Bưng biền giữa lòng phố thị

“Mình là dân Sài Gòn chánh tông, nói chuyện bưng biền người ta cười nắc nẻ kêu “nổ”. Ai cũng nghĩ thành phố toàn cao ốc, đại lộ sáng đèn chớ đâu biết tụi tui toàn sống nhờ con cua, con tép... Bàn chân từ nhỏ đến giờ phần lớn lấm bùn, mấy khi được ngồi xe hơi. “Đưa cay” miếng mồi đồng quê này nè, rồi tui kể tiếp mà nghe”. Lão nông Tư Sỹ khều đũa, gắp cho khách khúc đuôi con lịch sông hấp còn bốc khói. Nói đoạn, ông ngửa cổ, tợp ngụm rượu đánh ực rồi cười sang sảng giữa mênh mông ruộng đồng.

Làm nông dân cho đời khoái hoạt

Nhà ông Tư Sỹ ở phường Long Bình, quận 9, TPHCM, nơi cách sông Đồng Nai, đoạn chảy qua Tân Vạn chỉ vài bước chân. Chốn bưng biền mà lão nông này tự hào chỉ tay đầy sảng khoái là vùng đất rộng lớn với đầm nước, rừng tràm, bần, dừa nước… “Cái món lịch sông đặc sản có một không hai này cũng được bắt ở khúc sông này. Tui nói vậy vì các nhà hàng không bao giờ có nó để bán. Dân vùng này, ai đi bắt được thì mời bạn hữu làm một xị giải mỏi mỗi chiều.” Ông Tư Sỹ kể. Theo ông Tư, từ trước tới nay, không hiểu sao lịch sông không bao giờ có nhiều để bắt. Có thể vì thịt nó ngon nên lúc nào cũng trở nên hiếm. Đặc biệt hơn, loài này thường đào hang sống dưới vài sải nước, thức ăn dưới lòng sông nên không bao giờ dính bẫy. Muốn bắt nó, người ta phải lấy hơi thiệt dài rồi lặn xuống, dùng tay mò hang mà bắt. “Nói thì đơn giản vậy, nhưng con lịch giống con lươn chỉ khác màu sạm đen và đuôi dẹp nên rất nhớt. Cầm được nó dưới sông là cả một nghệ thuật.” ông Tư Sỹ khoe thành tích, chỉ cách kẹp ngón tay giữa để siết xương sống con lịch.

Bưng biền giữa lòng phố thị - IMAG0688
Món lịch sông trứ danh của ông Tư Sỹ


Ông Tư Sỹ kể thêm, năm nay ông ngoài 60 tuổi. Như bao người dân ngoại thành, thời trai trẻ của ông cũng quần quật với ruộng vườn nuôi con ăn học. Đến nay, những người con của ông đều đã có gia đình riêng, cuộc sống ổn định, ông không còn coi việc gắn bó với ruộng đồng để mưu sinh nữa. Đó là cái thú tiêu dao mà sẽ theo ông đến suốt đời.

Cũng có hoàn cảnh xuất thân từ nông dân nhưng anh Dương Văn Trạc 50 tuổi lại không làm nông nghiệp ở quê: huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long mà lên Sài Gòn… trồng lúa.
Theo lời kể của anh thì khoảnh ruộng bé xíu ở quê không đủ sống nên ngày em gái theo chồng về Sài Gòn thì anh cũng theo luôn, sống chung với gia đình em rể tìm kế khác mưu sinh và nuôi con ăn học. Không nghề nghiệp nhưng cái “tật nông dân” thì thấy đất là ham. Năm 1998, hơn 10 ha đất ở phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 giáp với quận 7 bỏ không cho ngập nước làm cả nhà ai cũng tiếc “giá mà nó là của mình để trồng lúa”. Sau nhiều lần ấp ủ, anh đánh liều nói em rể đi liên hệ thuê làm nông. Trồng lúa giữa thành phố là chuyện không mấy người Sài Gòn suy nghĩ.

Tuy nhiên, sau khi nghe ý định đó của gia đình anh Trạc, những người chủ đất đồng ý ngay vì có người giữa đất không công. Những người chủ đất đã “phát canh” nhưng không “thu tô”. Đến nay, số đất trồng lúa đó mỗi năm đem về cho gia đình anh Trạc vài chục triệu đồng, cộng thêm nguồn thu từ chăn nuôi bò tận dụng nguồn cỏ tự nhiên, đủ sức gia đình lớn ấy nuôi con cái đi học.

Bưng biền giữa lòng phố thị - IMG 8514


Sống với đồng giữa lòng thành phố

Anh Nguyễn Bá Nhã, 35 tuổi quê ở Sóc Trăng nhớ lại những năm tháng ở quê với điệp khúc: “Không có đất nên làm gì cũng khó. Trước nhà có khúc sông, thả lờ kiếm cá không đủ cái ăn. Những đứa con lần lượt ra đời. Hai vợ chồng ít học, tuy có sức mà công việc ở quê không có gì làm. Vậy là khăn gói, dắt díu nhau lên Sài Gòn. Tìm nhà ở trọ quận 9 cho rẻ”. Nhưng giờ thì anh Nhã đã có thể cười tươi vì những may mắn đến với mình. “Kể chuyện lên thành phố kiếm sống với đồng, với con cá, con gà, dân ở quê không ai tin. Thấy mình mua xe máy, sắm điện thoại di động ngon lành, coi ti vi màn hình bự… bà con không tin. Ai đời bỏ quê lên Sài Gòn mà sống được với nghề đồng áng chớ.”Anh Nhã cười hiền nói.

Bưng biền giữa lòng phố thị - IMG 8498
Anh Dương Văn Trạc: “Nuôi bò và trồng lúa đủ để tôi nuôi con cái ăn học’.


Rồi anh kể, lúc mới lên Sài Gòn, năm 2001 đi làm phụ hồ, xây cái nhà cấp bốn trong khuôn đất gần 1 ha ở đường Nguyễn Xiển, phường Trường Thạnh, quận 9. Nhà xây xong, ông chủ nhà không ở vì nhà ông rất hoành tráng ở nội thành. Thấy anh hiền, ông thuê anh giữ nhà, cho vợ con ở luôn mỗi tháng trả lương hơn 3 triệu. Trong khuôn đất rộng có sẵn mấy cái ao bỏ hoang, hai vợ chồng anh vét khô, rải vôi để cải tạo thành ao nuôi cá. Đến nay năm cái ao với diện tích gần sáu ngàn mét vuông đã đầy cá chép, cá trắm cỏ, cá trê… Mỗi tháng tiền bán cá lại đem về cho anh thêm vài triệu đồng nữa. Anh hào hứng khoe, ngày 23 tháng Chạp hằng năm, tiền bán cá chép để người ta cúng đưa ông táo sẽ tăng thêm thu nhập hàng chục triệu đồng.  “Diện tích còn dư, tôi tranh thủ trồng thêm mấy cây mai bán tết. Vợ chồng tôi làm được đồng nào thì nạp vào tài khoản ATM ở ngân hàng, còn tiền chợ hàng ngày thì tôi đi bắt cá trên sông Tắc, lội sình ở cánh đồng cập mé sông hái kèo nèo, bông súng, bông sen bán rằm”…

Trút mớ cá vào rổ để vợ rộng xuống khoang thuyền, Nhã cười hì hì: “Chỉ một cú a lô là thương lái vào mua hết. Đến giờ tôi vẫn không thể ngờ là bưng biền Sài Gòn lại tiếp đãi người ta mưu sinh dễ dàng vậy. Thành phố này đâu chỉ có cao ốc, xe hơi hay làm việc văn phòng… làm nông dân sướng lắm chớ.”

                       

    Ngọc Lan

Thế Giới Số Xuân 21.1.2013

 

Mùa xuân đi trẩy nước non Cao Bằng

Đã nghe, đã đọc nhiều về cảnh sắc tuyệt đẹp ở Cao Bằng, nào hang Pắc Bó, hồ Thăng Hen, nào thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao… Nhưng quả thật, một chuyến mắt thấy tai nghe giữa mùa xuân mới thấy sự tuyệt vời của danh thắng và cũng thật buồn cho du lịch Việt Nam.

Tình cây Thốt nốt và bầy Dơi

Bản thân mỗi sinh vật đều mang trong mình một sự kỳ diệu. Nếu xem xét chúng trong các mối tương quan, chắc hẳn bạn sẽ phát hiện rất nhiều điều kỳ thú. Chuyến du xuân dừng chân nghỉ lại nơi biên giới Việt – Cambodia, tôi đã mường tượng ra một mối tình không lời giữa cây Thốt nốt và loài Dơi.

Sông Đà – Hoang sơ còn một chút này

“Anh ở biên cương…”, câu hát ấy thôi thúc tôi tìm đến nơi con sông chảy vào đất Việt. Đã tới “đầu nguồn con nước” sông Hồng, sông Lô, lẽ nào không thể đến với sông Đà?

Dừng lại giữa freeway

Tôi vốn là người lười di chuyển. Hồi học đại học, trong khi bạn bè (vì lý do nào đó) cứ vài tháng chuyển nhà thì tôi cứ ở lỳ một chỗ. Không hẳn đó là một chỗ tốt, chỉ tại tôi ngại phải làm quen với mộ lộ trình mới. Đến khi ra trường đi làm, khoảng cách từ quê nhà đến Sài Gòn là quãng đường xa nhất tôi đi trong đời.

Chuyện những con kinh mang tên lạ

Sài Gòn những ngày giữa mùa khô, nắng nóng và nực nội. Mấy bữa nay trời nắng gắt, gió đứng, nhiệt độ ngoài trời gần bằng nhiệt độ cơ thể làm người ta ai cũng mỏi mệt. Mùa thi giữa năm học đã qua rồi, quả là vừa vui vừa mệt. Bữa ấy cha con nhà Út Cưng thủ thỉ, nơi thành phố chật chội, có ít ngày nghỉ giữa năm học sao mình không về miền Tây chơi nhỉ? Ờ ha, vui quá. Thế là một ngày đầu năm, cha con nhà Út rủ nhau khoác ba lô đi chơi, về với miền Tây sông nước thanh bình, nơi có nghĩa tình cùng những người nông dân quê có tấm lòng luôn rộng mở….

Viết theo dấu chân lữ khách

Sự sảng khoái trên hành trình viễn du của lữ khách thường có ý nghĩa đặc biệt trong chuyến đi đầu tiên, điểm đến mới nhất trong đời. Với tôi, không quan trọng điểm đến quen hay lạ, vấn đề là mình đã ngẫm nghĩ được điều gì mới khi chạm vào mảnh đất ấy, gặp gỡ những con người xa lạ, tiếp cận được cho dù một góc nhỏ nền văn hóa bản địa khác biệt.

Bí mật của diễn viễn Hải Hà

Chỉ mới vào nghề trong một thời gian ngắn, nhưng có lẽ do sở hữu một khuôn mặt xinh và đôn hậu nên Hải Hà cứ luôn được các đạo diễn giao vào vai các cô gái thông minh, xinh đẹp,giàu nghị lực.Mà phải công nhận Hải Hà diễn tốt thật dù chỉ đóng các vai phụ hoặc vai thứ chính. Các bạn có thể kiểm chứng nhận xét này qua các bộ phim mà Hà đã và đang đóng nhé (Tướng Nguyễn Bình, Cha và con, Không thể gục ngã, Sợi dây ái tình…).Giai phẩm số Xuân kỳ này, TH&NH sẽ tiết lộ đến bạn đọc nhiều điều thú vị hơn của nữ diễn viên trẻ tuổi này.

Củ tỏi Lý Sơn biết… nghe điện thoại

Với dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trong một nhóm đảo gồm một đảo lớn và hai đảo nhỏ, trong đó, một đảo lớn chứa trên hai mươi lăm ngàn cư dân và một đảo nhỏ chứa ngót nghét một ngàn cư dân, suốt ngày không có điện, chỉ bật sáng vào 5h chiều cho đến 11h đêm, mọi sinh hoạt, mưu tính của thế giới hiện đại gói gọn trong 7 tiếng đồng hồ ngắn ngủi. Từ điện thoại cho đến máy tính cũng chỉ gói gọn trong quĩ thời gian này. Và, cũng không biết tự bao giờ, người Lý Sơn hay nói đùa với nhau về chuyện củ tỏi biết nghe điện thoại.

Xông nhà tín đồ Contax – Carl Zeiss

Cùng với sự đổi thay công nghệ gần như là mỗi ngày trên thế giới thì cuộc sống cũng đồng thời nảy sinh ra một số người chỉ thích đi ngược dòng, tìm về những món đồ công nghệ một thời đã xa. Bộ sưu tập ống kính Contax – Carl Zeiss và đội quân máy ảnh film của anh Nguyễn Hữu Thắng mà Thế Giới Số giới thiệu kỳ này sẽ dẫn độc giả một lối đi khác nữa vào thế giới “đồ chơi” này.

Siêu mẫu, lập trình viên Diệu Huyền – Công nghệ là số 1

Đã hoàn thành tốt khóa học lập trình viên, nhưng Diệu Huyền, người đẹp đoạt giải bạc siêu mẫu 2012 cho biết, nguyên nhân theo học lớp lập trình viên không phải do bản thân yêu thích công việc gõ code, mà là chỉ muốn học để hiểu, để gần gũi hơn với công nghệ trong và ngoài nước.