Nhân ngày Quốc tế Sao la, Google phối hợp cùng WWF-Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, khởi động chiến dịch “Giữ Lại Dấu Chân Sao La” nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này thông qua việc nâng cao nhận thức và kêu gọi công chúng hành động.
Đặc biệt, Google ra mắt mô hình Thực tế tăng cường (AR) 3D của Sao la trên Google Tìm kiếm để người dùng trên khắp thế giới có thể ngắm nhìn cận cảnh và chi tiết sinh vật tuyệt vời này ngay trên các thiết bị điện tử thông minh. Đây là lần đầu tiên Google số hóa một loài động vật hoang dã quý hiếm bậc nhất của Việt Nam dưới hình thức AR 3D.
Sinh sống dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Lào, Sao la là một biểu tượng của đa dạng sinh học không những của Việt Nam mà còn cho cả khu vực châu Á. Việc phát hiện ra loài này vào năm 1992 tại Vườn Quốc gia Vũ Quang đã làm chấn động cả giới bảo tồn trên toàn thế giới bởi trong vòng 100 năm trước đó, chỉ có năm loài thú lớn được phát hiện. Sống sót qua vô vàn mối đe dọa từ thời cổ đại, thế nhưng giờ đây, Sao la đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng với ít hơn vài chục cá thể trong tự nhiên. Việc bảo tồn Sao la đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
“Giữ lại dấu chân Sao la” được chia thành hai giai đoạn, bắt đầu từ tháng 7. Giai đoạn “Theo dấu chân Sao la” sẽ mang tới công chúng nhiều thông tin thú vị xung quanh Sao la, giải mã những hiểu lầm thường gặp về chúng. Giai đoạn hai, thông qua nhiều hoạt động tương tác trực tuyến, công chúng sẽ hiểu hơn về mối liên kết giữa hành vi tiêu dùng hàng ngày của mình ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thế nào tới Sao la, tới các loài động vật hoang dã và thiên nhiên. Từ đó, mỗi người có thể có những thay đổi hoặc điều chỉnh hàng ngày để góp phần cứu Sao la, bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.
Đi bộ trên mặt nước là một hành vi phổ biến đối với một số hiếm loài côn trùng, bằng cách khai thác sức căng bề mặt của nước. Nhưng một câu chuyện kỳ lạ cho thấy, con bọ cánh cứng đã thực hiện cũng hành vi tương tự này, nhưng ở một hình thức khác quái lạ, đó là đi ngược dưới bề mặt của mặt nước.
Dù bạn có tin vào người ngoài hành tinh hay không, thì những năm qua vẫn có rất nhiều bức ảnh chụp vật thể bay kỳ lạ không giải thích được, kèm theo đó là các sự kiện với những câu chuyện thú vị được đặt ra.
Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos vừa thông báo, hành khách thứ tư trên chuyến bay đầu tiên của công ty du lịch vũ trụ Blue Origin của ông sẽ là Wally Funk, một người từng tham gia Mercury 13- một chương trình tuyển dụng nữ phi hành gia vào những năm 1960.
Đồng hồ nguyên tử không gian sâu, thiết bị đầu tiên thuộc loại này được thử nghiệm, là một bước tiến quan trọng đối với việc điều hướng tự động theo thời gian thực trong Hệ mặt trời.
Cá và nhiều động vật biển khác vẫn có thể chết đuối do thiếu oxy.
Một bàn tay ma quái khổng lồ vừa được phát hiện vươn dài sâu thẳm trong không gian, nó cũng ấn vào một đám mây phát sáng tạo nên diện mạo thiên văn vô cùng kỳ thú.
Công bố ngày 19/5 trên tạp chí Nature, trong một nghiên cứu tiến hành ở Tây Ban Nha khẳng định, tiêm một liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca kết hợp 1 liều vaccine Covid-19 Pfizer – BioNTech tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh với virus SARS-CoV-2.
TPHCM đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19, nhiều người dân vẫn còn lo lắng về tác dụng phụ, hiệu quả và tính an toàn của vaccine. Vì vậy việc hiểu biết đủ và đúng về vaccine để an toàn khi tiêm ngừa cũng như phòng chống dịch bệnh là điều cần thiết.
Các nhà khoa học đã nhận thấy tác động đáng kể của Covid-19 đối với não người, họ bị mất chất xám dần theo thời gian.
NASA đã công bố bức ảnh thú vị về một hình nộm mặc quần áo vũ trụ sắp sửa đưa vào một chuyến bay thử nghiệm mô phỏng được phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida.