LTS: Những ngôi chợ luôn là một biểu tượng đẹp đẽ của nhân loại. Ở không gian trao đổi này, từ sơ khai, không chỉ là trao đổi hàng hóa, các văn hóa, những câu chuyện được truyền trao, những huyền thoại được dựng lên và hoàn thiện qua bước chân phát triển của nhân loại. Tác giả bài viết đã đi nhiều ngôi chợ ở các châu lục, để nhìn thấy sự tìm thấy nhau ấy. Nói như nhà thơ Bùi Giáng “ta về buôn bán với mình phôi pha”, không có sự trao đổi này riêng tây, con người cần có nhau.
. Cõi thiêng và trần thế hoà quyện
Đã hơn 10 năm trôi qua nhưng mỗi khi hồi tưởng, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của những buổi chiều tà, trên bậc thềm một ngôi đền ở Dubar Square ở Nepal, bên cốc trà sữa Masala thơm nồng hương quế, tôi đã ngồi đó hằng giờ đồng hồ chỉ để ngắm nhìn cuộc sống xung quanh.
Quảng trường Dubar là nơi mà người dân thành phố Kathmandu kính cẩn dành riêng cho những vị thần linh thiêng của mình. Quảng trường là một khuôn viên rộng lớn với nhiều đền đài cổ kính cùng cung điện uy nghi của nàng thánh nữ Kumari huyền thoại. Nhưng Dubar Square không chỉ là nơi trú ngụ của các thánh thần mà còn là chốn mưu sinh của người dân trần thế. Trước thềm những ngôi đền là cái chợ cóc được nhóm họp mỗi chiều. Chợ gồm những gian hàng bé xíu, chủ yếu là rau dưa cà hành ớt mà loại nào cũng bé tẻo teo đã từ lâu rồi tôi không còn thấy nữa. Chiều đến, dòng người kéo đến càng lúc càng đông, chợ trời tấp nập kẻ bán người mua. Nhưng lạ lùng thay, ở chợ không có những âm thanh ồn ào huyên náo, không có những dáng vẻ phiền não dù lam lũ. Kẻ đến người đi, kẻ mua người bán nhưng ai nấy đều nhẹ nhàng thong dong. Đằng góc kia, chú bán báo cầm chiếc kính lúp cặm cụi soi từng chữ để nhìn cho rõ. Bên này, anh bán rau sắp lại đám cà tím héo vừa thủ thỉ chuyện trò với cô con gái nhỏ chừng năm, sáu tuổi. Góc nọ, cô gái trẻ dịu dàng bày những vốc hoa vạn thọ, lễ vật không thể thiếu dâng lên thánh thần. Mấy chú bò thì thong thả lang thang trong sân như thể quá quen thuộc chốn này.
Cõi thiêng và trần thế hoà quyện ở Dubar Square khiến người khác mải mê ngắm nhìn, đến khi quay lại mới hay chú bé bán kẹo bông gòn đang nghiêng đầu chăm chú nhìn mình từ lúc nào rồi cả hai cùng nhoẻn miệng cười. Không biết chú nhóc bán kẹo bông nghĩ gì nhưng trong lòng người khách lạ, một cái gì đó vừa phát khởi. “Bình yên là khi mình có tất cả những gì mình muốn, hay bình yên là khi lòng mình không có quá nhiều những mong cầu mà chan hoà với tất cả, cảm nhận tình yêu thương đến từng cọng cỏ nhành cây?”.
Không ít người thắc mắc, vì sao tôi cứ chọn những nước nghèo khó cho những chuyến lang thang của mình trong gần 15 năm qua? Tôi thường mỉm cười cho qua bởi những hành trình này đến với tôi rất đỗi tự nhiên, không có quá nhiều cân đong đo đếm nhưng trong lòng cũng tự hỏi. Khi hiểu mình nhiều hơn, tôi nhận ra rằng, mình không chọn nơi chốn để thưởng ngoạn kỳ quan thắng cảnh mà chọn hành trình đánh thức tâm hồn. Và câu trả lời thường đến với tôi từ những điều nhỏ bé giữa các chốn rất đỗi nhân gian.
Real de Cartoce là một thị trấn cổ ở một vùng núi non hoang vu hẻo lánh thuộc bang San Lois Potosi của Mexico. Vào thế kỷ 18, nơi đây là một phố thị sầm uất khi hàng chục ngàn cư dân ùn ùn kéo đến khai thác mỏ bạc. Thế kỷ 19 chứng kiến thời gian vàng son của ngôi làng này với những người giàu có nhất Mexico. Khi giá trị các mỏ bạc suy giảm vào cuối thế kỷ 19, Real de Cartoce bị ruồng bỏ và không lâu sau đó trở thành thị trấn “ma” không bóng dáng con người.
Ngày nay, thị trấn này được biết đến nhiều hơn khi khách du lịch bắt đầu tìm đến nhưng dáng vẻ hoang tàn vẫn còn nguyên đó. Real de Cartoce vẫn chỉ có thể kết nối với thế giới bên ngoài bằng con đường hầm một chiều bằng đất thô sơ kéo dài 2km xuyên qua núi được đào từ hai trăm năm trước. Mấy dãy nhà xây bằng đá trơ trọi trên con đường lát đá cuội nhấp nhô, một nhà thờ bỏ hoang là những dấu ấn còn sót lại từ bàn tay con người. Cư dân chỉ vỏn vẹn một ngàn người, rải rác khắp nơi.Với những thăng trầm của mình, ngôi làng Real de Cartoce rất độc đáo nhưng cũng quá đỗi hoang hoải cô đơn. Vài ba nhà hàng, mấy cái khách sạn mở ra phục vụ cho khách du lịch càng làm Real de Cartoce thêm xa vắng.
Đã định rời đi thì nghe nói hôm sau ở làng có phiên chợ, tôi quyết định ở lại thêm ít hôm. Thoạt đầu chỉ là để thoả mãn một chút hiếu kỳ, nhưng phiên chợ nhỏ ở đã đọng lại mãi trong tôi. Những dãy phố buồn bã, những ngôi nhà bằng đá xám xịt ủ rũ bỗng trở nên thay da đổi thịt, ấm áp và sắc màu. Những chú ngựa cõng những gói hàng trên núi xuống, chủ yếu là các mặt hàng thủ công như giày dép, quần áo, khăn, thảm…vô cùng đẹp mắt. Người bán rồi người mua lần lượt xuất hiện, những gương mặt và trang phục thổ dân rất đỗi Mexico mà tôi chỉ thấy trong phim ảnh. Trong phút chốc, Real de Cartoce như được hồi sinh, tràn đầy sự sống từ hơi ấm con người. Những hàng quán ăn uống được dựng lên, xôn xao tiếng nói cười. Anh nghệ sĩ đường phố đầu đội mũ cao bồi ôm cây đàn ngân nga nơi góc phố. Trước quầy bán hoa, hai bà cụ chuyện trò thân thiết. Cái ôm của họ thật ấm áp thân thương. Không hẳn là mưu sinh, người ta đến chợ còn để gặp nhau, hàn huyên tâm sự, trao đổi những thứ mình có và mình cần. Không ai là những cá nhân riêng rẽ trong cuộc đời này.
Trong tiết trời buốt giá giữa ngôi làng hoang phế, tôi càng cảm nhận rõ hơn rằng, hoá ra, thứ giúp người ta kết nối sâu sắc với nhau chính là sự hiện diện chân thực và trọn vẹn. Không không phải những gì cao xa càng không phải phương tiện kỹ thuật hiện đại, mà một nụ cười, một cái ôm, một sự sẻ chia chân thành mới là những thứ sưởi ấm những tâm hồn, giúp con người xích lại gần nhau.
Rời phiên chợ, tôi cũng mua về chậu hoa cúc trắng xinh xinh trồng trước sân homestay mình ở. Cả một mùa xuân ở trong lòng dù hôm đó, thời tiết ở Real de Cartoce vẫn không ấm thêm một độ nào.
Có một đất nước mà đi đâu gặp ai tôi cũng giới thiệu và khuyến khích hãy đến thăm, là Myanmar. Myanmar có số phận thật long đong khi vươn mình ra thế giới được ít năm sau nhiều năm đóng cửa thì lại rơi vào nội chiến đến ngày hôm nay. Rất nhiều người bạn Tây phương mà tôi gặp khát khao đến Myanmar nhưng rồi e ngại về sự an toàn bởi những cảnh cáo từ chính phủ đất nước họ.
Thật lòng mà nói, Myanmar hôm nay thụt lùi hơn hẳn những năm trước, khi kinh tế đình trệ, du lịch gần như con số không. Điện cúp mọi lúc mọi nơi dù tại thủ đô hay các địa danh du lịch quan trọng nhất. Các trạm chốt quân đội mọc dài đường, hành khách có thể bị kiểm tra bất cứ lúc nào bất kể người trong nước hay nước ngoài. Bạn quản lý khách sạn đưa chiếc đèn pin cho tôi dùng khi cúp điện cho hay, cả năm rồi bạn ấy không thể về quê vì ngôi làng của bạn thường xuyên xảy ra giao tranh. Nhưng Myanmar không vì thế mà không chìm trong bóng tối. Sáng sớm trên các ngả đường, vẫn là các nhà sư chân trần chậm rãi đi khất thực. Ngôi chùa nhỏ bên sông vẫn vang tiếng cười của đám trẻ được vị sư già hiền từ nuôi dạy. Chợ phiên ở hồ Inle vẫn nhóm họp mỗi tuần trong niềm hân hoan chờ đợi của dân làng.
Đã đến hồ Inle mấy lần nhưng đến lần này tôi mới hay ở đây có chợ phiên. Cũng như các phiên chợ vùng cao ở Việt Nam, chợ phiên ở hồ Inle chỉ nhóm họp một lần trong một tuần. Từ rất sớm, bà con ở các làng bản trong vùng lũ lượt mang đến chợ những thứ mình có được để bày bán. Hồ Inle nằm ở bang Shan vốn là vùng núi với đặc sản là trà nên trà tràn ngập chợ bên cạnh các loại nông sản từ lạ mắt đến rất đỗi thân quen như món hạt me rang của tuổi thơ tôi. Gian hàng tôi yêu thích nhất là quầy ẩm thực với những thứ quà quê chỉ tìm thấy trong ngày họp phiên. Món bánh bột gạo ăn cùng rễ củ hành bọc trong chiếc lá sen có vẻ rất được mọi người yêu thích từ trẻ con đến người lớn. Thoăn thoắt gói bánh cho khách, hai vợ chồng chị bán bánh không quên ngừng tay lại, mỉm cười khi thấy tôi giơ máy chụp hình. Cô bán trà, em bé bán rau, anh bán dầu đậu phộng… ai ai cũng thế, thân thiện và hiền hoà. Không có bóng dáng của chiến tranh, không có sự sợ hãi lo âu, không có những vội vàng hối hả. Chợ phiên ở Inle mộc mạc mà tràn đầy sức sống.
Thì ra, khi người ta nội tâm vững vàng và sâu sắc thì ngoại cảnh nào cũng chỉ là những đợt sóng, đến rồi sẽ tan.
Tú Nguyễn (Hình và bài)
LTS: Truyện ngắn này đã được viết ra hơn 50 năm, một quãng thời gian rất dài để đổi thay tận gốc các tiện nghi, phương tiện kết nối, lối sống và hành vi tiếp nhận của con người. Thế nhưng, câu chuyện về đức tin mỗi người, về sự nối kết với vật thể-phương tiện, mối giao cảm con người và con người… lại chính là nỗi băn khoăn lớn nhất của thời đại AI hôm nay. Những vấn đề chìm phía dưới các hành động và nối kết, cả những điều nổi lên như tiếng phong cầm và nụ cười trong sáng của cô gái trẻ, là những hài âm dài không chỉ lan đến bây giờ mà còn tiếp mai sau, bất kể công nghệ đi tới đỉnh mới nào. Đó là cách văn chương ở lại, đó là cách con người tự hỏi!
Đồng hồ thông minh Huawei Watch GT 4 phiên bản 41mm là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và thời trang dành cho phái nữ. Sản phẩm mang đến trải nghiệm rất khác biệt, nếu là người chuyên chăm sóc sức khỏe, mê luyện tập thể thao bạn sẽ cảm nhận rõ sự cá nhân hóa trong mỗi tính năng, hành trình.
Chưa thể nói trước được điều gì, nhưng với tốc độ phát triển cũng như hướng đi của AI hiện tại, chúng ta có thể dự đoán được phần nào mức độ hiện diện của nhân vật mới này trong cuộc sống tương lai trong 25 năm nữa.
Tôi nhớ đến những ca từ mà thời sinh viên, tình cờ tôi nghe ca sĩ Thùy Dương hát: “Vài mươi năm sau, người ta sẽ nói chuyện thay trí nhớ, và rồi em hỡi, lúc ấy con người sẽ yêu và sẽ sống ra sao trong dung nhan xa lạ…”.
Trong một thế giới nơi Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến, sự hiện diện của nó được cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhiều người xem thời đại của chúng ta ở hiện tại là một thời đại nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rẫy nhưng thách thức. Tuy nhiên, bản thân tôi nhận thấy rằng, mọi người xung quanh mình có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của AI, đặc biệt là khi AI được áp dụng vào các lĩnh vực sáng tạo như hội họa hoặc sáng tác âm nhạc.
Không nghi ngờ gì nữa, trí tuệ nhân tạo hoặc trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence, viết tắt: AI) hoàn toàn có thể tự sáng tạo – công việc mà nhiều ngàn năm qua ngỡ là độc quyền của con người. Nhưng câu hỏi đặt ra là: AI sẽ làm nghệ thuật cho ai và vì ai?
Những người yêu thích AI đều tin tưởng rằng công nghệ này sẽ nâng cao khả năng giải quyết công việc cũng như sáng tạo. Tuy nhiên, cũng còn đó nhiều ý kiến cho rằng AI cũng có thể tạo ra những bước ngoặt đen tối như bộ phim “Kẻ hủy diệt” đã từng dự báo.
Tai nghe Arctis Nova 7 phiên bản Rồng được kết hợp từ các biểu tượng và nghệ thuật để chào mừng Tết Nguyên đán 2024.
Visa chính thức công bố gia hạn mối quan hệ hợp tác toàn cầu cùng FIFA, trở thành đối tác chính thức của Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA), hướng tới giải vô địch thế giới FIFA World Cup 2026™, Visa phối hợp cùng FIFA hứa hẹn sẽ tiếp tục nâng tầm trải nghiệm hơn nữa cho người hâm mộ bóng đá trên toàn cầu. Visa cũng trở thành đối tác toàn cầu đầu tiên của Đội Red Bull F1 với logo Visa xuất hiện trên xe đua của đội tuyển.
Nhân Tết đoàn viên – mùa hẹn hò cao điểm, Tinder ra mắt loạt video ngắn tiếp thành công của chiến dịch Mọi khởi đầu đều đến từ lần quẹt Tinder, kể câu chuyện nhằm tôn vinh những tiềm năng kết nối đa dạng dành cho thị trường Việt Nam. Đó có thể kết nối để trở thành bạn bè, hội nhóm hoặc là tình yêu của nhau.