Việc cách ly xã hội đang là phương án phổ biến tại các quốc gia trên thế giới nhằm ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19, và để giám sát người cách ly tốt hơn, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ theo dõi của riêng mình.
Việt Nam với Hà Nội SmartCity
Hà Nội SmartCity là ứng dụng được triển khai tại Hà Nội khoảng trung tuần tháng 3 nhằm cung cấp thông tin về dịch bệnh, bản đồ dịch và giám sát người cách ly do Covid-19 được tốt hơn. Thông qua tính năng GPS giúp kết nối điện thoại và hệ thống điều hành trung tâm, người dùng có thể giám sát và theo dõi các khu vực có nguy cơ cao về lây nhiễm Covid-19.
Người sử dụng cũng có thể quan sát những người nhiễm Covid-19 và người được yêu cầu tập trung tại các cơ sở y tế, cách ly tại nhà/nơi lưu trú và cả những người khỏi bệnh cần tiếp tục theo dõi y tế. Khi phát hiện thấy những người này không chấp hành đúng các quy định, các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp quản lý và hỗ trợ kịp thời.
Đối với người cách ly, họ có thể cập nhật thông tin về sức khỏe hằng ngày, trao đổi với đại diện các cơ quan chức năng về những thông tin cần thiết liên quan đến bản thân nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch Covid -19.
Trong quá trình cách ly, những người này được kết nối với hệ thống điều hành trung tâm qua GPS. Khi vượt quá khỏi bán kính quan sát, lập tức trên ứng dụng của người dân sẽ được nhắc nhở, cảnh báo cũng như gửi thông tin đến cán bộ tổ dân phố, địa phương để giám sát cách ly chặt chẽ hơn. Ngay cả những người không thực hiện cách ly cũng có thể tìm hiểu thông tin, thông báo mới nhất về dịch, theo dõi bản đồ dịch của thành phố để từ đó có biện pháp chủ động phòng, tránh dịch.
Người cách ly phải gửi ảnh selfie mỗi giờ tại Ấn Độ
Sau khi xuất hiện nhiều tố giác cho rằng người đang bị cách ly vi phạm luật và tự do đi lại, phớt lờ mọi quy định của chính phủ, Cơ quan Giáo dục Y tế Karnataka (Ấn Độ) đã yêu cầu những người đang nhiễm Covid-19 phải gửi ảnh selfie lên ứng dụng Giám sát cách ly (Quarantine Watch).
Ứng dụng Quarantine Watch mà chính quyền Karrnataka tạo ra được tích hợp với chức năng định vị GPS giúp xác định vị trí của người gửi ảnh nhằm theo dõi người cách ly tại nhà tốt hơn.
Đầu tiên, đội kiểm tra cách ly của địa phương sẽ đi từng nhà, sử dụng ứng dụng và chụp ảnh người đang bị cách ly. Sau đó, nếu những người cách ly tại nhà không gửi ảnh mỗi giờ đồng hồ (trừ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau), lực lượng chức năng sẽ đến đưa họ đến chỗ cách ly tập trung. Nếu gửi sai ảnh khi so sánh với ảnh thu thập trước đó cũng sẽ bị đưa đi.
Nga đưa nhiều giải pháp giúp giám sát cách ly
Mới đây, giới chức Moskva (Nga) cũng đã phát triển một ứng dụng smartphone (hiện đang trong quá trình thử nghiệm) mà các cư dân bị nhiễm Covid-19 có thể tải về để phục vụ việc giám sát cách ly. Sắp tới, chính quyền Moskva cũng sẽ triển khai hệ thống mã QR trên toàn thành phố để mỗi người dân có thể đăng ký mã trực tuyến, sau đó trình báo với các nhân viên cảnh sát nếu bị chặn lại trên đường đi mua thực phẩm hoặc thuốc thang.
Hiện tại, chính quyền Liên bang Nga yêu cầu công dân phải tuân thủ yêu cầu của Cơ quan Dịch vụ công (Gosuslug) tự điền vào sổ theo dõi sức khỏe, xác nhận họ đang ở nhà. Quá trình giám sát cách ly sẽ được sự hỗ trợ của nhà mạng, cổng thông tin chính thức của thị trưởng và chính quyền thành phố.
Bên cạnh đó, chính quyền Liên Nga cũng triển khai hàng loạt camera trên đường phố để giám sát việc tuân thủ của công dân.
Mỹ và nhiều nước châu Âu cũng sắp dùng phần mềm giám sát cách ly?
Công ty cổ phần công nghệ Palantir được cho là sẽ sớm cung cấp phần mềm theo dõi Covid-19 cho CDC (Mỹ) và NHS (Anh) cũng như giới thiệu đến các cơ quan Y tế châu Âu. Đây là công ty có hoạt động theo dõi dữ liệu lớn có mối quan hệ với chính phủ Mỹ để giúp theo dõi người dân – một trong những nhiệm vụ cấp bách lúc này nhằm chống sự lây lan của Covid-19.
Vào giữa tháng 3, The Wall Street Journal cho biết Palantir đang làm việc với CDC để mô hình hóa khả năng lây lan của SARS-CoV-2. Theo báo cáo, các nhân viên CDC hiện đang thường xuyên sử dụng ứng dụng web của Palantir để hình dung sự lây lan của virus và dự đoán nhu cầu của bệnh viện. Theo báo cáo đó, Palantir đang cố gắng xử lý thông tin nhận dạng cá nhân nhạy cảm trong các nỗ lực chống Covid-19 nhờ vào nền tảng có tên Palantir Foundry.
Tại Anh, Palantir cũng đang cung cấp cho Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) công cụ phân tích dữ liệu Covid-19 thông qua phần mềm Foundry của công ty. Trong một bài đăng trên blog của mình, Palantir có đề cập đến quan hệ đối tác với chính phủ Anh, nơi họ sẽ sử dụng Foundry để phân tích dữ liệu theo dõi người dân để đưa ra các giải pháp phòng chống Covid-19 tốt nhất.
Báo cáo mới từ Bloomberg cũng chỉ ra rằng Palantir còn đang cung cấp phần mềm phân tích cho các quan chức chính phủ ở Pháp, Đức, Thụy Sĩ và Áo. Công ty dường như đang quảng cáo cả phần mềm Foundry và công cụ có tên là Gotham – nổi tiếng trong việc giúp các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật theo dõi các cá nhân.
Hai công cụ của Palantir đang được đề xuất cho các cơ quan y tế châu Âu như là một giải pháp tổng hợp có thể giúp các quốc gia có cái nhìn toàn cảnh về đại dịch.
An Nhiên
Virus SARS-CoV-2 đang lây nhiễm rất nhanh khiến hàng chục ngàn người tử vong là minh chứng thực tế cho những gì mà một đại dịch gây ra cho nhân loại. Ngành điện ảnh thế giới đã từng thực hiện rất nhiều bộ phim hay về dịch bệnh mà bạn có thể xem lại ngay lúc này, giá trị thời sự như vẫn còn nguyên vẹn.
Các hoạt động truyền thống từ họp hành, học tập, nhà hát, hội chợ… đang dần chuyển sang hình thức trực tuyến để phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
TikTok và Bộ Y Tế phối hợp cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Truyền Thông Số Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và IGV Group chính thức khởi động chiến dịch “Ở Nhà Vẫn Vui” (#onhavanvui) kêu gọi người dùng ở nhà để cùng chung tay phòng chống dịch bệnh.
Gấp sách lại rồi, tôi vẫn không hiểu tại sao mình đã đọc hết 400 trang về những chuyện lằng nhằng của 3 đứa nhỏ 14, 16, 17 tuổi ấy. Những câu chuyện sinh ra từ sai lầm tuổi trẻ của thế hệ trước kéo đến các sai lầm của thế hệ sau. 400 trang sách, đủ mọi mệt mỏi của những chuyện của bọn chưa thành người lớn, tôi đã đọc từng chữ một, mà không hiểu vì sao.
Thomas Frey là diễn giả người Mỹ, tác giả các cuốn sách “Communicating with the Future” (2011) và “Epiphany Z: Eight Radical Visions for Transforming Your Future” (2017). Ông theo thuyết vị lai, từng là kỹ sư làm việc 15 năm ở IBM. Ông thành lập và điều hành Viện DaVinci, tổ chức phi lợi nhuận chuyên về nghiên cứu và tư vấn, trụ sở bang Colorado, từ năm 1997. Dưới đây là chia sẻ của ông về các xu hướng, cơ hội do đại dịch Covid-19 tạo ra khá thú vị để tham khảo.
Nguồn tin từ các nhà cung ứng trực tiếp cho Apple khẳng định Táo khuyết chưa yêu cầu họ phải trì hoãn sản xuất và dự kiến thế hệ iPhone mới cũng sẽ ra đúng lịch, bất chấp dịch bệnh đang bùng phát.
Để làm việc ở nhà hiệu quả, ngoài việc trang bị đầy đủ thiết bị phần cứng và thành thạo sử dụng phần mềm, bạn còn phải biết tạo cảm hứng công việc bằng cách sửa sang lại nội thất trong phòng, mua bàn ghế làm việc phù hợp, thay chuột, bàn phím, màn hình phụ… Thậm chí, bạn có thể sẽ phải mua máy pha cafe nếu có thói quen vừa uống vừa làm việc.
Máy bay không người lái không chỉ dùng để giám sát hay nhắc nhở mọi người trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 toàn cầu mà sắp tới có thể sử dụng để phát hiện người có thể nhiễm bệnh.
Xét nghiệm tại nhà sẽ mang đến cho người dùng khả năng nhận biết nhanh chóng rằng liệu họ có mắc bệnh hay không, từ đó giảm căng thẳng cho các trung tâm y tế.
Trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang hoành hành, rất nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì việc kinh doanh nên đã quyết định tạm ngưng hoạt động. Trong tình huống như vậy, người lao động được trả lương như thế nào?