Củ tỏi Lý Sơn biết… nghe điện thoại

Với dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trong một nhóm đảo gồm một đảo lớn và hai đảo nhỏ, trong đó, một đảo lớn chứa trên hai mươi lăm ngàn cư dân và một đảo nhỏ chứa ngót nghét một ngàn cư dân, suốt ngày không có điện, chỉ bật sáng vào 5h chiều cho đến 11h đêm, mọi sinh hoạt, mưu tính của thế giới hiện đại gói gọn trong 7 tiếng đồng hồ ngắn ngủi. Từ điện thoại cho đến máy tính cũng chỉ gói gọn trong quĩ thời gian này. Và, cũng không biết tự bao giờ, người Lý Sơn hay nói đùa với nhau về chuyện củ tỏi biết nghe điện thoại.

Chuyện khá dài, nhưng nôm na vẫn xoay quanh nghề trồng tỏi, một làng nghề truyền thống ở Lý Sơn suốt mấy trăm năm nay và phát triển nở rộ trong độ hai mươi năm trở lại đây. Phần lớn những cánh đồng tỏi ở Lý Sơn đều có những ngôi mộ cổ, nhiều mộ lên đến vài trăm năm và đây là mộ của tổ tiên những chủ nhân hiện tại của cánh đồng tỏi này. Người Lý sơn giải thích rằng sở dĩ họ có một làng nghề trồng tỏi truyền thống vì họ mang ơn tổ tiên nhiều hơn là thói quen và thu nhập kinh tế, vấn đề thu nhập kinh tế từ nghề trồng tỏi chỉ xuất hiện trong những năm gần đây.

Theo họ, trong những năm đầu khai canh lập nghiệp nơi vùng đảo hoang, tịnh không bóng người và nhiều hồn ma bóng quế này, tổ tiên Lý Sơn đã chèo thuyền về tận cố hương nơi đất liền xa xôi để mang giống tỏi nếp (bây giờ gọi là tỏi Lý Sơn và hình như cũng chỉ có mỗi Lý Sơn là còn giống tỏi nếp) ra trồng trên đất. Trồng tỏi trên đất mang hai ý nghĩa: báo mùa về và chống trùng độc. Bởi cây tỏi nếp là loài cây tương đối chuẩn xác trong chu kỳ nảy mầm, hễ cứ tàn Thu, chớm Đông thì tự dưng mọi củ tỏi nếp dậy lên mấy mầm xanh nơi đầu tép tỏi, và cứ thế, mang ra trồng, cách gì thì cũng đúng vào dịp Lập Xuân thì cây tỏi đơm bông, tỏa hương nồng nàn, ngào ngạt. Hương tỏi gợi nhớ ngày Tết nơi cố hương, hương tỏi chống gió độc, hương tỏi như một bạn tri âm với kẻ xa nhà, thinh lặng và sâu lắng, hương tỏi xua đi những rắn rết độc hại… Và cứ thế, đời này sang đời khác, cây tỏi trở thành người bạn đường của những viễn khách Lý Sơn.

Trong những năm đói kém, biển động thường xuyên, nghề chài lưới, đánh cá của cư dân Lý Sơn bị thất bát mùa màng, không đủ tiền mua gạo, cây tỏi như một thứ cứu rỗi mà tạo hóa đã ban cho cha ông, lưu truyền lại cho con cháu Lý Sơn, họ nghĩ ra cách làm sao chế biến cây tỏi thành thức ăn, và món tỏi cây xào, hấp với hải sản cũng ra đời từ đó. Có thể nói không ngoa tí nào rằng chưa có món rau xào nào ngon hơn món tỏi cây. Một chút hương vị the the rất nhẹ, một chút ngòn ngọt của đường non, một chút bùi bùi của cỏ cây, một chút thơm thơm của hương đồng gió nội… Những thứ vừa quen thuộc vừa mới mẽ ấy quyện vào nhau, ngấm vào từng phần nhỏ trên cơ thể, khỏi phải tả!

Nhưng nếu chỉ dừng câu chuyện ở món ngon tỏi xào Lý Sơn hoặc đặc sản củ tỏi Lý Sơn thì câu chuyện chẳng có chi để bàn thêm, vấn đề ở đây là củ tỏi biết nghe điện thoại. Có người bảo chuyện thật một trăm phần trăm chứ không phải chuyện đùa. Vì người dân Lý Sơn vốn chân chất, mộc mạc, ưa bông đùa nhưng chẳng bao giờ thích nói xạo cũng như thích nghe ai nói xạo. Củ tỏi biết nghe điện thoại! Cái thời mà ai nắm càng nhiều thông tin thì càng nắm sức mạnh trên tay, ai càng đa lõi thì càng mạnh mẽ, dường như củ tỏi cũng cảm nhận được thời cuộc, sử lịch nên nó cũng tập dần cho mình thói quen nghe điện thoại (?).

Củ tỏi Lý Sơn biết… nghe điện thoại - lyson

Người Lý Sơn nửa đùa nửa thật rằng cây tỏi cũng biết nghe điện thoại


Ông Tư, chủ ruộng tỏi rộng chừng 3 hecta, trong đó, hết bảy phần mười diện tích đất là ông thuê của người khác để canh tác, kể: “Tôi nói không đùa chút nào đâu, củ tỏi có tánh linh của nó, anh chị không tin thì ráng chịu, chứ ông không thấy người ta trồng nho bên Mê Hy Cô sao, họ cho cây nho nghe nhạc thính phòng để nó trưởng thành khỏe mạnh thì cây tỏi Lý Sơn cũng vậy thôi, đặc biệt là củ tỏi nó biết nghe điện thoại, nó biết nói chuyện điện thoại nữa kia!”.

“Sở dĩ tôi nói củ tỏi nó biết nghe và nói chuyện điện thoại là vì thế này, dường như khi đi trồng tỏi, đã thành lệ thành tục ở đây rồi, không ai dám nói chuyện không vui hoặc chuyện dữ trên điện thoại di động trong lúc trồng. Theo kinh nghiệm chúng tôi có được từ thời có điện thoại di động, hễ năm nào bão biển, trong lúc trồng tỏi trên đồng, người chủ ruộng tỏi nghe tin không vui, chị ta về nhà lo chuyện ma chay hoặc lo lắng chờ tin chồng, thì, trong trường hợp về nhà để lo ma chay, mọi người vẫn tiếp tục trồng tỏi cho chị ta, nhưng cánh đồng tỏi đó lên được chừng mươi lá là chết toong, không còn một mống, trường hợp lo lắng, cây tỏi vẫn lên, vẫn cho củ nhưng củ của nó rất nhỏ, èo ọp thấy mà thương. Lâu ngày, để ý dần dà, chúng tôi rút ra kết luận, cây tỏi, củ tỏi cũng có cảm xúc, cũng biết lắng nghe điện thoại di động của chủ nó nó gì và nó cũng vui buồn y như con người”.

“Vì anh chị biết rồi đó, Lý Sơn thiếu điện trầm trọng, chuyện mở nhạc phát ra cánh đồng tỏi là chuyện quá xa vời. Chính vì vậy, chúng tôi luôn xài loại điện thoại di động có âm thanh hi-fi, có bộ nhớ lớn để tải thật nhiều nhạc. Đương nhiên chúng tôi có cả một ‘chuyên gia’ tải nhạc là ông chủ quán cà phê trong xóm, ông này rành mạng internet, cứ chọn những khúc nhạc không lời, có ý nghĩa từ tái sinh cho đến trưởng thành, hóa thân rồi lại tái sinh, trưởng thành, sinh sôi nảy nở để mỗi khi ra đồng, mở lúc trồng tỏi, mở lúc tưới tỏi và mở lúc chăm sóc nó. Tôi không nói đùa đâu, cây tỏi Lý sơn là cây tỏi hiện đại nhất Việt Nam không chừng! Vì trong hương vị của nó có cả gió biển, mồ hôi, xương máu của tổ tiên, ý chí của người hôm nay và có cả âm nhạc, nghệ thuật của thế giới trong đó. Chính vì thế mà củ tỏi Lý Sơn lúc nào cũng thanh mảnh, trắng hồng, mượt mà, nền nã… Nó toát lên tố chất của riêng nó, chẳng giống ai!”.

Củ tỏi Lý Sơn biết… nghe điện thoại - toilyson

Không biết cây tỏi có nghe được điện thoại hay không nhưng kể từ ngày có điện, có máy vi tính và điện thoại, cây tỏi Lý Sơn khởi sắc hẳn lên


Ông Tư chốt lại câu chuyện: “Tôi kể vậy, mấy anh chị tin chừng nào thì tin. Nhưng phải thú thật là kể từ ngày internet về làng, điện thoại di động hiện đại hơn thì làng nghề trồng tỏi cũng cất cánh theo, năng suất cao, hưng phấn lúc làm việc…”.

Chúng tôi tạm biệt Lý sơn, tạm biệt gia đình ông Tư, đương nhiên là chúng tôi không dám tin mà cũng không dám khộng tin những gì ông Tư nói về ‘khả năng’ của củ tỏi xứ này. Nhưng dù sao, chúng tôi cũng có niềm xác tín rằng công nghệ đã phần nào cởi trói cho những định kiến nghề nghiệp, những mệt mỏi, yếm thế đã bám chặt người lao động mấy mươi đời nay, công nghệ mới mở ra một sức mạnh mới cho tâm hồn và thể xác.


Phi Khanh
Thế Giới Số 161+162 – Ngày 21.1.2013





Xông nhà tín đồ Contax – Carl Zeiss

Cùng với sự đổi thay công nghệ gần như là mỗi ngày trên thế giới thì cuộc sống cũng đồng thời nảy sinh ra một số người chỉ thích đi ngược dòng, tìm về những món đồ công nghệ một thời đã xa. Bộ sưu tập ống kính Contax – Carl Zeiss và đội quân máy ảnh film của anh Nguyễn Hữu Thắng mà Thế Giới Số giới thiệu kỳ này sẽ dẫn độc giả một lối đi khác nữa vào thế giới “đồ chơi” này.

Siêu mẫu, lập trình viên Diệu Huyền – Công nghệ là số 1

Đã hoàn thành tốt khóa học lập trình viên, nhưng Diệu Huyền, người đẹp đoạt giải bạc siêu mẫu 2012 cho biết, nguyên nhân theo học lớp lập trình viên không phải do bản thân yêu thích công việc gõ code, mà là chỉ muốn học để hiểu, để gần gũi hơn với công nghệ trong và ngoài nước.

Tràm chim mùa sếu về

Vào thời điểm này, du khách có dịp về vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) sẽ tận mắt chiêm ngưỡng đàn sếu múa hót, chọn bạn tình… Một thú vui tao nhã, lý tưởng.

Ca sĩ Bảo Thy: Công chúa bong bóng từ thế giới mạng

Bắt đầu là tham gia cuộc thi bình chọn gương mặt đại diện cho trò chơi trực tuyến Võ Lâm Truyền Kỳ, sau đó là cuộc thi Miss Audition, vài lần phát hành album nhạc trên mạng… Chính bởi có xuất phát điểm từ thế giới mạng như thế, nên bây giờ khi đã thành ca sĩ có tên tuổi, Bảo Thy vẫn luôn cảm thấy trân trọng môi trường mà từ đó mình đã được“lớn” lên.

Những loại thực phẩm mang lại may mắn đầu năm

Cá, quả lựu, bánh mỳ bắp đều được coi là những thực phẩm đem tới sức khỏe, tiền tài cho bạn.

Những ngôi làng ở lưng chừng trời

Một lần về huyện miền núi Tây Giang – nơi được xem là heo hút nhất của tỉnh Quảng Nam – thấy cảnh đẹp ngỡ ngàng. Người ta ví nơi đây như một Đà Lạt của miền Trung.

4 địa điểm có băng tuyết tuyệt đẹp ở Việt Nam

Từ dãy núi Hoàng Liên Sơn đến đèo Ô Quy Hồ, thác Bạc ở Sapa (Lào Cai) cho đến dãy núi Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), địa phận xã Pia Oắc (Cao Bằng), bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng băng giá, thậm chí là sờ cả tay vào tuyết trong mùa đông này.

Chinh phục những đỉnh cao

Khi Phanxipăng đã trở thành một điểm đến phổ thông, thì xu hướng đi tìm kiếm những đỉnh cao mới nhen nhóm trong lòng dân đi.

Rong chơi đầu năm

Những ngày nghỉ xả hơi đầu năm không ít người lúng túng trong việc tìm cho mình một điểm đến, bởi đi nhiều nên “nhìn quanh chẳng thấy nơi nào mới”.

Thăm ông già Noel ở xứ sở tuyết trắng

Nhiều người biết quê hương ông già Noel ở Phần Lan nơi vòng cực bắc, nhưng chưa mấy ai biết đích xác ngôi nhà ông cư trú. Hãy đến xứ sở Lapland để tham quan nơi sinh sống và trực tiếp trò chuyện với nhân vật tưởng chỉ có trong chuyện cổ tích này.