Ngã thang tưởng đơn giản mà hệ lụy khó ai ngờ

Chỉ một chút sơ sẩy mắc phải tình trạng ngã thang, ngoài việc gây chấn thương hệ xương khớp, mà nó còn để lại nhiều tác động tâm lý lâu dài, đặc biệt là đối với nam giới lớn tuổi.

Trong nghiên cứu mới về các tác động dài hạn từ việc té thang, các nhà nghiên cứu ở Queensland đã tìm thấy một nửa số người ngã thang đều trải qua sự suy giảm về sức khỏe tâm lý của họ, trong ít nhất sáu tháng sau khi vụ việc xảy ra.

Tiến sĩ Rob Eley đến từ Đại học Queensland cho biết, những người này đã trải qua các vấn đề về giấc ngủ, lo lắng, chứng trầm cảm và chịu cảm giác đau đớn sau khi ra viện.

“Việc ngã thang không chỉ làm tổn thương hệ xương khớp, mà nó còn ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm thần, tinh thần của một người, và thậm chí cả một gia đình”, Tiến sĩ Eley nói.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nam giới trên 55 tuổi đặc biệt có nguy cơ ngã thang cao, nó chiếm hơn một nửa trong số các trường hợp té ngã liên quan đến thang trong công trình nghiên cứu này”.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 134 người Queensland trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, họ đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Princess Alexandra và Nambour trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016 do bị ngã từ thang.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thang đánh giá chất lượng cuộc sống (AQoL) để đo lường sự phục hồi về thể chất và tâm lý của các đối tượng theo thời gian.

Đây là một công cụ tự đánh giá bốn chiều mô tả đo lường tình trạng sức khỏe của người trả lời; các yếu tố đo lường hoàn toàn độc lập, mô phỏng các mối quan hệ xã hội, kiểm định các giác quan vật lý và sức khỏe tâm lý. Tất cả dữ liệu thu thập được đánh giá theo tiêu chuẩn QoL của từng cá nhân.

Các bệnh nhân đã trải qua trung bình năm ngày ở trong bệnh viện, với các chấn thương phổ biến nhất bao gồm gãy cột sống, gãy xương sườn, gãy xương chày hoặc gãy xương chậu, thậm chí là tràn khí màng phổi do chấn thương. Nghiên cứu này còn cho thấy hầu hết các chấn thương xảy ra ở những người không có tay nghề chuyên môn trong quá trình bảo trì, sữa chữa tại nhà.

80% bệnh nhân ngã thang được yêu cầu ít nhất bốn tuần nghỉ việc và 16% không thể thực hiện chức năng vận động bình thường sau 6 tháng.

Tiến sĩ Eley cho biết, nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết trong việc phải cải thiện các thiết kế thang an toàn, và chiến lược phòng ngừa chấn thương trong quá trình bảo trì, sửa chữa.

“Nghiên cứu của chúng tôi củng cố vai trò của các hướng dẫn an toàn bắt buộc đối với thang, cũng như các tính năng an toàn khác như dùng chân cao su, móc, cánh thang mở rộng, ốc vít thật chắt”, Tiến sĩ Eley nói.

“Cộng đồng cũng cần được tuyên truyền, giáo dục rõ về vấn đề sử dụng thang, và có thể yêu cầu trợ giúp, hoặc thuê nhân viên sửa chữa, nhà thầu dịch vụ gia đình để hoàn thành các nhiệm vụ cần tới thang, mà bạn thấy mình không an tâm tự làm một mình được”.

“Tình trạng ngã thang thường xuyên có thể phòng ngừa được, và công trình này như hồi chuông cảnh tỉnh, chứng minh sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, an toàn khi dùng thang”, Tiến sĩ Eley nói thêm.

Kym Roberts, Tiến sĩ Rob Eley và cộng sự đã thực hiện công trình nghiên cứu này với tiêu đề “Tác động lâu dài của các chấn thương liên quan đến ngã thang được đo bằng công cụ AqoL”, tất cả được thực hiện nhờ sự hỗ trợ bởi một khoản trợ cấp từ Chương trình Queensland của Quỹ Y học khẩn cấp (Australasia).

Công trình này được công bố chính thức vào ngày 23/6/2020 và được đăng tải trên tạp chí PLOS ONE.

(Theo Medicalxpress)

Có thể bạn quan tâm
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một người ở nhà quá lâu?

Một người nào ở nhà trong một thời gian dài, khả năng sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng về tinh thần và sức khỏe.

Ăn rau củ quả nhiều sẽ nói chuyện lưu loát

“Những cá nhân tiêu thụ nhiều rau, trái cây, các loại hạt có điểm cộng cao hơn trong các bài kiểm tra về sự lưu loát bằng lời nói”, theo một nghiên cứu mới vừa được công bố bởi các nhà khoa học đến từ Toronto (Canada).

Người giỏi toán có ý chí bỏ hút thuốc cao hơn người bình thường

Ngày 27/6, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) công bố phát hiện ý chí từ bỏ hút thuốc cao hơn có ở những người giỏi tính toán.

Xe tự hành 5G được thử nghiệm trong ngành y tại Thái Lan

Thông qua dự án thí điểm “Xe không người lái đưa ngành y tế Thái Lan đến kỷ nguyên 5G”, một bệnh viện thông minh tại Thái Lan đã đưa váo sử dụng xe không người lái 5G trong việc chăm sóc y tế.

Nghề livestream nói nhiều và nguy cơ bệnh về thanh quản

Khi livestream, nói quá nhiều sẽ khiến thanh quản bị viêm, phù nề ảnh hưởng đến khả năng phát âm như mất tiếng, khàn tiếng, tệ hơn đây có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.

Tái tạo thành công ‘hài cốt’ ba chiếc thuyền La Mã cổ đại bằng công nghệ 3D

Ngày 24/6, một nhóm các nhà nghiên cứu từ đến Ý và Pháp đã công bố bản dựng lại theo chuẩn 3D, từ ba chiếc thuyền gỗ khai quật từ cảng Ostia của thời La Mã cổ đại.

Cách nhận biết bệnh bạch hầu và phòng ngừa

Bệnh bạch hầu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiếm gặp. Nhưng thời gian gần đây các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông liên tiếp xuất hiện các ổ bệnh bạch hầu và mới nhất là trường hợp 1 nam thanh niên nhiễm bệnh và đang được điều trị ở Bệnh viện Quân y 175.

Nhiệt độ Bắc Cực đạt 38 độ C, mức tăng kỷ lục

Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ ba (23/6) họ đã làm việc để xác minh các báo cáo về nhiệt độ tăng kỷ lục mới ở Bắc Cực là 38 độ C, tại một thị trấn Siberia cuối tuần qua.

Hình ảnh 10 năm của Mặt trời gói gọn trong video 61 phút

Năm 2020, vệ tinh quan sát mặt trời của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Solar Dynamics Observatory (SDO) kỷ niệm 10 năm hoạt động trên vũ trụ, với sứ mệnh chính là thăm dò, nghiên cứu, quan sát Mặt trời.

Laser Raptor: Thiết bị bay không người lái ‘kiếm mồi’ vào ban đêm

Việc tìm kiếm hóa thạch cổ trên các địa hình khác nhau là bài toán nan giải với giới khoa học. Và giờ đây, một máy bay không người lái hexacopter tự trị mới có thể giúp đỡ, vì nó sử dụng tia laser để săn lùng hóa thạch vào ban đêm.