Bạo lực ngôn ngữ môi trường Internet: đi tìm những mẫu số chung

Văn hóa ứng xử trên không gian mạng luôn được cảnh báo là đầy bạo lực và rủi ro với những tranh cãi bất tận gây nhiều tổn thương cho người tham gia.

Một báo cáo của một hãng công nghệ lớn vừa qua cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia kém văn minh nhất trên môi trường Internet. Dù tính đại diện của báo cáo này vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên vấn đề đặt ra từ báo cáo tiếp tục là một chỉ báo về thực trạng ứng xử đầy bạo lực trên môi trường mạng chưa có hồi kết. Ngay cả những cách phản ứng cực đoan với báo cáo này cũng đã phản ánh phần nào vấn đề.

Cũng gần như ngay sau những tranh luận xung quanh báo cáo, đời sống mạng xã hội lại tiếp tục dậy lên những tranh cãi xung quanh ý kiến phàn nàn từ một nhóm thanh niên Hàn Quốc bị cách ly dịch bệnh ở Đà Nẵng về điều kiện cách ly. Nếu như khởi nguồn chỉ là ý kiến cá nhân thì chỉ rất nhanh sau đó, cuộc tranh luận xuyên biên giới này bị nâng lên thành những soi moi đầy ác ý nhằm vào quốc gia, dân tộc. Ngay cả chi tiết cái bánh mì cho người cách ly, vốn có giá trị khác nhau từ cách nhìn trong văn hóa của mỗi quốc gia cũng lại trở thành ngòi nổ cho những leo thang xung đột trên môi trường mạng.

Bạo lực ngôn ngữ môi trường Internet: đi tìm những mẫu số chung - 225c1acaf18b18d5419a1

Từ góc nhìn chuyên gia, môi trường Internet nói chung có những cơ chế trao đổi thông tin cũng như cơ chế tâm lý đặc thù đi kèm, dễ dàng tạo ra những xung đột, bạo lực không thể tránh khỏi. Vấn đề cần được nhìn nhận như một khuynh hướng tự nhiên để qua đó có những điều chỉnh phù hợp từ ở gốc rễ của nhận thức, văn hóa ứng xử, tôn trọng sự khác biệt cũng như kiểm soát cảm xúc cá nhân.

Tranh cãi và bạo lực – một xu hướng tất yếu

Theo Thạc sĩ  Lê Anh Vũ, Trường Đại học Thủ Dầu Một, có thể hiểu thực trạng là một lẽ đương nhiên phải xảy ra do những cơ chế đặc thù của môi trường mạng. Internet là một phương tiện truyền thông khác biệt theo lẽ những phương tiện truyền thông khác thường theo mô hình quản trị có trật tự thứ bậc, đẳng cấp. Trong truyền hình ví dụ, là mối quan hệ giữa trung tâm phát sóng và các khán giả thụ động, đơn vị phát sóng phát cái gì thì khán giả xem cái đó và tất nhiên tất cả đều thông qua bộ lọc, tương tự với báo in và báo nói cũng thế.

Tuy nhiên, Internet lại hoàn toàn khác, đó là sự tương tác ngang hàng, thông tin được chuyển đi một cách đa dạng, rất khó kiểm soát và chọn lọc. Ulrick Beck, một nhà Xã hội học bàn về rủi ro cho rằng Internet đã làm xóa nhòa các ranh giới về trật tự đẳng cấp trong truyền thông như độc quyền phát ngôn về chính trị của các chuyên gia có liên quan. Theo đó, Internet là nơi mà tất cả các cá nhân đều có thể tham gia thảo luận và ra quyết định. Ai cũng được miễn là có smartphone hay thiết bị có kết nối Internet là có thể bày tỏ suy nghĩ.

Đó là mặt tích cực. Về ảnh hưởng tiêu cực, Internet không có tác dụng nối kết công chúng ta như các phương tiện truyền thông trước đó khi công chúng truyền thông cùng xem, cùng đọc và cùng bàn luận để tạo nên những không gian công cộng.

Ở môi trường Internet, người ta thường là những người đi “săn” thông tin. Chúng ta đi tìm cái chúng ta muốn, chúng ta cần, chúng ta không quan tâm đến cái người khác muốn nói với mình. Hệ quả là chúng ta dễ trở nên cô lập và háo thắng. Chúng ta luôn cho rằng chúng ta đúng, quan điểm của chúng ta là số 1.

Một hành vi thường thấy trên mạng xã hội là chúng ta thường kết bạn với những người cùng ý với mình và dễ dàng xóa comment, xóa kết bạn, ngăn chặn với người cảm thấy không hợp. Cứ như vậy trong không gian riêng đó, chúng ta luôn nhận được những thông tin mà mình mong muốn, cũng như mọi ý kiến của cá nhân đều được ủng hộ.

Và rồi, khi phản hồi thông tin, chính cái định kiến sẵn có mà chúng ta không ý thức được, nhất là khi thông tin chúng ta tìm kiếm trên Internet những thông tin theo hướng chúng ta mong muốn, cộng với những kinh nghiệm, những trải nghiệm tiêu cực về một vấn đề nào đó đã ảnh hưởng đến chúng ta trong tư duy, có thể biến chúng ta trở thành những chiến binh hiếu chiến trên Internet khi gặp cái gì không thuộc “gu” của mình, khi gặp những ý kiến trái chiều. Tính hiếu chiến này còn được đẩy lên cao hơn vì tính ẩn danh trên internet dễ làm người ta dễ có cảm giác an toàn và không phải chịu trách nhiệm với những gì mình phát ngôn dù thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy.

“Tới đây, có thể thấy, tính hiếu chiến và bạo lực trên Internet dường như là mẫu số chung chứ không phải chỉ xảy ra đối người Việt Nam hay một nhóm nào đó. Khi chấp nhận rằng định kiến trong tìm kiếm, xử lý thông tin và những khác biệt trong nhận thức đã biến Internet là nơi để tranh cãi và bạo lực như là một lẽ tất yếu, thì thay vì lên án nó như một hành vi vô đạo đức chúng ta cần bàn đến những biện pháp để kiểm soát nó. Sâu xa hơn phải là ý thức của người sử dụng, là sự tử tế trong việc chấp nhận những quan điểm khác biệt của nhau. Có thể dựa vào chế tài, công nghệ (lọc những nội dung bạo lực) và giáo dục người sử dụng” – ông Vũ đánh giá.

Mặt khác theo ông Vũ, ở một khía cạnh nào đó, bạo lực trên mạng xã hội còn phản ánh tâm thế bức xúc của công dân mạng về một vấn đề xã hội nào đó chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Có thể xem nó như là một chỉ báo xã hội. Và lúc này, các cơ quan công quyền cần quan tâm và tìm cách giải quyết.

Những hiểu lầm không đáng có nhanh chóng được đẩy thành xung đột

Theo một góc nhìn khác, giảng viên Trần Thị Thanh Trà, Thạc sĩ Tâm lý học Trường ĐH Mở TP HCM, các tranh luận trên không gian mạng nói chung đều diễn ra hình thức ngôn ngữ có lời (chữ viết). Điều này phần nào làm hạn chế nội dung cần diễn đạt và không chuyển tải hết được các sắc thái cảm xúc của những luồng ý kiến dành cho nhau, khiến các chủ đề có thể nhanh chóng bị hiểu nhầm, dẫn đến mâu thuẫn và biến thành các xung đột. Khi đã xung đột rồi thì nội dung tranh luận đã không còn quan trọng nữa mà sự khẳng định cái tôi cá nhân, tâm lý hả dạ, muốn khẳng định lấn át và có thể lái hoàn toàn câu chuyện sang một hướng khác.

Bạo lực ngôn ngữ môi trường Internet: đi tìm những mẫu số chung - 9b985c566c15854bdc041

“Hầu như bất kỳ ai cũng đều có thể rơi vào hiệu ứng tâm lý tự nhiên này, không phải phụ thuộc trình độ học vấn mà là dựa vào cung cách ứng xử của từng cá nhân. Cảm xúc sẽ là yếu tố quyết định hành vi của từng cá nhân trong lúc tranh luận. Tuy nhiên, khi tranh luận trực tiếp, các dấu hiệu của ngôn ngữ không lời như các biểu cảm, ngôn ngữ hình thể… được người đối diện tiếp nhận nhiều hơn, thậm chí vì “vị nể” hay tư tưởng “dĩ hoà vi quý” mà họ sẽ điều chỉnh xung lực cho phù hợp. Môi trường tranh luận trên mạng thường thiếu các dữ liệu này” – bà Trà đánh giá.

Ngoài ra, sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các thế hệ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn ra xung đột. Những người trẻ thường có xu hướng sử dụng và diễn đạt ngôn ngữ “thoáng”, ngôn ngữ của chính họ. Và khi va chạm với nhóm lớn tuổi hơn thì lối diễn đạt đó có thể bị quy chụp là vô lễ, thiếu tôn trọng và bắt đầu nảy sinh năng lượng tiêu cực, định kiến về nhau. Trong khi thực tế, khởi đầu nhóm trẻ hoàn toàn không có ý xúc phạm nhóm lớn tuổi. Nếu chú ý, mọi người sẽ thấy câu chuyện này vẫn diễn ra thường ngày trong từng gia đình và mạng xã hội cũng không tránh khỏi.

Như vậy trong một không gian lớn hơn, khi những cuộc tranh luận trên bình diện rộng hơn, không quan tâm đến người tham gia là ai, lớn nhỏ thế nào, với những cách diễn đạt, khuôn mẫu văn hóa ứng xử riêng biệt thì tình thế dễ dàng bị đảo lộn. Với nhóm này, việc nói chuyện như vậy là bình thường, với một nhóm khác, đó hoàn toàn có thể là xúc phạm. Khi bị cảm xúc chi phối, người ta không thể nói chuyện bình thường được nữa.

Một khía cạnh khác của vấn đề là việc khi giao tiếp trên mạng, thông qua các cách thức như viết status, comment, chat… cách hiểu của người tham gia hoàn toàn bị chi phối từ chính cảm xúc, tâm lý, định kiến, ẩn ức của họ. Cùng một dòng thông tin nhưng mỗi người đều hoàn toàn có thể diễn đạt ý nghĩa của nó theo những sắc thái hoàn toàn khác nhau, tùy vào cảm xúc và trải nghiệm riêng cá nhân của họ trong thời điểm đó. Một câu hỏi tranh luận hoàn toàn có thể được cảm nhận thành một câu “hỏi đểu”, “đá xéo”, mỉa mai hay bắt bí nhau và bị phản ứng lại. Cứ thế những xung lực xấu hình thành và nhanh chóng leo thang.

“Từng có lần tôi có một cuộc tranh luận khá căng thẳng với một người bạn. Lúc đó, tôi luôn bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng bạn đang cố tình “dìm” xấu mình trên mạng xã hội. Nhưng qua hôm sau, khi những những cảm xúc đó qua đi, đọc lại những comment của bạn, tôi lại hiểu theo một hướng khác: rõ ràng bạn hoàn toàn không có ý công kích mình mà chính cảm xúc và cái tôi cá nhân, cái tính hiếu thắng của tôi lúc ấy đã khiến tôi suy diễn theo một cách khác. Và may mắn là tôi đã kịp nhận ra, kịp sửa sai chi hành động của mình. Do đó, hiểu được những điều này, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát để tránh những xung đột không đáng có” – bà Trà dẫn chứng.

Cần nói thêm một thực tế của thời đại công nghệ 4.0 là đem đến những “đám đông ảo” trên mạng xã hội. Đám đông này được tập họp rất nhanh, chỉ với vài thao tác đơn giản rồi tan biến cũng rất nhanh. Khi một đám đông được hình thành chắc chắn phải có cùng mục đích chung như: vì hiếu kỳ, vì muốn biết sự thật, vì muốn bảo vệ một người khác hay đấu tranh về 1 sự việc nào đó… Nhưng với “đám đông ảo” thì đôi khi chẳng cần lý do, không cần biết bản chất của vấn đề, chỉ cần ghi lại vài dòng, để lại vài trạng thái cảm xúc, thậm chí dùng những câu nói phản cảm, thái độ tiêu cực… rồi biến mất. Thế rồi những người khác vào like, dislike hay tiếp tục comment với những câu nói như vậy. Đám đông này đang ngày càng nhiều trong xã hội chúng ta và chính họ đang gián tiếp tiếp tay cho những hiện tượng tâm lý: stress, trầm cảm, ám thị, tự tử… ngày càng nhiều hơn.

“Sau cùng vẫn phải quay lại với nền tảng nhận thức. Nhận thức dẫn đến thái độ, thái độ tạo ra hành động. Các cơ chế lây lan, bắt chước và ám thị sẽ chi phối hết thảy các hiện tượng tâm lý. Ngôn ngữ cũng không ngoại lệ vì nó là một phần của tâm lý. Việc hành văn bắt con người mình phải quay về với chuẩn mực, quy tắc cần có trong giao tiếp gián tiếp. Học cách thể hiện cái tôi và chấp nhận sự khác biệt, kiểm soát được cảm xúc cá nhân vẫn là những yếu tố chính để có thể cải thiện tương tác trên mạng xã hội”  – bà Trà đúc kết.

Cách hẹn giờ gửi tin nhắn cực “cool” giống trong phim Hạ cánh nơi anh

Bộ phim Hạ cánh nơi anh đang gây sốt tại Việt Nam, trong đó tính năng gửi tin nhắn hẹn giờ mà đại úy Ri sử dụng để gửi đến nhân vật Yoon Se Ri trong suốt 1 năm cặp đôi xa nhau khiến nhiều khán giả thích thú.

Vivo APEX 2020 – màn hình không viền chính thức ra mắt

Thiết kế nguyên khối và màn hình tràn không viền kết hợp cùng công nghệ nhiếp ảnh mới là những điểm nhấn trên chiếc APEX 2020 mà vivo vừa giới thiệu.

Cải tiến phần mềm nhận dạng khuôn mặt ngay cả khi đeo khẩu trang

Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người xem khẩu trang là vật không thể thiếu để hạn chế sự lây lan của virus Corona. Trước tình hình này, các công ty đã bắt đầu cải tiến phần mềm nhận dạng khuôn mặt để có thể nhận diện mọi người tốt hơn.

Facebook cấm quảng cáo liên quan đến virus Corona

Facebook vừa bổ sung các biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn sự lây lan các thông tin sai lệch liên quan đến virus Corona. Trong đó, hành động quyết liệt nhất là cấm quảng cáo liên quan đến dịch bệnh này.

Người dân sử dụng bản đồ tương tác theo dõi hành trình người nhiễm Covid-19

Các nhà phát triển đã thiết lập các trang web và ứng dụng để giúp mọi người theo dõi các trường hợp bị nhiễm và tránh xa những khu vực bị nhiễm nhằm tránh lây lan dịch Covid-19 tại Hàn Quốc.

Khóa luyện học TOEIC 650+ online tại nhà trong mùa đại dịch

Nhằm đảm bảo kiến thức trong chuỗi ngày dài nghỉ học tránh dịch Covid-19, Toppy Education đã ra mắt khóa học Toppy TOEIC Online tại nhà phục vụ học viên trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ngọc Trinh để ý rồi phải lòng Galaxy Z Flip

Galaxy Z Flip điện thoại gập mới nhất của Samsung đã mở bán hôm qua, và với tính chất “sang chảnh” của sản phẩm, khách hàng đến mua đầu tiên chiếc điện thoại này tại chuỗi Di Động Việt là “nữ hoàng hàng hiệu” Ngọc Trinh.

Microsoft “đại tu” giao diện Windows 10

Microsoft đã bắt đầu tung ra các biểu tượng ứng dụng đầy màu sắc mới trong Windows 10 nhằm đại tu lại giao diện của hệ điều hành này.

Khẩu trang vừa chống virus Corona, vừa cho phép mở khóa khuôn mặt

Một công ty đã nghĩ ra giải pháp thông minh cho những người dùng muốn truy cập smartphone bằng tính năng nhận diện khuôn mặt mà không phải tháo khẩu trang chống virus Corona ra.

TikTok cũng siết chặt quản lý nội dung về dịch bệnh trên nền tảng

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ trong việc phòng chống tin giả về dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và nâng cao ý thức người dùng về việc phòng dịch, TikTok hợp tác với Bộ Y Tế và Bộ Thông tin – Truyền thông ra mắt tài khoản với ID @ICT_anti_nCoV.