Máy ATM phát gạo miễn phí thông minh: nhận diện khuôn mặt, hẹn giờ đến nhận

Nhờ được trang bị AI, máy ATM gạo có thể nhận diện được khuôn mặt - Ảnh: Lê Hải Bình

Không chỉ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn nhận được hỗ trợ, máy ATM gạo đời mới tại TPHCM do anh Lê Hải Bình và một nhóm chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên chế tạo còn được tích hợp các công nghệ mới như AI, Cloud, tổng đài lấy số thứ tự nhằm đảm bảo yêu cầu về giãn cách trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài trong thời gian dài đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, tinh thần của người dân, đẩy nhiều người rơi vào cảnh điêu đứng. Chính vì thế, sự xuất hiện của rất nhiều máy “ATM gạo” hiện nay như là một sự chia sẻ khó khăn, nhường cơm sẻ áo cho những người có hoàn cảnh thiếu thốn. Tuy nhiên, hầu hết các máy ATM gạo này đều sử dụng các nút bấm hoặc bàn đạp để lấy gạo nên có sự tiếp xúc giữa rất nhiều người, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.

26173737_10213817948255209_5266864970629172049_o
Anh Lê Hải Bình – Chủ tịch Mắt Bão Group

Từ thực tế đó, anh Lê Hải Bình – Chủ tịch Mắt Bão Group đã quyết định triển khai việc chế tạo ATM gạo thông minh. Điểm nổi bật là máy được tích hợp các công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI) và phần mềm Cloudfone. 

Anh Bình cho biết, máy ATM gạo trang bị trí thông minh nhân tạo (AI) giúp nhận diện khuôn mặt chính xác 99%, đặc biệt trong trường hợp đeo khẩu trang thì máy vẫn có thể nhận diện chính xác đến 95%. Điều này giúp giảm thất thoát gạo, giảm tối đa tình trạng một người đến nhận nhiều lần trong ngày và đảm bảo mọi người đều công bằng với nhau. 

Bên cạnh đó, công nghệ điện toán đám mây (Cloud) trên máy ATM gạo sẽ giúp kết nối các máy trong cùng một hệ thống lại với nhau, đảm bảo dữ liệu nhận diện khuôn mặt xuyên suốt. Ví dụ: Một người nhận ở máy này, đến máy có địa chỉ khác vẫn xác định được. 

Bên cạnh 2 công nghệ nổi bật là AI và Cloud, máy ATM gạo thông minh còn trang bị phần mềm Cloudfone, hỗ trợ tổng đài lấy số thứ tự để nhận gạo hay còn gọi là tổng đài xếp lịch. Điều này được đánh giá là vô cùng quan trọng trong việc hạn chế người dân tụ tập đông người tại một thời điểm, tránh cho người tới nhận phải chờ đợi lâu, bảo đảm giãn cách theo qui định 5K của Bộ Y tế. 

Chia sẻ với truyền thông, anh Bình cho biết: “Người dân chỉ cần gọi điện vào tổng đài, hệ thống với phần mềm tra cứu dữ liệu tự động sẽ chọn ra khung giờ còn trống dao động trong khoảng 30 phút để hẹn người dân đến nhận gạo. Thông tin này không chỉ được tổng đài thông báo khi người dân gọi tới, mà còn được nhắn tin vào số di động của người dân về thời gian, địa điểm đến để nhận gạo miễn phí”. 

219129719_1182579775502442_6312980169691332459_n
Máy ATM phát gạo cho người dân tại giáo xứ Bình Thuận, 722 Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hoà, Bình Tân

Bên cạnh số gạo do anh Bình đóng góp, hoạt động này còn được các mạnh thường quân trên cả nước cùng góp sức. Tính tới ngày 18/7, máy đã nhận được  hơn 38 tấn gạo và 587 triệu đồng tiện mặt từ các nhà hảo tâm. Trước sự quan tâm đặc biệt từ mọi người, Anh Bình cho biết sẽ mở thêm nhiều máy ATM gạo thông minh trong thời gian sắp tới để phục vụ bà con. 

Đến thời điểm hiện tại, máy ATM gạo thông minh đã phát được hơn 8 tấn gạo cho hơn 2 nghìn người dân. Việc làm ý nghĩa và thiết thực của anh Bình cùng với nhóm chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên đã nhận được vô số lời khen ngợi từ mọi người. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đã tham gia ủng hộ gạo và mong muốn đặt thêm máy ATM gạo ở nhiều địa điểm khác để phục vụ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. 

Hiện có tổng cộng 2 máy ATM gạo được đặt tại TPHCM, gồm 12A Núi Thành, P13, Quận Tân Bình, và 722 Tân Kỳ Tân Quý, Q.Bình Tân. Mỗi lần lấy gạo được 5kg, sau 7 ngày thì đến lấy lại. Tổng đài xếp lịch 028.77.77.77.88.

Có thể bạn quan tâm
Khi những ông chủ doanh nghiệp đi bán rau, thịt cá phục vụ người dân

Nhằm giảm tải áp lực cho các cửa hàng bách hóa tiện lợi, hệ thống siêu thị tại TP.HCM, các doanh nghiệp ngoài ngành như Di Động Việt, Con Cưng, Guardian đã triển khai dịch vụ bán rau củ, quả để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trong mùa dịch.

Nền tảng “Sài Gòn Bao Dung” nối người cho và người nhận

VNG vừa chính thức ra mắt Dự án “Sài Gòn Bao Dung”, một nền tảng công nghệ giúp cho các đơn vị thiện nguyện uy tín trên địa bàn TPHCM, các tấm lòng giúp đỡ trên cả nước và những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong đợt dịch Covid-19 kết nối với nhau.

Mua sắm kết hợp giải trí sẽ lên ngôi

Trong bối cảnh thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều đợt mua sắm lớn, trong một báo cáo TikTok dự đoán Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) sẽ là xu hướng nửa cuối năm 2021.

Prudential ra mắt tính năng mới hỗ trợ trải nghiệm người dùng nhanh và an toàn

Prudential vừa giới thiệu 2 tính năng mới Cập nhật tiến trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm trên cổng thông tin khách hàng PruOnline và trang Zalo – Prudential Vietnam, và Định danh điện tử (eKYC).

Chuyển tiền bằng Ví MoMo ngay trên ứng dụng chat Viber

Ứng dụng chat Viber đã công bố hợp tác với MoMo, giúp người dùng có thể thực hiện các thao tác chuyển tiền, chia tiền hay nạp tiền điện thoại ngay trên ứng dụng.

Nối gót Apple, Samsung tuyên bố xử lý mạnh tay các nguồn rò rỉ sản phẩm trước khi ra mắt

Rò rỉ là một phần chính của ngành công nghiệp, nó thậm chí còn phổ biến với ngành công nghiệp điện thoại thông minh. Nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi điện thoại thông minh mới ra mắt, có rất nhiều thông tin rò rỉ và suy đoán lan truyền trực tuyến.

Học hỏi các nước về mô hình “Chợ nông dân ngoài trời” giữa mùa Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã mang đến những thách thức mới cho nền an ninh lương thực ở nhiều quốc gia. Và mô hình “Chợ nông dân ngoài trời” bắt đầu được nhắc tới bởi nó rất cần thiết trong giai đoạn này.

Nền tảng video ngắn YouTube Short đã có ở Việt Nam

YouTube vừa cho biết việc ra mắt phiên bản thử nghiệm của YouTube Shorts tại Việt Nam.

Hãng thời trang Onitsuka Tiger ra mắt đồng phục giải đấu Esport toàn cầu Intel World Open

Thương hiệu thời trang Nhật Bản Onitsuka Tiger vừa thông báo về việc tham gia Intel World Open – giải đấu Esports toàn cầu do Intel tổ chức, với tư cách là đối tác sản xuất đồng phục chính thức.

“Giữ Lại Dấu Chân Sao La” cùng Google và WWF-Việt Nam

Nhân ngày Quốc tế Sao la, Google phối hợp cùng WWF-Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, khởi động chiến dịch “Giữ Lại Dấu Chân Sao La” nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này thông qua việc nâng cao nhận thức và kêu gọi công chúng hành động.