NASA, SpaceX hợp tác để không va vào nhau ngoài không gian

NASA đã đồng ý cung cấp trước cho SpaceX thông tin về các sứ mệnh không gian của mình. Ảnh: @NASA.

NASA và SpaceX đã ký một thỏa thuận chung để chính thức hóa mối quan tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc chia sẻ thông tin, nhằm duy trì và cải thiện an toàn không gian.

Cơ quan hàng không SpaceX của Elon Musk có hơn một nghìn vệ tinh nhỏ quay quanh Trái đất như một phần của mạng lưới Starlink. Để đảm bảo không có bất kỳ va chạm nào xảy ra trong không gian, NASA cho biết, họ đã làm việc với công ty của Musk theo một thỏa thuận mới được ký kết.

NASA, SpaceX hợp tác để không va vào nhau ngoài không gian - nasa 1
Ảnh: @NASA.

Trong đó, NASA và SpaceX đã ký thỏa thuận chia sẻ thông tin nhằm cải thiện sự an toàn trong không gian, NASA cho biết. Các thỏa thuận chung được ký kết để đảm bảo hai bên cung cấp chi tiết các thông báo cho mỗi lần phóng vệ tinh, cùng các đường quỹ đạo của bất kỳ tàu vũ trụ, vệ tinh thuộc các bên nhằm mục đích tránh các va chạm không đáng có. Thỏa thuận được soạn ra dựa trên nền tảng Đạo luật Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ.

Thỏa thuận này cho phép hai bên hiểu rõ mức độ điều phối, hợp tác và chia sẻ dữ liệu sâu hơn, đồng thời xác định sự sắp xếp, trách nhiệm và thủ tục điều phối an toàn chuyến bay. Trọng tâm của thỏa thuận liên quan đến việc tránh va chạm, khi phóng giữa tàu vũ trụ của NASA với các vệ tinh SpaceX Starlink.

NASA, SpaceX hợp tác để không va vào nhau ngoài không gian - nasa 2
Ảnh: @NASA.

Lô hệ thống vệ tinh Starlink của SpaceX được trang bị máy thu, cùng các hệ thống đẩy ion có khả năng điều động tự động, cung cấp dữ liệu để trao đổi thông tin nhanh chóng và chủ động. Cả NASA và SpaceX đều được hưởng lợi từ sự tương tác nâng cao này, bằng cách đảm bảo tất cả các bên liên quan nhận thức đầy đủ về vị trí chính xác của tàu vũ trụ và các mảnh vỡ trên quỹ đạo.

SpaceX đã đồng ý để các vệ tinh Starlink của họ sẽ tự động hoặc tự điều động thủ công để đảm bảo các sứ mệnh vệ tinh khoa học NASA và các tài sản khác có thể hoạt động không bị gián đoạn từ góc độ tránh va chạm.

Đồng thời, NASA phải thường xuyên cung cấp cho SpaceX các thông tin mới liên tục về sứ mệnh Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, và hai bên phải cung cấp thời gian thực hiện phóng tàu vũ trụ, vệ tinh trước ít nhất 8 giờ và liên tục báo cho nhau khi có các thay đổi quỹ đạo khẩn cấp, đồng thời NASA cũng phải thông báo cho SpaceX càng sớm càng tốt về bất kỳ thay đổi nào đối với quy trình phóng vũ trụ có ảnh hưởng trực tiếp đến SpaceX.

NASA, SpaceX hợp tác để không va vào nhau ngoài không gian - nasa 3
Ảnh: @NASA.

Bên cạnh đó, phía SpaceX sẽ thực hiện hành động né tránh bằng các vệ tinh Starlink trên quỹ đạo để giảm thiểu các trường hợp va chạm với tất cả tài sản của NASA. Những hành động né tránh này sẽ được thực hiện vì Starlink sử dụng tính năng tự động tránh va chạm để đánh giá rủi ro và thực hiện điều động khi cần thiết, liên tục để tránh va chạm với ISS.

Theo kế hoạch SpaceX phải phóng các tàu, vệ tinh sao cho chúng ở cự ly cách tối thiểu 5 km trên hoặc dưới điểm cao nhất và thấp nhất của quỹ đạo Trạm vũ trụ quốc tế ISS khi chúng di chuyển quanh Trái đất.

Phải lưu ý một điều rằng, thỏa thuận này không phải là độc quyền; theo đó, NASA hoặc SpaceX có thể ký kết các thỏa thuận tương tự cho cùng mục đích, hoặc mục đích tương tự với các tổ chức tư nhân hoặc công cộng khác.

“Xã hội phụ thuộc vào các khả năng dựa trên không gian để liên lạc toàn cầu, điều hướng, dự báo thời tiết và nhiều hơn thế nữa”, Giám đốc NASA Steve Jurczyk cho biết. “Với việc các công ty thương mại phóng ngày càng nhiều vệ tinh, điều quan trọng là chúng ta phải tăng cường liên lạc, trao đổi dữ liệu và thiết lập các phương pháp hay nhất để đảm bảo tất cả chúng ta duy trì một môi trường không gian an toàn”.

Theo CNET

Có thể bạn quan tâm
Qualcomm hợp tác cùng NASA phát triển dự án trực thăng sao Hoả

Qualcomm vừa công bố dự án hợp tác cùng NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) trong dự án phát triển Trực thăng sao Hỏa để thúc đẩy sự đổi mới trong Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL).

Một tỷ năm nữa Trái đất sẽ hết oxy, động thực vật bị tuyệt chủng, chỉ còn lại vi khuẩn

Nghiên cứu bằng hệ thống máy tính lượng tử, các nhà khoa học cho rằng, khoảng một tỷ năm nữa, bầu khí quyển của Trái đất sẽ chứa rất ít oxy, mặt trời già đi, động thực vật bị tuyệt chủng hàng loạt… Trái đất khi đó sẽ quay về giống như lúc bắt đầu thuở sơ khai cách đây 2,5 tỷ năm.

Ngành an ninh mạng cần phụ nữ cầm trịch để mở rộng lăng kính chống tội phạm

Một nghiên cứu mới cho thấy các công ty an ninh mạng hàng đầu thế giới liên tục không bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí quản lý hàng đầu.

Gliese 486 b: Hành tinh ‘siêu trái đất’ giúp tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ

Hành tinh đá Gliese 486 b có thể sẽ nhận được rất nhiều sự chú ý của giới thiên văn trong vài năm tới.

Ai đang dẫn đầu bằng sáng chế 5G?

Ai dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về bằng sáng chế 5G? Một cách để trả lời câu hỏi này là phân tích số lượng bằng sáng chế 5G thuộc sở hữu của các công ty khác nhau trên toàn cầu.

Những cơ sở nghiên cứu độc đáo của các dự án khoa học viễn tưởng năm 2021

Năm 2021, hàng loạt các dự án khoa học viễn tưởng được triển khai nhằm hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học. Các cơ sở nghiên cứu khoa học theo đó cũng được xây dựng cải tiến theo mô hình rất đặc thù.

Người xem stream trên điện thoại cao gấp 4 lần trong mùa dịch

Trong báo cáo mới nhất về ngành stream trên thiết bị di động, Adjust cho biết 52,5% người dùng toàn cầu stream nhiều nội dung hơn trên điện thoại kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát

NVIDIA ra mắt dòng card đồ họa riêng cho giới đào tiền “ảo”, giữa lúc cháy hàng

Dòng card đồ họa dành riêng cho giới đào tiền ảo sẽ gồm 4 dòng sản phẩm 30HX, 40HX, 50HX và 90HX. Tất cả đều được phát triển với bộ xử lý đồ họa hoàn toàn mới được NVIDIA gọi là CMP (Cryptocurrency Mining Processor – Bộ xử lý Khai thác Tiền điện tử).

Dassault Systèmes ra sản phẩm thiết kế 3D công nghệ đám mây

Các sản phẩm mới dựa trên công nghệ đám mây đã được công bố tại sự kiện 3DEXPERIENCE World 2021, hướng đến xây dựng kiến thức và phương pháp bằng việc tiếp cận các ứng dụng ưu việt dành cho thiết kế 3D, kỹ thuật và phối hợp làm việc

Công nghệ bảo mật bằng mạch máu sẽ thành xu hướng vì khó làm giả

Công nghệ bảo mật sinh trắc học ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng, ngoài bảo mật vân tay, gương mặt, mống mắt, giọng nói… các nhà nghiên cứu đang phát triển công nghệ bảo mật bằng mạch máu trên mu bàn tay.