Robot và dorone chiến đấu với virus Corona trên thế giới

Robot, máy bay không người lái (drone) và trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây đang được cải tiến mạnh mẽ, hỗ trợ các y bác sĩ và các nhân viên tuyến đầu để chống lại dịch bệnh covid-19.

Ngay tại thời điểm bắt đầu bùng phát của đại dịch COVID-19 hàng loạt công nghệ mới được triển khai để chống lại sự lây lan của virus cũng như tìm kiếm vacxin và thuốc đặc trị. Các công nghệ đi đầu và trong cuộc chiến chính là trí thông minh nhân tạo (AI), máy bay không người lái, robot và siêu máy tính kết hợp với Internet of thing gần như trở thành vũ khí chủ lực trong cuộc chiến mới của loài người.

Tuy vậy, việc sử dụng robot, drone, AI để giám sát làm tăng mối lo ngại về quyền riêng tư. Nhiều người cho rằng sau đại dịch, các chính phủ có thêm lý do để giám sát người dân nhiều hơn như những gì mà Trung Quốc đang làm hiện tại. Lấy ý làm ví dụ, trong quá trình phong tỏa khu vực phía Bắc nước ý, các nhà chức trách đã giám sát dữ liệu di động của người dân để đưa ta kết quá có khoảng 40% dân số đã di chuyển quá nhiều. Dù trong đại dịch việc giám sát là cần thiết, nhưng làm nhiều người lo ngại quyền riêng tư của mình vẫn bị xâm phạm ngay cả khi kết thúc đại dịch.

Dù vậy không thể phủ nhận vai trò của các công nghệ mới trong cuộc chiến chống lại sự lân lan của virus Covid-19

AI giúp tìm người nhiễm chính xác hơn

Trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của bệnh tật ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Trung Quốc, phần mềm đo nhiệt độ cơ thể SenseTime Time sử dụng AI có thể sàng lọc những người mang mầm bệnh coronavirus tiềm năng trong khu vực công cộng.

AI cũng đang được sử dụng hiệu quả tại Infervision, một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh chuyên nghiên cứu các giải pháp cho việc chẩn đoán bệnh và chăm sóc y tế. Tony Gevo, phó chủ tịch bán hàng và tiếp thị ở Bắc Mỹ của Infervision cho biết “Công ty tập trung 100% vào việc sử dụng AI trong nghiên cứu phân tích hình ảnh y tế”. Máy dò coronavirus của Infervision có thể ảnh chụp cắt lớp (CT) để tìm các dấu hiệu viêm phổi liên quan đến chủng virus đặc biệt này.

Theo Gevo, phần mềm Infervision của công ty đã được sử dụng để xem xét hơn 32.000 ca coronavirus và hiện đang được sử dụng tại 34 bệnh viện, bao gồm các cơ sở ở Nhật Bản và Vũ Hán, Trung Quốc. Infervision đang cố gắng đáp ứng các yêu cầu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được sử dụng tại Mỹ. Quá trình xử lý của ứng dụng thông qua đám mây, tập tin ảnh được chuyển lên đám mây, kết quả được máy chủ phân tích và trả lại kết quả lại. Thời gian để một bác sĩ đọc phân tích hình ảnh để chẩn đoán bệnh từ 10-15 phút và mùa dịch mỗi ngày có thể mỗi bác sĩ phải phân tích hàng ngàn bức ảnh. Trong khi đó Infervision chỉ mất 2 phút để đưa ra kết quả và không có sự sai sót do áp lực công việc như với bác sĩ.

Drone trợ thủ đắc lực trên bầu trời

Một nhà sản xuất MMC UAV đã sử dụng drone (UAV) trên khắp Trung Quốc để giám sát từ xa, tìm kiếm người bị bệnh thông qua hình ảnh nhiệt. UAV cũng được sử dụng để phun thuốc khử trùng. Giám đốc phát triển kinh doanh và tiếp thị của MMC UAV ông Gary Gu, cho biết “Máy bay của hãng có độ bền cao, tải trọng lớn và linh hoạt khi có thể bay 60-70 phút với tải trọng 10kg, được trang bị thêm máy ảnh có thể zoom 40x và loa. Nếu tích hợp thêm cảm biến nhiệt thì không chỉ có thể vận chuyển mà có thể giám sát một khu vực rộng lớn trong thành phố”.

Các máy bay của MMC UAV được trang bị mô-đun 4G LTE để truyền hình ảnh về trung tâm giám sát và truyền lên đám mây để AI phân tích hỗ trợ để việc giám sát và tìm kiếm người bệnh chính xác hơn.

Không chỉ ở Trung Quốc, mà Ấn Độ, Hàn Quốc, Tây Ban nha đang áp dụng các giải pháp tương tự và mới đây bang California cũng đang thử nghiệm giám sát bằng máy bay không người lái.

Robot giải quyết vấn đề thiếu nhân viên y tế.

Robot đang giúp hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa người với người trong đại dịch Covid-19. Ứng dụng lớn nhất của robot hiện tại chính là cung cấp vật tư, thực phẩm cho người nhiễm hoặc khu vực cách ly. Điều này không chỉ giảm tiếp xúc trực tiếp mà còn giải quyết được vấn đề thiếu hụt nhân sự.

Rất nhiều robot đang có mặt ở khắp các bệnh viện trên thế giới để làm các công việc như khử trùng, vận chuyển trang thiết bị để các nhân viên y tế có thời gian làm thêm những việc khác. Không chỉ thế Robot còn giúp các bác sĩ thăm khám chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân thông qua video call, mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp cũng như có thể khám cho nhiều bệnh nhân hơn mà không phải rời văn phòng của mình hoặc hỗ trợ từ xa tới những nơi đang thiếu bác sĩ.

Siêu máy tính đang làm tìm kiếm vacxin và thuốc đặc trị

Khi thế giới vật lộn với một đại dịch toàn cầu, các công nghệ dựa trên đám mây đang góp phần giúp ngăn chặn, điều trị và loại bỏ coronavirus mới.

Theo CNN, các siêu máy tính nhanh nhất thế giới, thời gian gần đây đã chạy hàng ngàn mô phỏng để tìm kiếm phương thuốc điều trị và vacxin.

Forbes báo cáo rằng các công ty lớn nhất ở Trung Quốc, bao gồm Alibaba, Tencent, DiDi và Huawei, đang quyên góp tài nguyên điện toán đám mây của họ để hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu toàn cầu trong việc phát triển phương pháp chữa trị cho COVID-19.

Các nhà nghiên cứu sẽ có thể sử dụng các nền tảng đám mây này để đẩy nhanh quá trình giải trình tự gen, tiến hành phân tích dữ liệu nhanh hơn so với việc sử dụng các máy tính truyền thống.

Tận dụng sức mạnh xử lý smartphone nhàn rỗi nghiên cứu điều trị Covid-19

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn đang hợp tác với Quỹ Vodafone trong dự án Corona-AI nhằm tận dụng sức mạnh điện toán của smartphone khi chủ sở hữu thiết bị ngủ thông qua ứng dụng DreamLab.

(Sửa) Nhiệt độ Nam Cực tăng kỷ lục: Cơ hội và thách thức cho hệ sinh thái

Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất thế giới, nhưng cũng không tránh khỏi hiện tượng nóng lên toàn cầu khi đã xuất hiện các đợt nóng bất thường lên tới 9,2 độ C.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng chế tạo robot đa năng khử khuẩn phòng chống Covid-19

Nhóm nghiên cứu Robotics trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa giới thiệu 2 robot khử khuẩn nhằm hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu làm việc với môi trường có nguy cơ truyền nhiễm cao. Đặc biệt 2 robot này còn có thể phát triển để đáp ứng nhiều việc hơn theo nhu cầu sử dụng với chi phí tiết kiệm.

iOS 14 rò rỉ những hình ảnh đầu tiên, mang nét tương đồng Android

Mới đây những hình ảnh được cung cấp bởi người dùng Twitter DongleBookPro đã thể hiện cái nhìn trực quan hơn về giao diện mới của iOS 14. Đáng chú ý hơn, có vẻ như Apple lần này đã đưa widget ra màn hình chính, mang nét tương đồng với Android.

Dùng công nghệ mô phỏng để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh

Dassault Systèmes vừa công bố hợp tác với Học viện Thiết kế Kiến trúc Trung-Nam Trung Quốc (CSADI) để dùng công nghệ hỗ trợ việc mô phỏng và đánh giá lây lan virus trong không gian hạn chế ở bệnh viện Lôi Thần Sơn (Leishenshan) tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Các nhà khoa học tích cực tìm kiếm kháng thể Covid-19

Các nhà khoa học từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan hay Anh… đang tích cực nghiên cứu và sử dụng các phương pháp thực nghiệm, tìm kiếm kháng thể để chế tạo thuốc điều trị và vắc-xin ngăn chặn Covid-19.

Thầy giáo Việt sáng tạo máy rửa tay tự động phòng chống dịch

Kỹ sư điện tử Võ Trường Tiến, giảng viên đến từ Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) đã chế tạo máy rửa tay tự động mang tên “Dũng sĩ diệt khuẩn” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến phức tạp.

Chế tạo thiết bị cảnh báo chạm tay lên mặt chống lây nhiễm SARS-CoV-2

PGS.TS Trần Xuân Kiên ở Hà Nội đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị cảnh báo chạm tay lên mặt như là một phần trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

MIT chế tạo máy thở khẩn cấp chi phí thấp

Khi đại dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, các bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu máy thở, nhưng vấn đề có thể được giải quyết phần nào nhờ máy thở khẩn cấp giá rẻ E-Vent từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa công bố.

Bộ xét nghiệm Covid-19 cho kết quả sau 5 phút đã có thể sản xuất hàng loạt

Bộ xét nghiệm Covid-19 mới từ công ty thiết bị y tế Abbott có thể trả về kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 chỉ trong 5 phút.