Bác sĩ Trương Hữu Khanh hài hước hướng dẫn an toàn văn phòng, du lịch trong thời điểm dịch

Trong thời điểm dịch Covid-19 đang có xu hướng tăng, ngoài việc tuân thủ các quy định của cơ quan hữu năng, ý thức phòng bệnh thì các vấn đề giữ an toàn dịch trong giao tiếp tại văn phòng hay đi ngoài đường cũng được quan tâm. Trong một chia sẻ mới trên trang Facebook cá nhân, bác sĩ nổi tiếng về chống dịch Trương Hữu khanh đã chỉ rõ.

Bác sĩ khuyên đi đâu cũng nên “mang theo vài khăn giấy”, dùng trong các trường hợp cần thiết để che hay lau chùi.

“Đến cơ quan, hỏi đồng nghiệp ai an toàn, ai nguy cơ. Người với người cách xa 1-2 mét, lo lắng quá mang khẩu trang vải, rửa tay”, bác sĩ nói. Việc hỏi các đồng nghiệp về quá trình tiếp xúc, di chuyển, nguy cơ có cao không cũng là việc cần làm mà không phải ngại và tế nhị trong thời điểm này. Giữ khoảng cách xa để tránh các tác động của giọt mang virus khi trò chuyện. Nếu cần thiết có thể mang thêm khẩu trang và tất nhiên là thường xuyên rửa tay.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh hài hước hướng dẫn an toàn văn phòng, du lịch trong thời điểm dịch - bacsikhanh1

“Làm việc xong lo về nhà, đi lung tung vài bữa có điện thoại mời vô cách ly ráng chịu, về đến nhà rửa tay. Bớt họp lại…, họp qua mạng”. Việc hạn chế đi lại, tránh các nguy cơ khi tiếp xúc với người mang bệnh hay có nguy cơ cao rất cần thiết trong thời điểm này. Các ca lây nhiễm từ bệnh nhân 34 cũng từ việc tiếp xúc gần như thế.

“Đi xe buýt (giống tui) hai khẩu trang, một cái đi một cái về, lót thêm giấy lau tay, mang theo chai sát trùng tay nhanh nếu đi xa”. Bác sĩ nói về kinh nghiệm đi xe bus, đây là trải nghiệm cá nhân vì bác sĩ thường xuyên di chuyển bằng xe bus.

“Đi thang máy: mang khẩu trang, bấm nút chờ một chút hãy vào, nói toà nhà mở quạt lớn, bớt máy lạnh. Đi bộ được thì tốt, nếu cao quá đi vài tầng xong ra đi bộ, ráng đi hết xỉu ráng chịu. Quên khẩu trang móc khăn giấy ra che miệng”. Trong kinh nghiệm đi thang máy này, giấy mang theo sẽ được sử dụng nếu bạn quên khẩu trang, bác sĩ cũng khuyến khích việc dùng thang bộ để tránh không gian kín của buồn thang máy.

“Đi siêu thị: khẩu trang vải hay lót thêm một lớp giấy lau tay (để thay khẩu trang-NV), cũng cố gắng cách xa 1 mét, ghi sẵn cái gì cần mua, không cà kê mua sắm bằng mắt, về tới nhà rửa tay”. Bớt thời gian cà kê trong siêu thị là bớt nguy cơ tiếp xúc và ở trong không gian máy lạnh kín.

“Đi công viên, vắng người sao cũng được, đông người khẩu trang vải, cũng 1 mét (cách xa-NV). Đi tập Gym: đề nghị mở cửa, tăng nhiệt độ, mang khẩu trang vải. Phòng tập không chịu, dzìa hít đất, hít xà tại nhà, lỡ đóng tiền thôi chịu lỗ”. Với người đóng tiền cho các phòng tập, bác sĩ khuyên nếu các điều kiện an toàn không được đáp ứng thì hãy bỏ tập, chuyển qua tập tại nhà đơn giản. Bác sĩ viết bằng giọng hài hước.

“Đi ra quán, ngồi chỗ thoáng, ham máy lạnh bệnh ráng chịu”. “Đi ăn tiệc, nhớ để ý, ăn với đại gia, “ranh nhân”, không tìm hiểu rồi bệnh xong lây cho gia đình đừng có nói “sao lại xui thế”. Tui F nào?, Vợ tui F mấy? Bạn vợ tui F nào!”. Bằng giọng hài hước, bác sĩ vẫn khuyên nên tránh các không gian máy lạnh kín, tránh các bữa ăn mà người ăn cùng có lịch sử di chuyển nhiều, giao tiếp và gặp gỡ rộng, như trường hợp bệnh nhân 34 ở Bình Thuận.

“Đi du lịch, mang khẩu trang vải, hạn chế đám đông, ở trong phòng hoài, chán thì về. Lỡ mua tua bỏ, đau ruột xót xa. Bây giờ ai gan, tui không can, đi du lịch nước ngoài, về tới nhà vô cách ly, ráng chịu”. Theo đó, việc hạn chế du lịch được khuyến khích, vì du lịch mà mang khẩu trang ở miết trong phòng thì tốt nhất ở nhà mang khẩu trang.

Ngân Thành

Bác sĩ Trương Hữu Khanh hài hước hướng dẫn an toàn văn phòng, du lịch trong thời điểm dịch

Trong thời điểm dịch Covid-19 đang có xu hướng tăng, ngoài việc tuân thủ các quy định của cơ quan hữu năng, ý thức phòng bệnh thì các vấn đề giữ an toàn dịch trong giao tiếp tại văn phòng hay đi ngoài đường cũng được quan tâm. Trong một chia sẻ mới trên trang Facebook cá nhân, bác sĩ nổi tiếng về chống dịch Trương Hữu khanh đã chỉ rõ.

Bác sĩ khuyên đi đâu cũng nên “mang theo vài khăn giấy”, dùng trong các trường hợp cần thiết để che hay lau chùi.

“Đến cơ quan, hỏi đồng nghiệp ai an toàn, ai nguy cơ. Người với người cách xa 1-2 mét, lo lắng quá mang khẩu trang vải, rửa tay”, bác sĩ nói. Việc hỏi các đồng nghiệp về quá trình tiếp xúc, di chuyển, nguy cơ có cao không cũng là việc cần làm mà không phải ngại và tế nhị trong thời điểm này. Giữ khoảng cách xa để tránh các tác động của giọt mang virus khi trò chuyện. Nếu cần thiết có thể mang thêm khẩu trang và tất nhiên là thường xuyên rửa tay.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh hài hước hướng dẫn an toàn văn phòng, du lịch trong thời điểm dịch - bacsikhanh1

“Làm việc xong lo về nhà, đi lung tung vài bữa có điện thoại mời vô cách ly ráng chịu, về đến nhà rửa tay. Bớt họp lại…, họp qua mạng”. Việc hạn chế đi lại, tránh các nguy cơ khi tiếp xúc với người mang bệnh hay có nguy cơ cao rất cần thiết trong thời điểm này. Các ca lây nhiễm từ bệnh nhân 34 cũng từ việc tiếp xúc gần như thế.

“Đi xe buýt (giống tui) hai khẩu trang, một cái đi một cái về, lót thêm giấy lau tay, mang theo chai sát trùng tay nhanh nếu đi xa”. Bác sĩ nói về kinh nghiệm đi xe bus, đây là trải nghiệm cá nhân vì bác sĩ thường xuyên di chuyển bằng xe bus.

“Đi thang máy: mang khẩu trang, bấm nút chờ một chút hãy vào, nói toà nhà mở quạt lớn, bớt máy lạnh. Đi bộ được thì tốt, nếu cao quá đi vài tầng xong ra đi bộ, ráng đi hết xỉu ráng chịu. Quên khẩu trang móc khăn giấy ra che miệng”. Trong kinh nghiệm đi thang máy này, giấy mang theo sẽ được sử dụng nếu bạn quên khẩu trang, bác sĩ cũng khuyến khích việc dùng thang bộ để tránh không gian kín của buồn thang máy.

“Đi siêu thị: khẩu trang vải hay lót thêm một lớp giấy lau tay (để thay khẩu trang-NV), cũng cố gắng cách xa 1 mét, ghi sẵn cái gì cần mua, không cà kê mua sắm bằng mắt, về tới nhà rửa tay”. Bớt thời gian cà kê trong siêu thị là bớt nguy cơ tiếp xúc và ở trong không gian máy lạnh kín.

“Đi công viên, vắng người sao cũng được, đông người khẩu trang vải, cũng 1 mét (cách xa-NV). Đi tập Gym: đề nghị mở cửa, tăng nhiệt độ, mang khẩu trang vải. Phòng tập không chịu, dzìa hít đất, hít xà tại nhà, lỡ đóng tiền thôi chịu lỗ”. Với người đóng tiền cho các phòng tập, bác sĩ khuyên nếu các điều kiện an toàn không được đáp ứng thì hãy bỏ tập, chuyển qua tập tại nhà đơn giản. Bác sĩ viết bằng giọng hài hước.

“Đi ra quán, ngồi chỗ thoáng, ham máy lạnh bệnh ráng chịu”. “Đi ăn tiệc, nhớ để ý, ăn với đại gia, “ranh nhân”, không tìm hiểu rồi bệnh xong lây cho gia đình đừng có nói “sao lại xui thế”. Tui F nào?, Vợ tui F mấy? Bạn vợ tui F nào!”. Bằng giọng hài hước, bác sĩ vẫn khuyên nên tránh các không gian máy lạnh kín, tránh các bữa ăn mà người ăn cùng có lịch sử di chuyển nhiều, giao tiếp và gặp gỡ rộng, như trường hợp bệnh nhân 34 ở Bình Thuận.

“Đi du lịch, mang khẩu trang vải, hạn chế đám đông, ở trong phòng hoài, chán thì về. Lỡ mua tua bỏ, đau ruột xót xa. Bây giờ ai gan, tui không can, đi du lịch nước ngoài, về tới nhà vô cách ly, ráng chịu”. Theo đó, việc hạn chế du lịch được khuyến khích, vì du lịch mà mang khẩu trang ở miết trong phòng thì tốt nhất ở nhà mang khẩu trang.

Ngân Thành

Oppo giới thiệu trực tuyến Find X2 tại Việt Nam nhằm tránh dịch Covid-19

Oppo Việt Nam vừa công bố trên Facebook về kế hoạch của công ty trong việc ra mắt chiếc smartphone Find X2 được người dùng Việt chờ đợi từ lâu thông qua phương thức phát trực tuyến.

Oppo giới thiệu trực tuyến Find X2 tại Việt Nam nhằm tránh dịch Covid-19

Oppo Việt Nam vừa công bố trên Facebook về kế hoạch của công ty trong việc ra mắt chiếc smartphone Find X2 được người dùng Việt chờ đợi từ lâu thông qua phương thức phát trực tuyến.

Rạp chiếu đìu hiu, phim mạng và truyền hình “bung lụa”

Trước tình hình dịch bệnh SARS-CoV-2 đang có chiều hướng xấu tại Việt Nam khi tính tới thời điểm tối 13/3 đã có 47 ca nhiễm bệnh, các nhà sản xuất trong và ngoài nước đang chứng kiến số phận trái ngược giữa phim chiếu rạp và phim chiếu mạng, truyền hình.

Rạp chiếu đìu hiu, phim mạng và truyền hình “bung lụa”

Trước tình hình dịch bệnh SARS-CoV-2 đang có chiều hướng xấu tại Việt Nam khi tính tới thời điểm tối 13/3 đã có 47 ca nhiễm bệnh, các nhà sản xuất trong và ngoài nước đang chứng kiến số phận trái ngược giữa phim chiếu rạp và phim chiếu mạng, truyền hình.

Vừa lên kệ 1 tuần, Galaxy S20 mất giá đến hơn 7 triệu đồng tại Việt Nam

Chỉ 1 tuần sau khi lên kệ tại thị trường Việt Nam, dòng Galaxy S20 của Samsung đã bất ngờ giảm giá mạnh, trong đó có mẫu được một số nhà bán lẻ giảm đến 7,1 triệu đồng.

Ra mắt buồng khử khuẩn di động “Made in Viet Nam” đầu tiên

Mới đây, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (SKNN&MT) – Bộ Y tế đã hợp tác với Trường đại học Bách khoa Hà Nội trong việc thiết kế, chế tạo thành công buồng khử khuẩn di động toàn thân. Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn bởi các máy móc, linh kiện và vật liệu có sẵn trong nước.

Samsung triển khai dịch vụ khử trùng smartphone chống virus Corona

Để giúp chống lại sự lây lan của virus Corona, Samsung vừa khởi động dịch vụ “Vệ sinh Galaxy” mới nhằm mục đích khử trùng smartphone của người dùng miễn phí tại các cửa hàng của công ty.

K+ tung gói thuê bao ưu đãi xem truyền hình trong mùa dịch

Truyền hình K+ vừa thông báo triển khai ưu đãi số lượng có hạn Gói K+ Cơ Bản có giá thuê bao tháng chỉ 35.000đ.

Cần thống nhất trong dạy học qua truyền hình trong mùa dịch

Chương trình dạy học qua truyền hình được nhiều địa phương triển khai nhằm đảm bảo hệ thống giáo dục nước ta không bị ảnh hưởng do học sinh nghỉ học dài ngày. Tuy nhiên, giữa các địa phương triển khai mô hình này vẫn chưa thể có tiếng nói chung. Một số địa phương cho rằng đây là chương trình bắt buộc cho các học sinh khối lớp 9 và 12, trong khi một số lại đưa ra phương án như là chương trình tự nguyện.

Sài gòn đặt hàng ăn trực tuyến cao gấp 6 lần tại Hà Nội

“Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam”, do Gojek, công ty mẹ của GoViet, thực hiện cho thấy tổng lượng đơn hàng đặt món trực tuyến được thực hiện hàng ngày tại TPHCM cao hơn 6 lần so với Hà Nội