Cơn ác mộng của rừng

Vượt hàng chục km đường 20 lịch sử để lên với Thượng Trạch – xã biên giới thuộc huyện Bố Trạch (Quảng Bình), chúng tôi rợn ngợp trước sự hùng vĩ của núi rừng nguyên sinh. Đây là nơi hội tụ của nhiều loài gỗ quý hiếm tầm cỡ đệ nhất Việt Nam như sưa, mun, lim, táu, sến... và ở đây cũng là mái nhà lý tưởng cho nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, voọc, rùa vàng... Với Thượng Trạch, kho báu chính là rừng, ấy thế mà, càng vào sâu chúng tôi càng thấy ngỡ ngàng.

Cơn ác mộng của rừng - Canhrungdangchay2


Đâu đâu cũng thấy lửa

Rừng Thượng Trạch là rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Rừng này có giá trị rất lớn về kinh tế, an ninh quốc phòng và giá trị môi trường. Ở đây có nhiều loại gỗ quý hiếm tuổi thọ phải đến hàng trăm năm tuổi, đường kính có khi hơn 2m, nhìn là mê. Nhìn rừng là hiểu ngay sự trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho Thượng Trạch, nhưng xem ra, số phận của rừng khá mong manh.

Hàng năm, cứ sau Lễ hội đập trống (16 Tết âm lịch), bà con dân bản lại… mài rìu. Điều đó có nghĩa là sẽ có những cánh rừng tận số. Đến hẹn lại lên, bà con lại tiếp tục bắt tay vào vụ mùa mới để kiếm cái ăn. Hàng loạt những thân gỗ từ nhỏ đến lớn gục ngã ngổn ngang dưới lưỡi rừu sắc bén của con người, mới biết sức người phi thường đến cỡ nào.
Cho đến khoảng đầu tháng Tư, khi mà lá cây đã khô hoàn toàn, bà con bắt đầu công đoạn đốt rẫy. Hàng loạt những cánh rừng đã bị chặt bây giờ bốc cháy. Nhìn bốn phía, đâu đâu cũng thấy lửa. Lửa cháy cả ngày đêm. Ban ngày, có những nơi đứng gần rẫy bị đốt cháy, không khí nóng bừng bừng không thể nào chịu nổi, cùng với tiếng nổ lộp bộp liên thanh của những thân cây và những ống nứa bị đốt cháy là tro tàn bay ngập trời, đậu đầy lên đầu người. Còn ban đêm, nhìn lên rừng, những ngọn lửa màu đỏ làm sáng cả những khu rừng mà trước đây âm u. Những khu rừng bị đốt cháy, sau khi được bà con dọn vén, chỉ còn chơ vơ những mô đất lồi lõm và những gốc cây trơ trụi đến xót. Rừng bị xóa sổ, nhường chỗ cho mầm xanh của lúa nếp rồi mai sẽ mọc lên. Một sự đánh đổi không đáng chút nào.

Cơn ác mộng của rừng - Giagaonepchobuatoi
Giã gạo nếp cho buổi tối


Những vết thẹo không lành

Đa số bà con nơi đây phát rừng, đốt rừng làm rẫy trồng lúa nếp và họ chỉ trồng có một lần rồi cứ thế bỏ hoang. Sang năm mới họ lại lựa chọn những vùng khác để làm rẫy mới. Những nương rẫy sau khi thu hoạch bị bỏ hoang như thế mọc lên chỉ toàn lau lách và cỏ dại, nhìn tàn tạ và buồn ghê gớm, có thể hàng trăm năm sau, những cánh rừng này vẫn không thể lấy lại được cái vĩ đại của bây giờ. Như vậy, những vết thẹo kia sẽ không bao giờ lành lại được. Điều đó đồng nghĩa với những giá trị của rừng vĩnh viễn mất đi, để lại những cơn thịnh nộ ghê gớm của thiên nhiên trút xuống đầu người mà trận lũ lịch sử năm 2010 đối với các tỉnh miền Trung là một minh chứng.

Mặt khác, năng suất lúa nếp mà bà con trồng trên những nương rẫy kia là không đáng kể. Bà con trồng trọt làm ăn hoàn toàn lệ thuộc thuộc vào “Giàng”. May mắn thì mỗi rẫy cho vài chục bao lúa nếp, không thì chẳng ăn thua gì, nếu như mưa nắng thất thường hoặc là chuột tàn phá. Nghĩ cũng tội.

Nghe những bậc già làng kể: “Ngày xưa ở đây cù là (hổ) nhiều lắm. Cù là sống ẩn nấp ở những khu rừng âm u cùng với những tiếng gầm rú thật khiếp. Còn khỉ, vượn thì giàng ơi, bát ngát, nhảy nhót chuyền cành đếm không xuể”. Bây giờ tìm đâu bóng cù là nữa! Mái nhà lý tưởng xưa nay đã không còn, chúa sơn lâm vang bóng một thời nay chỉ là câu chuyện cũ.

Cơn ác mộng của rừng - ongDinhBaykechuyenCuLaanthitbo.
Già làng Đình Bảy kể chuyện cù là (con hổ) ăn trâu bò dân bản


Cần sự chở che trước khi quá muộn

Đồng bào dân tộc Macoong – Vân Kiều ở đây mộc mạc, đôn hậu, thật thà. Họ bao đời từng sống chết với rừng. Trãi qua bao thăng trầm của chiến tranh, của thời cuộc, họ bền bĩ bám rừng, nương thân vào rừng. Họ gần như không thể chịu được nếu không có rừng. Rừng chở che, rừng nuôi dưỡng, rừng cho con người tất cả là thế nhưng rừng vẫn cứ bị xúc phạm. “Rừng vẫn còn nhiều lắm con ạ, mỏi cả mắt” – ông Đinh Cờ Địt ở bản Cà Roòng  nói với chúng tôi như thế, nhưng sao nghe giọng nói của ông, chúng tôi thấy nó nghẹn nghẹn. Rừng Thượng Trạch vẫn còn rất nhiều, bạt ngàn, đồ sộ, hùng vĩ đến rợn ngợp nhưng nói thế không có nghĩa là cái kho báu ngàn vàng kia sẽ không biến thành tàn tro nếu không được chăm sóc, bảo vệ kịp thời.

Cơn ác mộng của rừng - IMG 5479

Cơn ác mộng của rừng - IMG 5465


Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Như phát triển mạng lưới giáo dục, tuyên truyền, động viên, thậm chí còn cấp lương thực cứu đói để hạn chế tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Nhưng phải chăng ngần ấy vẫn chưa đủ?! Đồng bào vẫn nghèo khổ, họ cần có cái mà ăn, mà muốn có cái ăn thì phải làm nương rẫy, và muốn làm nương rẫy thì phải… chặt rừng. Nhìn hàng loạt những thân cây cổ thụ gục chết dưới lưỡi rìu sắc bén, chúng tôi không thể giấu đi sự ngậm ngùi.


Như Thoại
Tin học & Nhà trường tháng 5.2013

An toàn trải nghiệm những cung đường

Tự do, thoải mái trong phương tiện di chuyển riêng cộng với một chút mạo hiểm, “mãn nhãn” trên mỗi cung đường hay các vùng miền đi qua… nên hình thức du lịch Caravan đã nhanh chóng được nhiều khách du lịch ưa thích không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính… .

Đảo Cồn Cỏ

Đi từ phương Nam ra, qua khỏi thành phố Đông Hà bạn sẽ rẽ phải để chạy trên con đường 9 ven theo con sông Thạch Hãn chảy ra cửa biển Cửa Việt. Còn nếu từ Hà Nội vô, cũng trên quốc lộ 1 khi sắp tới sông Bến Hải, ta rẽ trái theo tỉnh lộ 70 chạy tới Cửa Tùng để chậm rãi dọc theo đường ven bờ biển thanh vắng thật đáng yêu nối hai cửa biển của dòng Bến Hải và Thạch Hãn, hai con sông xanh ngắt, nặng nghĩa tình sắt son của bao người dân đất Quảng Trị. Đứng bên bờ cát trắng ven biển ấy, ta sẽ thấy nơi xa xa ngoài khơi một vệt xanh nổi lên trên nền trời nước, là Cồn Cỏ đó, một hòn đảo xinh tươi ngoài biển Đông của tỉnh Quảng Trị, nơi có những người lính đảo ngày đêm canh gác biển trời một vùng đất nước. Cồn Cỏ cùng với đảo Lý Sơn phía dưới một chút của tỉnh Quảng Ngãi được coi là mốc đánh dấu đường cơ sở lãnh hải nước nhà theo quy định quốc tế ngoài biển Đông nên vị trí ấy rất quan trọng. Một chuyến tàu từ cảng Cửa Việt chừng ba giờ đồng hồ sẽ đưa chúng ta tới hòn đảo dễ thương ấy.

Ca sĩ Vũ Trâm Anh: Cứ thấy OK là… bấm

Cả bố và mẹ đều là nghệ sĩ cải lương, bố còn là bầu đoàn ca nhạc cải lương khá nổi tiếng ở miền Tây, nên con đường đến với sân khấu của cô con gái rượu Vũ Trâm Anh (tên thật Tô Vũ Hồng Trâm) cũng thật tự nhiên, nhẹ nhàng. Tuy sống ở TPHCM, nhưng phần lớn thời gian của Trâm Anh là những chuyến lưu diễn về miền tây, cô được gọi là ca sĩ miền tây sông nước cũng xuất phát từ đó.

Nghỉ lễ 30-4, 1-5: Nổi bật các điểm đến biển đảo

Khởi động mùa du lịch biển đảo, dịp lễ 30-4, 1-5 năm nay được xem là kỳ nghỉ lý tưởng với hàng loạt sự kiện lớn diễn ra tại các thành phố biển. Đặc biệt lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được phục dựng tổ chức tại đảo Lý Sơn ngày 27 và 28-4.

Về Gáo Giồng hưởng hương vị rừng

Giữa Đồng Tháp Mười có một khu du lịch sinh thái nghe rất lạ tai: Gáo Giồng. Một ngày tận hưởng thiên nhiên hoang sơ nghe vọng cổ, ăn cá đồng nướng còn gì tuyệt hơn…

Ngọc Quý – Ước thành nhà thiết kế thời trang tài ba

Thời gian này nếu có dịp ghé trường THPT Phước Long, Q.9, TP.HCM, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy một cô bé có khuôn mặt rất xinh và cao lêu nghêu nổi bật giữa đám đông học sinh, hãy mạnh dạn đến làm quen vì chắc hẳn đó chính là Ngọc Quý – cô người mẫu tuổi teen có đôi chân dài kỷ lục 1,15m mà báo chí đã nhiều lần nhắc đến. Ngọc Quý hiện đang học lớp 12 nơi đây.

Bưng biền giữa lòng phố thị

“Mình là dân Sài Gòn chánh tông, nói chuyện bưng biền người ta cười nắc nẻ kêu “nổ”. Ai cũng nghĩ thành phố toàn cao ốc, đại lộ sáng đèn chớ đâu biết tụi tui toàn sống nhờ con cua, con tép… Bàn chân từ nhỏ đến giờ phần lớn lấm bùn, mấy khi được ngồi xe hơi. “Đưa cay” miếng mồi đồng quê này nè, rồi tui kể tiếp mà nghe”. Lão nông Tư Sỹ khều đũa, gắp cho khách khúc đuôi con lịch sông hấp còn bốc khói. Nói đoạn, ông ngửa cổ, tợp ngụm rượu đánh ực rồi cười sang sảng giữa mênh mông ruộng đồng.

Mùa xuân đi trẩy nước non Cao Bằng

Đã nghe, đã đọc nhiều về cảnh sắc tuyệt đẹp ở Cao Bằng, nào hang Pắc Bó, hồ Thăng Hen, nào thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao… Nhưng quả thật, một chuyến mắt thấy tai nghe giữa mùa xuân mới thấy sự tuyệt vời của danh thắng và cũng thật buồn cho du lịch Việt Nam.

Tình cây Thốt nốt và bầy Dơi

Bản thân mỗi sinh vật đều mang trong mình một sự kỳ diệu. Nếu xem xét chúng trong các mối tương quan, chắc hẳn bạn sẽ phát hiện rất nhiều điều kỳ thú. Chuyến du xuân dừng chân nghỉ lại nơi biên giới Việt – Cambodia, tôi đã mường tượng ra một mối tình không lời giữa cây Thốt nốt và loài Dơi.

Sông Đà – Hoang sơ còn một chút này

“Anh ở biên cương…”, câu hát ấy thôi thúc tôi tìm đến nơi con sông chảy vào đất Việt. Đã tới “đầu nguồn con nước” sông Hồng, sông Lô, lẽ nào không thể đến với sông Đà?