Từ một nhà nhập khẩu máy pha cà phê, anh Nguyễn Thanh Lâm sẽ trở thành người đầu tiên sản xuất dòng máy pha cà phê sử dụng công nghệ IoT tại Việt Nam.
Sinh năm 1977, tại Tiền Giang. Năm 2000 anh Thanh Lâm tốt nghiệp ngành Ngoại thương của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và làm việc cho một tập đoàn của Pháp. Công việc giúp anh được tiếp xúc với máy pha cà phê của Pháp, Ý từ khi máy chưa xuất hiện đại trà trên thị trường. Những năm 2000, các quán cà phê ở Sài Gòn chủ yếu là cà phê mô hình sân vườn và phục vụ cà phê phin. Loại hình cà phê máy mới chỉ có ở các khách sạn bốn, năm sao. Nhưng sau đó ít năm, thành phố bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển với các hoạt động trao đổi văn hoá phong phú, lượng khách du lịch tăng mạnh mẽ, người sử dụng cà phê máy cũng tăng lên. Hình thức cà phê mang đi bắt đầu du nhập và sau đó cũng phát triển rất nhanh. Lúc này máy pha cà phê của nước ngoài chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường.
Anh Lâm cho biết mình luôn cảm thấy may mắn: “Nhờ thời điểm làm việc này, nhờ nhiều năm ngụp lặn với hầu hết tất cả các vấn đề của một chiếc máy pha cà phê mà mình hiểu nó như một bài thơ thuộc nằm lòng. Từ hiểu máy móc và các kỹ thuật sử dụng, sửa chữa, thay thế, mình hiểu luôn thói quen và tâm lý của người sử dụng”.
Máy pha cà phê của Ý rất khó sử dụng. Khách hàng hầu như không đủ kiên nhẫn đễ đọc hết bản hướng dẫn sử dụng máy và để pha được một tách cà phê đúng chuẩn người pha phải trải qua một khóa huấn luyện chuyên môn về pha cà phê máy. Một điểm khác nữa là người Ý uống cà phê với sữa tươi và bọt sữa tươi. Một điểm khác nữa là người Ý uống cà phê với sữa. Chính vì thế, với một chiếc máy pha cà phê nước ngoài thì cây khuấy và vòi sục thường xuyên hoạt động. Trong khi người Việt uống cà phê đá hoặc cà phê sữa đá, dùng sữa đặc. Máy ngoại pha cà phê cho người Việt, công năng sử dụng thì không hết nhưng điện năng thì lại phải trả cao. Tình trạng để máy thiếu nước, cháy bơm, chọn máy công suất nhỏ, lúc đông khách không đáp ứng được… diễn ra thường xuyên. Khi máy hỏng, chi phí sửa, thay lắp rất cao.
Cơ hội từ nhu cầu người dùng và mảng thị trường ngách
Các nghiên cứu thị trường cho biết, 80% người Việt gắn bó với cà phê mỗi ngày. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới. Khảo sát của Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho thấy tiềm năng tiêu thụ ở thị trường nội địa Việt Nam là 70.000 tấn/năm. Với sản lượng cà phê thu hoạch hàng năm đạt 700.000 – 800.000 tấn, lượng cà phê tiêu thụ nội địa chiếm 10%.
Xã hội phát triển, nhịp độ cuộc sống nhanh hơn, thói quen uống của người Việt cũng thay đổi. Các nhà hàng, quán cà phê kiểu cũ cũng nhanh chóng cập nhật thực đơn để theo kịp với cách thức thưởng thức cà phê mới của khách. Bên cạnh hương vị, giá cả, hình thức thì một ưu tiên khác không kém quan trọng là tiện dụng. Chính vì thế, những năm 2010 – 2015 ở Sài Gòn, cứ mỗi một quán cà phê mở ra là có một chiếc máy pha cà phê của nước ngoài được tiêu thụ.
Từ kinh nghiệm với máy pha cà phê cùng với sở thích thiên về máy móc, kỹ thuật, và khả năng sử dụng tốt hai ngoại ngữ Anh, Pháp, anh Lâm nhập khẩu máy pha cà phê từ Pháp, Ý về phân phối sỉ và lẻ tại thị trường trong nước. Có thời điểm công ty nhập về hàng container máy xay, máy pha và các linh kiện dùng cho máy pha cà phê.
Nhận thấy nhu cầu về cà phê máy ở Việt Nam tiếp tục tăng, anh Lâm đồng thời nhận ra sự lãng phí vô cùng lớn trong việc nhập khẩu máy pha cà phê và các loại máy móc linh kiện liên quan. Và phần lớn sự lãng phí này rơi vào người tiêu dùng. Về giá, cũng là một chiếc máy với linh kiện và chi tiết máy kiểu dáng tương đương nhau nhưng nếu nhập về Việt Nam phải cõng thêm chi phí logistics và thuế nhập khẩu. Đây là hai chi tiết đội giá cao hơn gấp hai gấp ba thậm chí gấp gần chục lần, đánh xuống người sử dụng.
“Vậy mình có thể làm được gì?”, anh Lâm từng hỏi. Và câu trả lời của anh là “Dịch chuyển khu vực của nó, khiến cho chi phí logistics, thuế nhập khẩu biến mất”.
Tôi thấy mình may mắn
Không do dự, anh đầu tư vào sản xuất máy pha cà phê, tập trung vào phục vụ thói quen uống cà phê của người Việt. Giải đáp cho những băn khoăn của người viết và năng lực sản xuất máy móc, linh kiện cũng như nền công nghiệp cơ khí còn nhiều vấn đề, đặc biệt là các tiêu chuẩn chất lượng trong nước, anh Lâm chia sẻ – “Điều tuyệt vời nhất khi bạn kinh doanh trong một thế giới ngày càng phẳng, đặc biệt là ở lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi độ chuyên môn hoá cao chính là việc nó cho phép tất cả chúng ta có thể tiếp cận và mua mọi sản phẩm, linh kiện của tất cả các công ty sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới”. “Để sản xuất máy pha cà phê, chi phí sản xuất của một chiếc máy LAMVITA đắt hơn một chiếc máy bên Ý, Pháp nhưng khi đưa ra thị trường nó chỉ rẻ bằng ½ hoặc rẻ hơn ½ so với một chiếc máy pha cà phê Ý cùng loại. Tỷ lệ thành phần nội địa trong một chiếc máy xét theo giá thành chiếm khoảng 60%, xét theo linh kiện thì chiếm 30%, 70% linh kiện quan trọng còn lại được nhập khẩu từ Ý”, anh Lâm cho biết.
Và công ty đầu tư lắp ráp sản phẩm với công nghệ tương tự nhưng giá tốt hơn so với sản phẩm ngoại nhập. Đồng thời tập trung quảng bá giới thiệu sản phẩm ở phân khúc tầm trung với chiến lược cụ thể: “ Tập trung vào 02 kênh phân phối chính: e- commerce với các sàn tiki, shopee và sử dụng Facebook, instagram dẫn link về website công ty để quảng cáo bán hàng”. Đến cuối năm 2020, sau 4 lần cải tiến và nâng cấp, kể từ khi ra đời chiếc máy đầu tiên vào năm 2018, thì các thế hệ máy pha cà phê LAMVITA đã đạt đến mức độ tối ưu về chất lượng, về công năng để bất kì người dùng nào cũng có thể pha được những tách cà phê đúng chuẩn như một barista thực thụ.
Hiện LAMVITA có 01 dòng máy xay cà phê và 06 dòng máy pha cà phê để đáp ứng tất cả các nhu cầu về thiết bị pha chế cà phê cho hầu hết các mô hình quán cà phê từ nhỏ đến lớn, từ nhu cầu phục vụ các thức uống cơ bản cho đến các thức uống cao cấp đòi hỏi kỹ năng pha chế điêu luyện…
“Sự ra đời của các sàn thương mại điện tử đã hỗ trợ hoạt động bán hàng của công ty rất hiệu quả, như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo bên cạnh các cửa hàng điện tử bán lẻ Điện Máy Xanh, Omega Market, Chợ Lớn… Thêm nữa, các bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam cực giỏi. Nhờ các bạn ấy, thời gian tới Lamvita sẽ cho ra đời dòng máy pha cà phê tích hợp công nghệ IoT giúp người kinh doanh kiểm soát được chất lượng của mỗi ly cà phê thông qua các chỉ số về lượng nguyên liệu đầu vào, số lượng đầu ra và thời gian xay, pha cà phê. Năm qua, doanh số của Lamvita tăng trên 100%, doanh thu xấp xỉ ba triệu USD. Hiện LAMVITA là đối tác của các chuỗi cà phê lớn như Trung Nguyên, Phúc Long và Milano” – anh Lâm chia sẻ thêm.
POPS Việt Nam vừa cho ra mắt bộ sưu tập NFT đầu tiên DinoPOPS, phiên bản chú khủng long T-Rex từ series Anh Trai Tôi Là Khủng Long – một trong những bộ truyện tranh nổi tiếng của POPS Comic.
Là một tín đồ hoài cổ của Windows XP, bạn có bỏ 60 USD cho mỗi áo trong bộ sưu tập quần áo Hardwear mới của Microsoft không?
Amazon đang làm việc với Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson để phát triển vaccine cá nhân hóa cho các bệnh ung thư vú và ung thư da sắc tố. Sáng kiến hiện đang tuyển 20 bệnh nhân tham gia vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
Ngày 12/7, Công ty Cổ phần VNG công bố khoản tài trợ mới 9,08 tỷ đồng cho Newborns Việt Nam, viết tiếp hành trình cứu sống trẻ sơ sinh và cải tiến hệ thống chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Việt Nam.
Kinh sinh học Biopanel đang được nghiên cứu phát triển bởi công ty khởi nghiệp Greenfluidics (Mexico). Tính năng nhiều, song tính khả dụng để thương mại hóa vẫn là vấn đề đáng quan tâm.
Seagate Technology vừa khởi động chương trình Thu hồi và tái chế ổ cứng tại Việt Nam. Đây là một phần trong sáng kiến bền vững của Seagate, với mục tiêu giảm thiểu rác thải sinh hoạt được tạo ra từ các ổ cứng đã qua sử dụng hoặc ngừng hoạt động.
Ngày 2/7, với mong ước góp phần chuẩn hoá chương trình giáo dục âm nhạc cho độ tuổi mầm non Việt Nam, Trường Âm Nhạc và Nghệ Thuật Neokid chính thức ra mắt dự án phi lợi nhuận chia sẻ “Phương pháp giáo dục cảm thụ âm nhạc” cùng chương trình Nền Tảng Vàng (Golden Foundation Music Course) – bộ giáo trình âm nhạc do người Việt Nam biên soạn dành cho trẻ em Việt Nam.
Bốn đột phá trong công nghệ y học và sức khỏe đang mở ra hi vọng mang lại cuộc sống và chất lượng sống cho con người.
Cập nhật xu hướng, Home Credit cho biết đã phát triển nội dung sáng tạo trên TikTok để xây dựng hình ảnh nhãn hàng thân thiện và trẻ trung trong mắt người dùng thế hệ mới.
Lần đầu tiên, các thành viên Tinder có cơ hội tham gia chuyến xe buýt hai tầng mang tính biểu tượng “Tinder Khám phá – Bus nhịp trái tim” và khám phá những điểm hẹn hò thú vị ở Thành phố Hồ Chí Minh.