Vì sao kim loại thường bắn lửa khi đặt trong lò vi sóng?

Người dùng thường được khuyến cáo không được đặt các vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng vì có thể gây cháy nổ. Thực tế nó có xảy ra không?

Về nguyên lý hoạt động, lò vi sóng làm nóng thức ăn bằng sóng viba, được sinh ra từ thiết bị phát sóng magnetron. Sóng viba sẽ làm rung các phân tử trong chất lỏng, tạo ra nhiệt làm nóng thức ăn từ trong ra ngoài.

Khác với nguồn nhiệt của lò nướng, sóng viba chỉ tác động đến các phân tử nước trong các chất hữu cơ như đường, chất béo, không làm nóng những phân tử vô cơ khác như thuỷ tinh, giấy, đồ sứ…

Thiết bị magnetron tạo ra sóng điện từ với tần số 2,5Ghz. Đây là tần số hấp thụ của nước và hầu hết các thức ăn của chúng ta đều chứa nước nên năng lượng sóng viba được hấp thu và sinh nhiệt.

Aaron Slepkov, nhà vật lý tại Đại học Trent ở Ontario, cho biết, khi sóng viba tác động tới kim loại các electron ở bề mặt sẽ bị phá huỷ. Kim loại sẽ tích điện, đến một lúc có khả năng tách một electron ra khỏi phân tử tạo thành tia lửa. Mỗi một tia lửa phát ra kéo theo hiệu ứng dây chuyền với vô số tia lửa phát ra ngày một nhiều. Dù việc này không gây nổ nhưng sẽ làm hư hại lò vi sóng bởi nhiệt lượng được sinh ra.

Tuy nhiên, với các bề mặt kim loại trơn và nhẵn bóng, hiện tượng này không xảy ra. Điều này lý giải vì sao một số vĩ nướng bằng kim loại vẫn được sử dụng trong lò vi sóng.

Điều thú vị là kim loại không phải là chất liệu duy nhất phát sinh tia lửa trong lò vi sóng. Nhiều video được chia sẻ trên mạng cho thấy nho cũng có thể sinh ra tia lửa plasma ngoạn mục.

Nhiều người tìm cách lý giải về hiện tượng này trong đó có Aaron Slepkov và các đồng nghiệp. Aaron Slepkov đã sử dụng các hạt hydrogel – hạt siêu hút nước thường tìm thấy trong tã trẻ em, hạt nước trồng cây có kích thước gần giống với quả nho để thử nghiệm.

Vì sao kim loại thường bắn lửa khi đặt trong lò vi sóng? - 9d0e34c9 48e1 40d7 beff 2439ab38d282

Aaron Slepkov và đồng nghiệp phát hiện ra kích thước của quả nho đã khiến bức xạ vi sóng tích luỹ bên trong tạo năng lượng để tách electron từ Natri hoặc Kali bên trong quả nho và tạo ra tia lửa plasma.

Nhóm nguyên cứu cũng thử với trứng cút có kích thước gần giống với quả nho, vỏ trứng bị vỡ, lòng đỏ và trắng chảy ra ngoài với nhiệt độ khá cao. Tuy nhiên, các quả trứng trống thì không có bất kỳ điều gì xảy ra. Vậy để tạo ra tia lửa plasma trong lò vi sóng chúng ta cần một vật thể có kích thước của quả nho và chứa đầy nước.

Hít thở trong môi trường ô nhiễm tương đương hút 1 gói thuốc lá mỗi ngày

Kết quả nghiên cứu mới nhất về khí thủng phổi (emphysema – tình trạng tổn thương thành phế nang phổi) cho thấy, mức ô nhiễm cao trong các thành phố lớn đang khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh khí thủng phổi. Tốc độ phát triển bệnh tương đương với việc người ta hút một gói thuốc mỗi ngày.

Nghiên cứu thành công kỹ thuật tách hạt vi nhựa ra khỏi nước

Các nhà nghiên cứu ở Úc đang phát triển một kỹ thuật để tách hạt vi nhựa ra hỏi nước bằng cách sử dụng ống nano carbon. Các chế phẩm sinh ra sau đó hoàn toàn an toàn và thân thiện với môi trường.

Biến mặt trời thành nhà máy xử lý rác?

Với khả năng thiêu rụi mọi thứ không để lại dấu vết, mặt trời là một nhà máy xử lý rác siêu lý tưởng cho loài người. Nhưng liệu có thể đưa được rác an toàn đến mặt trời với chi phí ít tốn kém nhất?

Đã đến lúc vũ trụ song song với chúng ta lộ diện

Trong nháy mắt đầu tiên, mọi thứ trông quen thuộc. Đồng hồ tích tắc trên tường, xe máy chạy dọc bên ngoài cửa sổ của bạn, tạp chí trong tay bạn có cùng một thiết kế bìa bắt mắt. Nhưng có gì đó không ổn vì đồng hồ đang chạy ngược. Ô tô đang lái xe ngược chiều. Các con chữ trong bài báo bạn đang đọc được in ngược ngạo. Rồi bạn nhận ra đó là sự phản chiếu của chính bạn và thế giới bạn đang tồn tại.

Trọng lực không phải là lực hấp dẫn khiến mọi thứ rơi thẳng xuống?

Chúng ta không biết trọng lực là gì. Nếu nói câu này với một người bình thường, hẳn bạn sẽ nhận được câu trả lời kèm sự ngạc nhiên: “Hả? Sao lại không biết? Trọng lực là lực của lực hấp dẫn khiến mọi thứ rơi thẳng xuống đất”. Nhưng cũng câu nói đó với một nhà vật lý, câu trả lời bạn nhận được sẽ là: Đúng, chúng ta chưa biết trọng lực thật sự là gì.

Tia nước có thể cắt kim lại liệu có thể biến thành vũ khí

Tia nước áp lực cao được ứng dụng rất rộng trong công nghiệp từ những năm 1983 trong ngạnh khai thác mỏ đến hàng không vũ trụ… nhiều người cho là tia nước hoàn toàn có thể thể biến thành vũ khí có sát thương lớn ngoài việc chỉ ứng dụng vòi rồng để chống bạo loạn như hiện nay.

Cảnh báo nguy cơ mất tay, chân vì bị chó nhà liếm vết thương

Theo Đài truyền hình WTKR (Mỹ), một người dân ở bang Ohio phải bị cắt bỏ hai tay và hai chân do bị nhiễm khuẩn từ vết liếm của chú chó nuôi trong nhà.

Điện mặt trời: người dân hưởng lợi, nhà đầu tư chờ cơ chế giá mới

Sau ngày 1/7, điện mặt trời không còn được hưởng ưu đãi về giá, các nhà đầu tư vẫn đang chờ cơ chế giá mới. Trong khi đó, người dân đang được hưởng ưu đãi 3-10 triệu đồng để lắp đặt hệ thống năng lượng áp mái, cùng với chi phí lắp đặt rẻ hơn dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng mặt trời tăng mạnh.

iPhone phù pin bốc cháy, anh thợ suýt cháy mặt

Tài khoản Reddit có tên u/tryagainin47seconds đã chia sẻ một đoạn video với chú thích là bạn anh ta đang cố cạy pịn của chiến iPhone, viên pin này bất ngờ bốc cháy.

Xã hội loài người sẽ được trí tuệ nhân tạo bảo vệ

Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence / AI) đã bước vào đời sống với các ứng dụng rất đa dạng, có thể giúp chẩn đoán sớm ung thư, dự báo lũ, bảo vệ rừng mưa, cải thiện quản lý chất thải nhựa, hỗ trợ người điếc/khiếm thính đến phát hiện sâu bệnh trên cây trồng.