Viên pin có tuổi thọ 28.000 năm được làm từ chất thải hạt nhân và kim cương

Sử dụng chất thải hạt nhân, một công ty tuyên bố có thể tạo ra viên pin dùng được trong 28.000 năm mà không cần sạc. (Ảnh: NDB).

Công ty khởi nghiệp NDB tuyên bố đang nghiên cứu sản xuất pin có tuổi thọ lên đến 28.000 năm. Loại pin này được cung cấp năng lượng từ chất thải hạt nhân, với năng lượng chiết xuất từ kim cương. Dự kiến siêu phẩm này sẽ được trình làng vào năm 2023.

Một công ty khởi nghiệp nói rằng, bạn sẽ có thể mua pin chạy bằng năng lượng hạt nhân kim cương. Thậm chí nó còn mát hơn và pin sẽ có tuổi thọ lên đến 28.000 năm.

Nghe có vẻ hoang đường nhưng lại là câu chuyện có thật. Theo đó, công ty khởi nghiệp NDB của Hoa Kỳ, viết tắt của Nano Diamond Battery vừa công bố thông tin rằng, họ đang chế tạo ra một loại “pin điện áp alpha, beta và neutron năng lượng cao dựa trên kim cương”, và các nhà khoa học nghiên cứu công trình này cho biết, nó có thể cung cấp cho các thiết bị tiềm năng “tuổi thọ cao và năng lượng xanh”.

Viên pin có tuổi thọ 28.000 năm được làm từ chất thải hạt nhân và kim cương - pin 1
Ảnh: @Công ty sản xuất pin Nano Diamond Battery (NDB).

Nhưng liệu tuyên bố táo bạo của NDB có thực sự trở thành hiện thực? Để chế tạo pin kim cương nano, NDB kết hợp các đồng vị phóng xạ từ chất thải hạt nhân với các lớp kim cương nano được ốp. Kim cương là một thứ hiếm, nhưng khả năng dẫn nhiệt cực tốt của chúng khiến chúng trở nên hiếm thấy hơn trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị điện tử. Bởi thực tế, kim cương đơn tinh thể có kích thước siêu nhỏ di chuyển nhiệt ra khỏi các vật liệu đồng vị phóng xạ nhanh đến mức dịch chuyển phân tử cũng có thể tạo ra điện năng.

Pin kim cương sử dụng chất thải hạt nhân, tồn tại hàng nghìn năm và chỉ bao gồm những lớp kim cương nhỏ nhất có thể? Tất cả điều đó nghe có vẻ tuyệt vời. Nhưng sự thật thì sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Bởi mỗi tế bào pin sẽ chỉ tạo ra một lượng năng lượng rất nhỏ, vì vậy các tế bào phải được kết hợp với số lượng lớn để cung cấp năng lượng cho các thiết bị thông thường hoặc lớn hơn.

Viên pin có tuổi thọ 28.000 năm được làm từ chất thải hạt nhân và kim cương - pin 2
Ảnh: @Công ty sản xuất pin Nano Diamond Battery (NDB).

Ngoài ra còn có một số câu hỏi đơn giản bên lề, chẳng hạn làm thế nào để pin làm từ chất thải phóng xạ có thể an toàn cho con người? Việc sản xuất kim cương nano cũng rất tốn kém bởi vì kim cương rất đắt.

NDB giải quyết những câu hỏi này trên trang web công ty của mình rằng: “Các ngăn xếp lớp kim cương nano cùng với nguồn được phủ một lớp kim cương đa tinh thể được biết đến là vật liệu dẫn nhiệt tốt nhất cũng có khả năng chứa bức xạ bên trong thiết bị và nó cũng là vật liệu cứng nhất, cứng gấp 12 lần so với thép không gỉ. Điều này làm cho sản phẩm của chúng tôi cực kỳ cứng, độc quyền và sẽ rất khó giả mạo”.

Bên cạnh đó, trong tương lai, loại pin kim cương cũng có thể cung cấp năng lượng cho một số loại tàu vũ trụ, vệ tinh, như với tuổi thọ kéo dài 28.000 năm là dư sức. Sau khi nghiên cứu về chủng pin của mình từ năm 2012, NDB cho biết cuối cùng họ sẽ trình làng một sản phẩm hoạt động đầu tiên vào năm 2023. Và chắc chắn thế giới đang ngóng trông siêu phẩm đặc biệt này.

Theo Popularmechanics

Có thể bạn quan tâm
Công viên kỷ Jura phiên bản đời thực – dự án sẽ là một thảm họa?

Các nhà khoa học có thể đang quá bận tâm về việc liệu họ có thể làm được hay không, mà không dừng lại để suy nghĩ xem họ có nên làm hay không.

Lò nhiệt hạch hạt nhân ‘nhỏ nhưng có võ’ sẽ sớm được thương mại hóa

Phản ứng nhiệt hạch hạt nhân đã được tận dụng cách đây nhiều thập kỷ. Nhưng giờ đây, đã đến lúc công nghệ này được thay đổi và đưa lên một tầm cao mới, dự kiến sẽ được thương mại hóa vào năm 2030.

Giới thiên văn rối bời trước loài sứa không gian bí ẩn vừa xuất hiện

Các nhà thiên văn học chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì giống như vậy trước đây. Vật thể không gian bí ẩn chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này có tên khoa học là USS Jellyfish.

Xem NASA thả tàu vũ trụ vào một vũng nước khổng lồ

Thử nghiệm va chạm mới nhất của NASA đối với tàu vũ trụ Orion thế hệ tiếp theo sẽ cung cấp cho các kỹ sư nhiều dữ liệu hữu ích, khi họ tiếp tục tinh chỉnh phương tiện để sử dụng trong các sứ mệnh Mặt trăng Artemis sắp tới.

Giải thưởng 50.000 USD về ứng dụng AI phân tích hình ảnh y tế của VinBigdata đã có chủ

Ngày 7/4/2021, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) công bố kết quả của Cuộc thi Ứng dụng AI phát hiện điểm bất thường trên ảnh X-quang lồng ngực với tổng giải thưởng trị giá 50.000 USD.

Ngăn chặn nứt màn hình gập, Apple sẽ dùng công nghệ vật liệu ma trận polyme

Văn phòng Quản lý Bằng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ đã phát hành một ứng dụng mới của Apple, liên quan đến công nghệ mới giúp cải thiện độ bền của màn hình linh hoạt.

Nghiên cứu kim cương nhân tạo giá trị hơn cả kim cương tự nhiên

Từ lâu các nhà khoa học đã tưởng tượng về một ngày họ có thể tạo ra những viên kim cương nhân tạo thực sự mạnh hơn kim cương tự nhiên, và điều này đang dần trở thành hiện thực.

Chó Robot tuần tra trên đường phố Đức

Ngày 1/4 chú chó robot tên “Spot” của công ty Boston Dynamics đã có màn trình diễn ấn tượng trên quảng trường trung tâm Rathausmarkt của thành phố Hamburg, Đức.

Android tối ưu chức năng giúp người mù, điếc vẫn dùng được điện thoại

Không để những người khiếm khuyết phải tự mày mò dùng điện thoại, Android Accessibility (Hỗ trợ) mặc định trên cả điện thoại và máy tính bảng Android trợ giúp người mù và người điếc vẫn có thể sử dụng và tương tác, dễ dàng và an toàn hơn.

Vaccine Covid-19 và tầm quan trọng của y học cá thể hóa

Với xu hướng tiến đến y học cá thể hóa, việc thực hiện xét nghiệm gen sẽ cho biết được nguy cơ di truyền mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính, cũng như nguy cơ nhiễm virus liên quan đến đường hô hấp, trong đó có virus SARS-COV-2 .