cách để an dân, xây dựng đất nước và tôn vinh giá trị của chữ nghĩa, tri thức. Tuồng là vậy, mọi động tác, diễn biến và dáng bộ được nung nén, cách điệu lên ở mức khái quát nhất, tạo cho được điện trường cộng hưởng để chỉ trong vài giây, trong vài phút, người xem khóc cười với vận mệnh nước non, khóc cười với số phận và nhận thức một cách quyết liệt về hiện trạng…

Nhưng, có vẻ như chính cái thế mạnh của sự cách điệu, cường điệu những gì thuộc về quá vãng khiến cho lớp trẻ khó gần vì đó không phải là điệu sống của họ, và người già khóc cười, trẻ lại mỗi khi xem tuồng. Và rất hiếm người trẻ xem tuồng mà chỉ có người già với trẻ con, như lời nhận định của nghệ sĩ tuồng Nguyễn Thị Trang (Trưởng gánh Sông Thu): “Tuồng có một điểm rất rành mạch là yêu ghét không lẫn lộn, bởi vì ngoài động tác, điệu bộ, tuồng còn phải biểu hiện trên mặt nạ hoặc nét vẽ mặt. Người xấu thì vẽ cho lột tả cái xấu, người tốt thì lột tả cái tốt. Chính vì vậy nên tính ước lệ rất cao. Nghiệt nỗi, điều này chỉ hợp với những người hoài cổ và với tâm hồn trẻ em còn trong trẻo. Còn với người lớn như tụi mình, có vẻ như mọi thứ đều lẫn lộn… Và bây giờ, tôi vẫn luôn cố gắng cải biên kịch bản để làm sao cho hiện đại, cho tâm lý trở nên tinh vi hơn. Nhưng nếu cải biên một lúc, không chừng tuồng sẽ giống kịch nói hoặc phim… Rất khó! Mình yêu nghề thì hát thôi, bao giờ không ai xem nữa thì ngưng!”.

Những khán giả ít oi cuối cùng này là niềm hi vọng của một nghệ thuật diễn xướng dân tộc

Khi nghe chúng tôi hỏi thăm về doanh thu của gánh tuồng trong dịp Tết, chị Trang cười buồn: “Doanh thu của đoàn, mà chính xác hơn là gánh tuồng Sông Thu chỉ đủ để thay vì trong dịp Tết, anh em phải đi đây đi đó, uống cà phê tốn kém thì giờ mình chú tâm vào đêm diễn, tập tành để vừa sống với đam mê của mình, vừa có chút quà đầu năm. Mỗi đêm diễn thì nhà tài trợ cho một ít, khán giả cho một ít, mình trả tiền thuê sân khấu, âm thanh ánh sáng xong, chia đều cho anh chị em, mỗi người dư cũng được chừng 500 ngàn đồng. Đó là số tiền lớn,…”.

Nói tới chuyện hát tuồng và gánh tuồng thì dài dậm dăt, và những nghệ sĩ tuồng trên xứ Quảng nói riêng và miền Trung nói chung, sau này cả miền Bắc, có khi con số lên đến cả ngàn người. Khi sân khấu của người sống trở nên lặng lẽ, nghệ sĩ chọn hát cho người quá cố, họ chuyển thành những âm công để hát đưa linh, để diễn ca những bài nói về cuộc đời, số phận, kiếp nhân sinh… khi đưa người quá cố ra đồng giữa ngọ. Và, có một điểm rất chung, là cho dù hát bất kể nơi nào, đã nói tới tuồng, nghệ sĩ phải hóa trang, phải vẽ mặt nạ và phải diễn hết mình.

Bởi hát, diễn, như một sứ mệnh của người nghệ sĩ. Và khi vở tuồng cuộc đời trở nên phức tạp và vi tế, thì vở tuồng sân khấu trở nên hồn nhiên, dân dã và trở về với tự tính dân gian của nó! Tuồng mãi miết giữa dòng đời bất tận, khi Xuân về, Tết đến, những nghệ sĩ lại chuẩn bị quang gánh và soạn sửa ngôi vai.

Liêu Nhi

Sài Gòn đi chơi đâu ngày tết?

Nhiều điểm vui chơi giải trí, lễ hội sôi động được tổ chức đáp ứng nhu cầu chơi xuân của người dân.

TikTok khởi xướng chiến dịch Hành Trình Tết Của Tôi

Nhân dịp Tết cổ truyền 2020, TikTok khởi xướng chiến dịch Hành Trình Tết Của Tôi, theo chân người dùng đón Xuân Canh Tý.

“Phạt nồng độ cồn 2020″ hot trên Google những này cận Tết

Báo cáo của Google cho biết, “Phạt nồng độ cồn 2020″ trở thành từ khóa có xu hướng tìm kiếm cao thứ 2 dịp Tết năm nay, chỉ sau  từ khóa “Ảnh ghép tết 2020”.

Những ứng dụng tuyệt vời giúp bạn “biết tuốt” thế giới xung quanh

Tết là mùa mua sắm, thưởng thức hoa, ăn uống nghỉ ngơi thoải mái. Dưới đây là một số ứng dụng trên iPhone giúp bạn có thể tìm kiếm, mua sắm dễ dàng một sản phẩm, loài hoa, con vật nào đó mà bạn yêu thích vừa nhìn thấy trên mạng, thậm chí đo được lượng calo trong từng món thức ăn.

Những ứng dụng giúp chụp ảnh đẹp ngày Tết

Chụp ảnh đêm giao thừa, chỉnh sửa ảnh cho gia đình sao cho đẹp hơn hoặc biến các bức ảnh chụp thành video ngắn thật dễ dàng với các ứng dụng bên dưới đây dành cho smartphone.

iPhone 12 sẽ cung cấp hiệu năng của MacBook Pro 15 inch

Đã có những dự đoán về việc iPhone 12 sẽ đi kèm chip xử lý A14 Bionic dựa trên quy trình 5nm hứa hẹn cung cấp hiệu suất tương đương MacBook Pro 15 inch của Apple.

Justin Bieber cũng chơi hiệu ứng “#morph”

Ngay khi ra mắt album mới mang tên “Yummy”, Justin Bieber (@justinbieber) đã mở tài khoản trên TikTok, và trong 10 ngày sau khi đăng tải các video đầu tiên, tài khoản đã cán mốc 2,3 triệu followers và 7,7 triệu lượt yêu thích.

Sẽ có iPhone 9 hỗ trợ Face ID ra mắt vào mùa thu?

Dựa vào nguồn tin từ chuỗi cung ứng Apple, trang công nghệ Macotakara cho biết Apple đang phát triển một phiên bản mới với chip A13 Bionic của iPhone 8 đi kèm Face ID, bên cạnh phiên bản có Touch ID như tin đồn gần đây.

Rực lửa tái hiện hành trình EDM Việt trong ngày giáp Tết

16h ngày 19/1/2020 (25 Tết), tại công viên nước Kenton – 116A Nguyễn Hữu Thọ, P.Phước Kiển, Nhà Bè, TPHCM, 6 đội DJ hàng đầu Việt Nam hiện nay sẽ tái hiện lịch sử EDM Việt Nam, những dấu ấn các thế hệ như tên chương trình DJ MUSIC GENERATIONS muốn chuyển tải.

Những thiết bị độc đáo tại CES 2020

Những thiết bị và công nghệ thú vị nhất năm 2020 đang tạo nên làn sóng tại CES 2020. Trong suốt tuần lễ diễn ra triển lãm, người dùng đã chứng kiến một số công nghệ độc đáo xuất hiện, bao gồm cả một số sản phẩm đang được bán và sắp bán ra thị trường.