Nấm bí ẩn biến kiến thành xác sống

Chúng ta mới chỉ nhìn thấy xác sống trên phim ảnh nhưng các nhà khoa học đã khám phá được một loại nấm bí ẩn có khả năng biến những con kiến nhỏ bé... thành xác sống.

Theo đó, loại nấm có tên Ophiocordyceps sau khi thâm nhập và phát triển bên trong cơ thể kiến có thể điều khiển hành vi của kiến. Nấm sẽ điều khiển con kiến tội nghiệp lên một vị trí cao như cành cây, cắn chặc hàm để cố định trên cây, sau đó nấm sẽ phát triển từ phía sau đầu của kiến, phát tán bào tử đến những nạn nhân mới.

Nấm bí ẩn biến kiến thành xác sống - zombie ant(3) Một tư thế “chuẩn” của kiến bị nhiễm nấm, hàm cắn chặc vào thân cây, giữ chặc để nấm phát triển từ trong thân ra.

Khi một bào tử nấm Ophiocordyceps dính vào vỏ của kiến, bào tử bắt đầu phát triển xuyên qua lớp vỏ ngoài của kiến và xâm nhập vào phần đầy dinh dưỡng bên trong. Tại đây, bào tử sẽ phát triển cái gọi là sợi nấm khắp cơ thể của kiến, tạo thành một mạng lưới bao bọc khắp cơ bắp của con kiến xấu số, từ đó điều khiển hành vi của kiến.

Nấm bí ẩn biến kiến thành xác sống - zombie ant(2) Kính hiển vi điện tử cho thấy sợi nấm đang bao bọc sợi cơ của kiến.

Sợi nấm không thâm nhập vào não của kiến mà phát triển xung quanh, trong các bó cơ và kiểm soát các bộ phận gần đó, đặc biệt là cơ hàm. Quan sát hàm dưới của những con kiến đã chết bằng kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu phát hiện các cơ bắp hàm dưới của kiến đều trong tình trạng co rút mạnh.

Điều kỳ lạ là sợi nấm phá hủy vỏ bọc xung quanh các sợi cơ nhưng nó vẫn không phá huỷ các mối nối thần kinh cơ – nơi các tế bào thần kinh điều khiển chuyển động của kiến. Các mối nối thần kinh vẫn còn, tức là kiến vẫn có thể điều khiển cơ bắp của mình. Nói cách khác, nấm không xâm nhập và phá huỷ sự liên kết giữa cơ bắp và não nhưng vẫn điều khiển được hành vi của kiến.

Nấm bí ẩn biến kiến thành xác sống - zombie ant(1)

Hành vi mang tính xác sống nhất là nấm buộc cơ hàm của kiến phải co lại với sức mạnh phá huỷ các sợi cơ đến mức hàm của kiến không thể mở lại được. Giả thuyết được đưa ra là khi kiến đến một vị trí, nấm tiết ra một chất gì đó gây ra một cơn co cơ mạnh, hàm kiến sẽ cắn mạnh vào thân cây và giữ chặc chính nó ở đó. Khi kiến chết, thân nấm tiếp tục phát triển mọc ra từ đầu của kiến, phát tán bào tử lên những con kiến xấu số tiếp theo.

Các nghiên cứu cho thấy đây là quá trình phức tạp nhất trong tự nhiên, đặt ra nhiều câu hỏi mới. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm về các hạt giống như các ngoại bào, những hạt nhỏ gắn quanh thân nấm. “Chúng tôi thực sự không biết đó là gì” các nhà nghiên cứu nói. “Chúng tôi không biết chúng có nguồn gốc từ nấm hay vật chủ, nhưng có lẽ chúng đóng vai trò để buộc kiến co thắt cơ hàm dưới” – nhà nghiên cứu sinh học phân tử Colleen Mangold cho biết.

Nấm bí ẩn biến kiến thành xác sống - zombie ant(1)

Hạt ngoại bào xung quanh thân nấm

Bí ẩn hơn, những hạt này cũng xuất hiện ở những con kiến bị nhiễm vi khuẩn beauveria bassiana, một loại ký sinh trùng không phải là nấm gây bệnh cũng phá hủy các vỏ bọc sợi cơ. Việc phá huỷ vỏ bọc có thể giúp vi khuẩn và nấm xâm nhập vào các sợi cơ lấy chất dinh dưỡng. Đối với nấm Ophiocordyceps, việc xâm nhập các sợi cơ giúp sợi nấm dễ dàng phát tán các độc tố để kiểm soát hành động của kiến.

Ngoài nhiễm nấm, kiến còn bị tấn công bởi ấu trùng ruồi, sán… có khả năng biến kiến thành xác sống với các hành động kỳ lạ với loài, và cuối cùng là cái chết để phát tán mầm bệnh hoặc vật ký sinh.

Dự đoán tương lai của trái đất 100 năm tới

Dự đoán về tuổi thọ, chỉ số năng lượng, nơi sinh sống của dân cư trên thế giới để hình dung được tương lai của chúng ta trong 100 năm tới.

Người Việt có gen giống người Thái, khác biệt với người Hán

Tạp chí di truyền quốc tế uy tín Human Mutation (IF 4,5) vừa công bố “Nghiên cứu về bộ gen của người Việt”. Đây là nghiên cứu lớn nhất về bộ gen người Việt, với mục đích làm cơ sở tham chiếu cho các nghiên cứu Y-Sinh và giải đáp thắc mắc về sức khoẻ của người Việt Nam hiện nay.

Hơn một triệu người muốn đến ‘Khu vực 51’ để gặp người ngoài hành tinh

“UFO, hãy đợi đấy” – Rất đông người trên toàn thế giới đang phát động phong trào đến Nevada, miền tây nước Mỹ để chứng kiến, gặp gỡ, giao lưu người ngoài hành tinh.

Hiện trạng đầu tư giải pháp chống ngập tại TP.HCM

Một đại công trình với nhiều dự án “khủng” đang được TP.HCM triển khai nhằm ngăn chặn tình trạng ngập nước trên địa bàn thành phố, song với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tình hình vẫn khó được cải thiện.

Bộ ảnh NAG Ugur Gallenkus: nhìn “tương phản” thấy “từ bi bất ngờ”

Reflection, khái niệm soi bóng (hay tương phản) trong nhiếp ảnh, nhằm phản chiếu sự vật, đối xứng qua trục giữa nằm ngang (hay dọc) được nhiếp ảnh gia người Thổ Nhĩ Kỳ Ugur Gallenkus thực hiện nhằm bộc lộ những vấn đề sống còn của thế giới trong cách dễ tiếp nhận nhất. Ugur Gallenkus đã cho TGS đăng tải chính thức bộ ảnh này của ông.

Robot chó có thể leo trèo, tự đứng dậy nếu bị ngã

Khi nghĩ về những chú robot lấy cảm hứng từ chó, bộ não của bạn có thể gợi lên hình ảnh robot chó nổi tiếng Boston Dynamics, Spot. Nhưng Boston Dynamics không phải là công ty duy nhất chế tạo robot bốn chân, công ty Anybotics của Thụy Sỹ cũng đã tạo ra một robot bốn chân Anymal còn khủng hơn nhiều.

Robot nổi loạn, con người hết thời, chuyện “chém gió”?

Nếu bạn đã từng xem qua bất kỳ một bộ phim khoa học viễn tưởng nào trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, thì khả năng rất cao là bạn đã được thấy một số dự đoán khá đen tối về tương lai của loài người.

Hành tinh vàng có thật, NASA sẽ đến đó trong 3 năm nữa

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ, NASA vừa lên kế hoạch đổ bộ lên tiểu hành tinh có tên là Psyche 16 vào năm 2022, nơi chứa kim loại quý, giá trị ước tính lên đến 10.000 triệu tỷ USD.

Smartphone mới của OPPO sẽ có camera dưới màn hình, gọi nhau không cần mạng

Tại Hội nghị di động toàn cầu Thượng Hải 2019 (MWC Shanghai 2019), OPPO đã giới thiệu smartphone mới nhất với công nghệ camera dưới màn hình đầu tiên trên thế giới và công nghệ giao tiếp Mesh Talk giúp truyền thông tin trong phạm vi 3km mà không cần đến mạng di động hay Wi-Fi.

Facebook ứng dụng AI vẽ bản đồ dân số chi tiết đến từng ngóc ngách

Theo thông tin mới từ Facebook Việt Nam, các bản đồ mật độ dân số mới dựa nền tảng Trí tuệ Nhân tạo (AI) với độ phân giải cao do Facebook thực hiện sẽ giúp hỗ trợ các cơ quan cứu trợ và tổ chức y tế hỗ trợ tốt hơn cho những người có nhu cầu.