Một anh chàng chuyên viên thiết kế nội thất 30 tuổi, đã tốt nghiệp đại học mỹ thuật và kiến trúc cách đây vài năm. Sau khi ra trường, với tấm bằng đại học trên tay, thay vì kiếm một công việc cho ổn định, Phú (tên chàng trai) lại lao vào học viết thư pháp, luyện con chữ, rồi đi sưu tầm đá vân nghệ thuật, đá đồ thị, sỏi biển, sỏi khe… Và rồi, một ngày đẹp trời, Phú khệ nệ ôm về một cái radio cũ, mốc thếch, ngồi hí hoáy lau chùi, đánh bóng và chăm chú rà băng tầng, dò đài… anh phát hiện ra rằng đam mê của mình năm trong phương tiện truyền thông ngỡ cũ kỹ ấy
Rồi sau đó, tiền kiếm được nhờ vào quán cà phê F5 trên đường Lê Lợi, Đà Nẵng được Phú “đầu tư” thêm nhiều vào kho tàng radio của mình. Kết quả là tháng nào Phú cũng có nguy cơ âm vốn trong kinh doanh, và quán cà phê trở thành cái kho chứa radio cũ.
Khi nghe tôi hỏi thăm về bộ sưu tập radio, Phú nói cười sinh động ra hẳn: “Ồ, thật ra, làm sưu tập radio mà nghĩ đến chuyện kinh doanh, bán lấy lãi thì e rằng chỉ có lỗ trở lên mà thôi anh à, khi chơi radio cổ, điều em nghĩ đến đầu tiên và chi phối em cho đến bây giờ vẫn là làm một cầu nối giữa hiện tại và quá khứ. Anh sẽ nghĩ gì về văn minh nhân loại khi nhìn những chiếc radio mà cách đây 50 năm hoặc hơn một chút, nó là đỉnh cao của công nghệ, của nhân loại. Để rồi, sau đó không bao lâu, nó nhận sứ mệnh của một sứ giả nguyên thủy, một biểu tượng của quá vãng. Dường như bên trong nó có điều gì đó sâu xa, khó lý giải…”.
Trong bộ sưu tập của Phú có những chiếc radio ra đời vào những năm 1930, với bốn băng tầng, vẫn còn sử dụng được ngon lành, rồi những chiếc máy hát đĩa kim, những chiếc máy chạy băng cassette đầu tiên có mặt ở Việt Nam… Cả hàng mấy trăm chiếc, mỗi chiếc mỗi vẻ, mỗi hấp dẫn, không chiếc nào giống chiếc nào.
“Anh thử tưởng tượng trong thời đại văn minh và nhộn nhịp này, bước vào một quán cà phê, ở đó người ta gặp lại không khí chậm trầm, tĩnh lặng của những năm 1930, và thi thoảng, trong góc phòng lại phát ra tiếng rè rè của radio rà sóng, âm thanh này cộng hưởng với tiếng nhạc giao hưởng sẽ cho ra hiệu ứng gì? Thật là khó mà tả được. Và ý tưởng mỗi bàn đặt một radio của em không nằm ngoài ý đồ này. Đương nhiên, để được nó, quán cà phê F5 của em phải trả giá cho việc lọc và chọn khách, rồi bản thân em phải trả giá cho vấn đề thu nhập. Nhưng đam mê luôn có giá của nó mà”, Phú nói. Và Phú vẫn đang tiếp tục làm đầy bộ sưu tập radio hai băng tầng, bốn băng tầng của những năm 1930. Ngoài món radio, Phú còn là “tay chơi lớn” về bật lửa cũ và đồng hồ xưa. Trong gia tài trưng bày của anh tại quáng có hàng chục chiếc đồng hồ cũ quý nhà vẫn còn đổ nhịp tích tắc và những chiếc bật lửa vẫn còn được dịp lóe lên trong cuộc đời trăm năm của chúng. Thời gian, lửa đam mê và những đỉnh cao công nghệ quá vãng, cách sưu tập của Phú dễ gợi những liên tưởng và suy tư lớn hơn.
“Nhưng, trong thú chơi này, vẫn không loại trừ chữ chơi giả hiệu, một trò đầu cơ nghệ thuật. Và kết quả là làm rối loạn những hoạt động thuộc về lửa tâm hồn của giới sưu tập, của người có lòng tự trọng trước cuộc chơi” – một người bạn đã nói với tôi như thế khi bàn về chuyện phong trào sưu tập đang bùng phát và chộn rộn tại Việt Nam. Và như thế những người chơi nhiều “lửa” như Phú lại càng trở nên cần hiết và quý hiếm!
Phương Minh
Với làn da ngăm ngăm, gương mặt lạnh lạnh, Tống Kiều My – thí sinh được ban giám khảo cuộc thi VietNam Next Top Model 2011 nhận xét có cá tính mạnh – đẹp, độc và điên đã và đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình trong giới showbiz với công việc người mẫu, diễn viên, đạo diễn thời trang… Có lẽ ít ngờ, Kiều My còn là một cô bé khéo tay làm gấu bông bằng handmade đâu nhỉ? Chưa hết, Kiều My thuộc mẫu người cực kỳ hài hước, TH&NT đã được dịp thưởng thức những trận cười giòn tan…