Người giỏi toán có ý chí bỏ hút thuốc cao hơn người bình thường

Ý chí từ bỏ hút thuốc cao hơn có ở những người giỏi tính toán. Ảnh: @Google.

Ngày 27/6, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) công bố phát hiện ý chí từ bỏ hút thuốc cao hơn có ở những người giỏi tính toán.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, những người hút thuốc đạt điểm cao trong bài kiểm tra toán học có nhiều ý chí bỏ hút thuốc hơn những người bình thường.

Lý do đằng sau điều đặc biệt này, bởi những người giỏi tính toán họ có một trí nhớ tốt về những con số liên quan đến nguy cơ, tác hại khôn lường mà việc hút thuốc mang lại, điều này sẽ kích thích nhận thức của họ cao hơn trong việc bỏ hút thuốc, thấy được nhiều rủi ro hơn và từ đó, hình thành nên ý chí bỏ thuốc lá cao hơn.

Brittany Shoots-Reinhard, tác giả chính của nghiên cứu này tại Đại học bang Ohio nói: “Những người có kỹ năng toán học tốt đã nhớ nhiều hơn về những con số đáng sợ nói về rủi ro hút thuốc mà chúng tôi đã đưa ra, và điều đó đã tạo ra sự khác biệt hơn so với nhóm người bình thường”.

“Nghiên cứu này là một trong số ít công trình chỉ ra mối liên kết giữa khả năng toán học với tình trạng hút thuốc”, Shoots-Reinhard nói.

” Kết quả này có thể giúp giải thích lý do tại sao nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người hút thuốc có trình độ học vấn cao hơn có khả năng bỏ thuốc thành công hơn, so với người bình thường”, cô nói.

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự tham gia của 696 người hút thuốc ở người trưởng thành Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến. Lúc đầu, những người tham gia được khảo sát các thống kê đo lường về thói quen hút thuốc, trình độ,…

Những người tham gia sau đó được cho xem tám nhãn cảnh báo thuốc lá khác nhau, mỗi nhãn cảnh báo được xem bốn lần. Các nhãn cảnh báo có nhiều hình ảnh khác nhau, chẳng hạn như bia mộ hoạt hình hoặc hình ảnh một lá phổi bị hư hại.

Các nhãn cảnh báo văn bản bắt buộc áp dụng (chẳng hạn như “Hút thuốc có thể giết chết bạn”) kết hợp với thông tin xác suất rủi ro cho người hút thuốc và người không hút thuốc. Ví dụ: “75,4% người hút thuốc sẽ chết trước tuổi 85, so với 53,7% người không hút thuốc”.

Tại nhiều thời điểm khác nhau, những người tham gia được yêu cầu đánh giá phản ứng cảm xúc của họ đối với từng nhãn cảnh báo, độ tin cậy của từng nhãn, và mức độ phù hợp với nhận thức của cá nhân đó với từng nhãn cảnh báo.

Sáu tuần sau cuộc thử nhiệm, những người tham gia đã quay lại trả lời nhiều câu hỏi được thiết kế sẵn, để xem họ nhớ được bao nhiêu thông tin rủi ro, mà họ đã được khảo sát.

Họ cũng được hỏi những câu hỏi đánh giá nhận thức của họ về mức độ rủi ro liên quan đến hút thuốc, và đánh giá mức độ cam kết rằng, họ có thể sẽ bỏ hút thuốc trong 30 ngày tới hoặc năm tới hay không.

Mặc dù nó không phải là trọng tâm của nghiên cứu này, nhưng những phát hiện gần đây đã xác nhận, khả năng ghi nhớ từ các nhãn cảnh báo cảm xúc cao (hình ảnh đồ họa như phổi bị hư hại) thấp hơn, so với bộ nhớ cho nhãn cảnh báo cảm xúc thấp (nhãn bia mộ dạng đồ họa hoạt hình).

Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu này thì khả năng ghi nhớ từ các nhãn cảnh báo dạng đồ họa đã suy giảm ít hơn, so với những nhãn cảnh báo ít đồ họa, hay dạng văn bản…

Quan trọng hơn, những người tham gia đạt điểm số cao hơn từ việc tính toán, nhớ kỹ các con số cảnh báo, rủi ro có ý chí bỏ hút thuốc nhanh hơn so với nhóm đối chứng.

“Những người hút thuốc nhiều thường có kiến ​​thức rất hời hợt về những rủi ro sức khỏe của thói quen này mang lại. Những gì chúng ta thấy ở đây là những người ý thức được, hiểu rõ hơn về những rủi ro qua các con số, số liệu cảnh báo. Chúng ta bằng cách nào đó nên truyền đạt để đưa các con số cảnh báo lan rộng tới những người ít giỏi toán, ít nhớ các con số hơn”, cô Shoots-Reinhard nói.

Shoots-Reinhard còn khuyến nghị sử dụng infographics đơn giản và các thiết bị tương tự để giúp những người hút thuốc hiểu rõ hơn về các rủi ro mà hút thuốc mang lại.

Công trình này vừa được công bố trên tạp chí Health Psychology (Sức khỏe tâm lý).

(Theo Newkerala)

Xe tự hành 5G được thử nghiệm trong ngành y tại Thái Lan

Thông qua dự án thí điểm “Xe không người lái đưa ngành y tế Thái Lan đến kỷ nguyên 5G”, một bệnh viện thông minh tại Thái Lan đã đưa váo sử dụng xe không người lái 5G trong việc chăm sóc y tế.

Nghề livestream nói nhiều và nguy cơ bệnh về thanh quản

Khi livestream, nói quá nhiều sẽ khiến thanh quản bị viêm, phù nề ảnh hưởng đến khả năng phát âm như mất tiếng, khàn tiếng, tệ hơn đây có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.

Tái tạo thành công ‘hài cốt’ ba chiếc thuyền La Mã cổ đại bằng công nghệ 3D

Ngày 24/6, một nhóm các nhà nghiên cứu từ đến Ý và Pháp đã công bố bản dựng lại theo chuẩn 3D, từ ba chiếc thuyền gỗ khai quật từ cảng Ostia của thời La Mã cổ đại.

Cách nhận biết bệnh bạch hầu và phòng ngừa

Bệnh bạch hầu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiếm gặp. Nhưng thời gian gần đây các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông liên tiếp xuất hiện các ổ bệnh bạch hầu và mới nhất là trường hợp 1 nam thanh niên nhiễm bệnh và đang được điều trị ở Bệnh viện Quân y 175.

Nhiệt độ Bắc Cực đạt 38 độ C, mức tăng kỷ lục

Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ ba (23/6) họ đã làm việc để xác minh các báo cáo về nhiệt độ tăng kỷ lục mới ở Bắc Cực là 38 độ C, tại một thị trấn Siberia cuối tuần qua.

Hình ảnh 10 năm của Mặt trời gói gọn trong video 61 phút

Năm 2020, vệ tinh quan sát mặt trời của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Solar Dynamics Observatory (SDO) kỷ niệm 10 năm hoạt động trên vũ trụ, với sứ mệnh chính là thăm dò, nghiên cứu, quan sát Mặt trời.

Laser Raptor: Thiết bị bay không người lái ‘kiếm mồi’ vào ban đêm

Việc tìm kiếm hóa thạch cổ trên các địa hình khác nhau là bài toán nan giải với giới khoa học. Và giờ đây, một máy bay không người lái hexacopter tự trị mới có thể giúp đỡ, vì nó sử dụng tia laser để săn lùng hóa thạch vào ban đêm.

Mỏ than bùn lớn nhất thế giới cứu rỗi nhân loại ít ai biết

Các nhà khoa học Nga, Đức và Pháp đã nghiên cứu về cảnh quan vùng đất ngập nước trên Trái đất. Công trình chung cho thấy vai trò của các mỏ than bùn lớn đến mức nào trong việc hấp thụ carbon (một trong những thành phần chính của khí nhà kính) và làm mát hành tinh.

Cùng xem nhật thực vành khuyên siêu hiếm ở Việt Nam

Chiều 21/6 người dân ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực vành khuyên siêu hiếm, phải mất 11 năm mới xuất hiện 1 lần.

Từ sự cố giải Marathon Dalat Ultra Trail 2020, làm gì để sống sót khi bị lũ quét?

Hai vận động viên tham gia Giải Ultra Trail Dalat 2020 bị tai nạn do mưa lớn nhưng vẫn cố vượt suối đã bị lũ cuốn trôi, một người chết, một người mất tích đã đặt câu hỏi về kỹ năng của những vận động viên chuyên nghiệp đang tham gia giải, bởi cả 2 đều đang tham gia cuộc thi với cự ly 100km.