Nhựa không có lỗi, lỗi ở sự lười nhác của con người

Nhựa là vật liệu mang tính cách mạng với rất nhiều ưu điểm như bền, chi phí sản xuất rẻ, quá trình sản xuất lại ít gây hại cho môi trường, và từng được xem là vật liệu xanh để cứu trái đất khỏi tác động ô nhiễm. Do đó, việc hạn chế túi nhựa không giúp môi trường tốt hơn, việc cần làm là thay đổi ý thức về cách sử dụng nhựa và túi nhựa.

Ít người biết nhựa là phát minh vĩ đại của loài người

Khi mọi người nhìn vào tác động của môi trường, họ thường nhìn vào hậu quả cuối cùng của một quy trình, tất cả các nghiên cứu đều về môi trường chỉ ra túi nhựa chính là nguyên nhân lớn nhất hiện nay. Vấn đề là ít người biết rằng, ban đầu túi nhựa được phát minh để thay thế những vật liệu gây hại môi trường gấp nhiều lần: giấy và vải cotton.

Nhựa không có lỗi, lỗi ở sự lười nhác của con người - og wallace carothers 7185

Nhà phát minh người Mỹ Wallace Hume Carothers

Nhựa hay còn được gọi là nylon được phát minh vào năm 1935 bởi nhà phát minh người Mỹ Wallace Hume Carothers, đáng tiếc là ông không thấy được thành quả của mình bởi ông đã tự sát năm 1937. Năm 1938, nylon được sản xuất lần đầu tiên là chiếc bàn chải đánh răng, với ưu điểm bền, không thấm nước, kháng được các ảnh hưởng tự nhiên như nấm mốc, côn trùng, nylon nhanh chóng được ứng dụng lên nhiều sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày làm chất liệu đóng gói, sử dụng trong y tế, vật liệu gia dụng, thiết bị điện tử…

Nếu không có nhựa thế giới sẽ quay lại những năm 1870

Rất dễ thấy nhựa hiện tại đang có mặt trong rất nhiều vật dụng sử dụng hằng ngày của mọi người. Ít ai biết, bên trong lon nước ngọt có một lớp nhựa mỏng, có vai trò giúp lon nước không bị ăn mòn, nếu không có lớp nhựa thì lon nước sẽ bị ăn mòn trong vài ngày. Nhiều vật dụng dùng cho thực phẩm cũng được phủ nhựa nhựa như ly/chén/đĩa giấy…

Nhựa không có lỗi, lỗi ở sự lười nhác của con người - racnhua

Bên trong lon nước ngọt có một lớp nhựa mỏng để chống bị ăn mòn

Bao bì thực phẩm sẽ rất khác nếu không có nhựa và sẽ không thể bảo quản được lâu. Thực phẩm tươi sống khó vận chuyển được đi xa khi không được túi nhựa bảo vệ. Từ đó mọi người chỉ có thể sử dụng các thực phẩm đuợc nuôi trồng sản xuất tại chỗ hoặc theo mùa.

Nhựa có vai trò quan trọng trong y tế, đặc tính chống thấm, dẻo, bền, không bị tác động bởi vi khuẩn… nhựa có mặt rất nhiều trong môi trường y tế, từ các tấm lót vô trùng, băng vết thương… không có nhựa nhiều thao tác xử lí không thể thực hiện như việc cách li và xử lí một khu vực nhiễm trùng bên trong cơ thể.

Không có nhựa các thiết bị điện tử sẽ đắt đỏ hơn, cần phải tìm kiếm một vật liệu cách điện khác để làm các mạch điện. Các vật liệu cách điện, chống nhiệt và lửa sẽ không thể được phát minh, rác hữu cơ sẽ thay thế vị trí của nhựa trong việc gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Các vật dụng giá rẻ bằng nhựa không tồn tại thay vào đó thuỷ tinh, kim loại được thay thế với độ bền kém, nặng, tốn kém tài nguyên và không gian để sử dụng.

So với giấy, vải cotton thì nhựa thân thiện với môi trường hơn

Trước ảnh hưởng quá lớn đến môi trường, nhiều quốc gia đã tìm cách hạn chế việc sử dụng nhựa đặc biệt là túi nhựa để bảo vệ môi trường. Nhiều quốc gia tính phí sử dụng nhựa như Anh, Ireland. Các nước khác thì cấm túi nhựa như Moroco, New Zealand. Dẫn đến việc nhiều người sử dụng túi giấy và cotton nhiều hơn thay cho túi nhựa. Việc này là một sai lầm và gây những tác động khủng khiếp hơn với môi trường.

Túi giấy dùng nhiều năng lượng, nước để sản xuất. Trọng lượng túi giấy rất nặng và kém bền so với nhựa nên việc vận chuyển tốn kém hơn và thêm những tác động xấu đến môi trường. Việc sản xuất giấy đòi hỏi phải có gỗ, tăng nhu cầu sử dụng giấy đồng nghĩa với sẽ có nhiều cánh rừng bị tiêu huỷ.

Túi cotton còn là lựa chọn tệ hơn, vì cây vải cần rất nhiều nước, diện tích canh tác và vụ mùa bội thu để có đủ số lượng cotton sử dụng. Ngành công nghiệp may mặc, thời trang đang phát triển mạnh cũng khiến nhu cầu cotton tăng cao kéo theo nhiều hậu quả về môi trường hơn, các cánh đồng trồng bông vải được mở rộng liên tục kéo theo tài nguyên nước, đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong khi đó túi nhựa tiết kiệm nguyên liệu, có giá thành sản xuất rẻ, cần rất ít năng lượng để sản xuất. Về độ thân thiện với môi trường, túi nhựa dùng nhiều lần ít gây hại gấp 3 lần so với túi giấy và hơn 130 lần so với túi cotton.

Nhựa ngay từ ban đầu là cứu tinh của môi trường trái đất

Trở lại Thuỵ Điển năm 1959, túi giấy được sử dụng tất nhiều, việc khai thác gỗ để làm giấy nguy hại cho môi trường hơn so với nhựa nhiều lần với chi phí cao hơn nhiều. Đến đầu những năm 1960, kỹ sư người Thụy Điển Sten Gustaf Thulin có sáng kiến tạo ra một túi chịu lực, nhẹ, bền, rẻ và có thể tái sử dụng nhiều lần. Điều này có nghĩa sẽ ít cây bị đốn hạ để làm giấy, nhờ đó môi trường được cải thiện. Từ ý tưởng đó, túi nhựa được ông Sten phát minh và nhận bằng sáng chế năm 1965.

Nhựa không có lỗi, lỗi ở sự lười nhác của con người - nhua2

Kỹ sư Sten Gustaf Thulin

Năm 1980, túi nhựa dần thay thế hoàn toàn túi giấy và các vật liệu bằng nhựa cũng thay thế dần thuỷ tinh, kim loại, đá, gỗ, vải… Có thể thấy nhựa giúp những vật liệu tự nhiên khác ít bị khai thác hơn, nên không quá khi nói nhựa ngay từ ban đầu là cứu tinh của môi trường trái đất.

Vì quá tiện lợi nên con người đã trở nên lười biếng, chúng ta vứt túi nhựa đi sau khi sử dụng, đây mới chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nhựa. Bản chất nhựa không phải là vật liệu dùng một lần mà nó được phát minh để tái sử dụng liên tục và có khả năng tái chế 100%.

“Cha tôi luôn luôn mang theo một túi nhựa được xếp gọn trong túi. Đó là cái mà bây giờ mọi người đang kêu gọi luôn mang theo túi riêng của mình khi đi chợ” – Raoul Thulin con trai của Sten Gustaf Thulin cho biết.

Để bảo vệ môi trường không phải là loại bỏ nhựa ra khỏi cuộc sống mà sử dụng tài nguyên nhiên nhiên có ý thức hơn. Nhựa có thể thay thế rất nhiều chất liệu tự nhiên, giúp hạn chế việc khai thác quá mức tài nguyên tự nhiên. Với quá nhiều lợi ích, việc loại bỏ nhựa hoàn toàn ra khỏi cuộc sống con người là điều không tưởng. Để bảo vệ môi trường hiệu quả nhất vẫn hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nhựa phải được thu gom xử lí, tái chế đúng để không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Đổi rác lấy vàng, thức ăn, chỗ ngủ và trả học phí

Đổi rác lấy vàng, thức ăn, chỗ ngủ, trả học phí… đã được áp dụng ở rất nhiều quốc gia nhằm nâng cao ý thức và đưa ra những hành động thiết thực bảo vệ môi trường. Nhưng tại Việt Nam, vấn đề nghiêm trọng này chỉ đang dừng ở mức phong trào, chưa có biện pháp thu gom rác triệt để.

adidas hợp tác với Trạm vũ trụ quốc tế làm giày vi trọng lực

adidas và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS – International Space Station) cho biết sẽ hợp tác chia sẻ với nhau các thành tựu liên quan đến lĩnh vực vi trọng lực, hướng đến giày chạy bộ êm nhẹ hơn, giảm thiểu trọng lực tốt hơn.

Ứng dụng tính cước thời gian thực của Viettel được cấp bằng bảo hộ tại Mỹ

Ngày 4/11, Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã cấp bằng bảo hộ độc quyền cho Tập đoàn Viettel dành cho sáng chế “Phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa vi xử lý” bởi chưa từng được tìm ra và triển khai trên toàn thế giới.

Phát động cuộc thi đi bộ ảo ủng hộ bệnh nhân ung thư

Dự án sáng kiến ung thư Muối – Salt Cancer Initiative (SCI) tiếp tục phát động thử thách đi bộ ảo “5000 bước chân hạnh phúc” – đồng hành cùng bệnh nhân ung thư Việt Nam.

Năm 2050: 1/4 dân số Việt Nam sẽ di cư vì miền Nam bị nhấn chìm trong biển nước

Công bố ngày 29/10 của Climate Central – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phân tích về khoa học khí hậu trên chuyên san Nature cho biết: Năm 2050 nước biển dâng sẽ xóa sổ nhiều thành phố lớn ven biển. Theo đó, phần lớn miền Nam Việt Nam sẽ nằm dưới mực nước biển gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như an ninh lương thực quốc gia.

Thử nghiệm Wi-Fi 6 tại Đại học Mondragon

Ngày 29/10 tại Đại hội Vô tuyến Toàn cầu (Wireless Global Congress – WGC) do Liên minh băng thông rộng không dây (WBA) tổ chức ở Đức, Huawei công bố sẽ thực hiện loạt các thử nghiệm xác minh Wi-Fi 6 tại Đại học Mondragon (Tây Ban Nha), để khám phá các trường hợp sử dụng Wi-Fi 6 sáng tạo, truyền cảm hứng cho sinh viên và nâng cao các kết quả giáo dục.

Sản xuất điện từ phân ngựa

Một công ty năng lượng ở Phần Lan vừa tìm ra cách sản xuất điện mới rất thân thiện với môi trường từ nguồn nguyên liệu khá gần gũi với con người: phân ngựa.

Việt Nam ứng dụng công nghệ dự báo thời tiết của New ZeaLand

Công nghệ Weatherscape XT được cho là giúp cung cấp thông tin dự báo thời tiết chính xác hơn cũng như cảnh báo kịp thời các điều kiện thời tiết xấu.

Cho con lên mạng, cha mẹ kiểm soát hay đặt niềm tin?

Mặc dù 67% cha mẹ cho rằng con họ có thể nhận thức được rủi ro khi online, khoảng một nửa phụ huynh vẫn sử dụng các công cụ khác nhau để đảm bảo an toàn trực tuyến cho con.

Mạng xã hội học tập Việt đoạt giải vàng Asean ICT Awards 2019

Giải pháp mạng xã hội học tập trực tuyến ViettelStudy đã được vinh danh giải vàng chung cuộc tại vòng chung khảo giải thưởng Asean ICT Awards (AICTA) 2019.