Loài người luôn đứng lên sau thảm họa

Covid-19 như lời nhắn của tử thần gởi từ quá khứ rằng, trong lịch sử, dịch bệnh đã giết rất nhiều người và loài người luôn phải tìm cách vượt qua virus, vi khuẩn, ký sinh trùng bé nhỏ mà tái sinh.

Bất kể nền văn minh phát triển đến đâu thì dịch bệnh vẫn luôn là một trong những hiểm họa lớn nhất đe dọa loài người. Sau mỗi đại dịch, loài người có thêm kinh nghiệm để hạn chế tối đa sự lây lan lẫn hậu quả của dịch bệnh.

Đại dịch hạch, kinh nghiệm cách ly có từ mấy ngàn năm trước

Dịch bệnh kinh hoàng nhất lịch sử loài người phải kể đến là 3 trận đại dịch hạch lớn đã làm chết hàng trăm triệu người. Dịch hạch là bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis có trên các loài động vật gặm nhấm như thỏ, chuột với bọ chét là vật chủ trung gian lây bệnh. Sau mỗi trận dịch lịch sử lại thay đổi và những kinh nghiệm xương máu được đúc kết. Cách ly là giải pháp hạn chế rút từ sinh mạng của hàng trăm triệu người trong quá khứ.

Trận dịch hạch đầu tiên được ghi nhận bắt đầu ở Ai Cập năm 541 sau Công Nguyên. Cùng với việc giao thương trên những con tàu thương mại, chuột đã mang dịch bệnh đi khắp nơi trên thế giới gây ra đại dịch đầu tiên được ghi nhận với cái tên Justinian khi lan rộng khắp châu Âu, Châu Á, Bắc Phi các các quốc gia Ả rập. Chỉ riêng đế chế Byzantine đã có 300.000 người chết trong năm đầu tiên. Đại dịch đã giết chết hơn 50 triệu người (gần 1/2 dân số thế giới lúc đó), tương tự như một cái búng tay của Thanos. Thời điểm này loài người vẫn không biết làm gì với dịch bệnh ngoài việc tránh xa người bệnh.

Loài người luôn đứng lên sau thảm họa - Đại dịch Hạch lần thứ 2 ở châu Âu từ năm 1374

Cơn ác mộng của loài người lại tiếp tục với trận dịch hạch vào năm 1347 với hơn 200 triệu người tử vong. Trận dịch được ghi nhận với tên gọi Cái chết đen (Black Death). Dù các bác sĩ thời bấy giờ vẫn chưa hiểu được cách thức mà dịch bệnh lây lan, nhưng các bác sĩ rút được vài điều từ dịch bệnh cách đây 800 năm. “Cái chết Đen” đánh dấu lần đầu tiên các biện pháp cách ly được triển khai để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tại thành phố cảng Ragusa, các quan chức đã đưa ra ý tưởng cách ly các thủy thủ mới đến cảng cho đến khi họ chứng minh được họ khỏe mạnh và không nhiễm bệnh. Và thuật ngữ cách ly quarantine cũng ra đời từ đây.

Các thủy thủ mới đến được yêu cầu phải ở trên tàu 30 ngày theo luật “tretino”, sau đó thời gian cách ly tăng lên 40 ngày trong luật mới tên gọi là “quarantino”, và từ “quarantine” trong tiếng Anh trở thành tên gọi của một biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Việc cách ly đã chứng minh tính hiệu quả với việc khống chế dịch bệnh.

Loài người luôn đứng lên sau thảm họa - Bệnh dịch Hạch

Riêng ở London, cứ 20 năm lại có một trận dịch hạch lớn trong suốt 300 năm từ 1348 đến 1665. Ở mỗi trận dịch có đến 20% người dân bị nhiễm. Để hạn chế sự lây nhiễm, năm 1500 Anh đưa ra bộ luật cách ly đầu tiên. Nhà có người bị bệnh sẽ được đánh dấu bằng kiện cỏ treo bên ngoài, người thân phải mang theo một cây gậy trắng khi đến những nơi công cộng để người khác tránh xa.

Để ngăn chặn dịch, chính phủ Anh thời bấy giờ đã cấm tất cả các hoạt động nơi công cộng, bệnh nhân buộc ở trong nhà để tránh lây lan và chôn các thi thể trong những ngôi mộ tập thể. Với những biện pháp được cho là dã man nhưng cần thiết của chính phủ, dịch hạch năm 1665 là trận dịch cuối cùng của London, làm 100.000 người thiệt mạng.

Dịch đậu mùa – nền tảng phát triển vaccine

Dịch bệnh đậu mùa có sức tàn phá khủng khiếp lan rộng ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ trong hàng thập kỷ. Các ghi nhận bệnh đậu mùa đã giết hơn 90% dân bản xứ châu Mỹ. Mexico là ví dụ rõ nhất khi giảm đến 90% dân số do dịch bệnh từ 11 triệu người xuống chỉ còn hơn 1 triệu người. Các thống kê cho thấy cứ 10 người bệnh thì ít nhất có 3 người chết.

Loài người luôn đứng lên sau thảm họa - lai noi ve dich benh 110532 20200305 248

Tuy vậy bệnh đậu mùa là bệnh dịch đầu tiên kết thúc nhờ sự tiến bộ của y tế với việc phát hiện ra vaccine, đặt nền tảng cho việc ứng dụng vaccine để phòng ngừa dịch bệnh. Bác sĩ người Anh Edward Jenner đã tiêm dịch nhiễm từ vết đậu lên cậu bé 9 tuổi con trai người làm vườn của ông, sau đó ông tiêm mầm bệnh vào người cậu bé này và cậu đã không nhiễm bệnh.

Với phát hiện này, năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh đậu mùa bị xóa sổ khỏi Trái Đất, và trẻ em ngay từ lúc sinh đã được tiêm ngừa rất nhiều loại bệnh nguy hiểm như uốn ván, bại liệt, bại liệt, tả, thương hàn…

Dịch tả – khai sinh ngành khoa học y tế cộng đồng

Việc người dân hưởng lợi từ hệ thống vệ sinh, thoát nước công cộng, nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, tăng cường các hoạt động nâng cao sức khỏe, các chiến lược khống chế dịch bệnh đều là thành quả của hệ thống y tế cộng đồng do chính phủ và địa phương thực hiện. Thành quả này có được từ trận dịch hạch đầu thế kỷ 19 tại Anh với hơn chục ngàn người đã thiệt mạng.

Điều kiện vệ sinh đô thị ở những thế kỷ trước rất kém, đó là điều kiện lý tưởng để dịch bệnh phát triển đặc biệt là bệnh dịch hạch và dịch tả. Thông thường ở mỗi trận dịch lớn, thay vì tìm hiểm nguyên nhân và cách phòng tránh thì người dân có xu hướng sử dụng các hiện tượng siêu nhiên để giải thích. Dịch tả ở Anh đầu thế kỷ 19 là ví dụ, người dân tin rằng bệnh dịch là do ám khí “miasma” gây ra.

Loài người luôn đứng lên sau thảm họa - Minh họa dịc tả

Bác sĩ người Anh John Snow lại không tin vào điều đó và ông cũng là người đặt nền móng đầu tiên cho các thành quả to lớn của y tế cộng đồng hiện tại. Bác sĩ đặt nghi vấn bệnh dịch do nguồn nước bị nhiễm bẩn, để chứng minh cho nghi vấn của mình ông đã lập hồ sơ bệnh án của từng bệnh nhân, vẽ bản đồ để truy tìm địa điểm xuất phát của ổ dịch. Kết quả ông phát hiện số ca nhiễm lớn đến hơn 500 người chết ở khu vực máy bơm nước Broad Street – nơi cung cấp nước cho thành phố.

Bác sĩ đã thuyết phục chính quyền di dời máy bơm và sử dụng nguồn nước sạch khác, số ca nhiễm bệnh giảm đi rõ rệt. Nỗ lực của bác sĩ John Snow khiến cho chính phủ và các cơ quan quản lý chú ý đến việc bảo vệ nguồn nước và hệ thống vệ sinh đô thị trong việc phòng chống dịch bệnh. Nền móng của khoa học y tế cộng đồng được khai sinh giúp các thành phố hạn chế và kiểm soát dịch bệnh cũng như phổ cập kiến thức y tế và vệ sinh cho người dân.

Dịch cúm Tây Ban Nha giúp các nhà khoa học chống dịch Covid-19

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lấy đi sinh mạng của 20 triệu người. Nhưng đó chỉ là con số nhỏ so với con số 50 đến 100 triệu người chết vì dịch cúm Tây Ban Nha do chủng cúm H1N1 gây ra. Sau đó có ít nhất 3 dịch cúm lớn được ghi nhận nhưng hầu hết được kiểm soát nhờ kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh trước đó.

Công tác phòng chống dịch cúm Covid-19 được hưởng lợi khá nhiều từ những đại dịch trước đó, như áp dụng biện pháp cách ly, tập trung tìm kiếm vaccine, hệ thống y tế cộng đồng phát huy tối đa… Đặc biệt có khá nhiều sự tương đồng với cúm Tây Ban Nha giúp các bác sĩ rút ngắn được thời gian nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Nạn nhân tử vong do cúm Tây Ban Nha và Covid-19 thường là những người có hệ miễn dịch kém, như người già, những người đã có vấn đề với các bệnh liên quan đến phổi. Dĩ nhiên vẫn ghi nhận tử vong với cả những người khỏe mạnh và trẻ em.

Loài người luôn đứng lên sau thảm họa - cúm tây ban nha

Dù những năm đầu thế kỷ 19, việc di chuyển bằng đường hàng không hoặc việc giao thương xa chưa phổ biến, nhưng đã cho thấy không nơi nào mà virus không thể lan đến, có những nơi thậm chí đến vài năm sau đợt bùng phát lớn mới bắt đầu nhiễm. Tầng lớp người giàu ít tử vong hơn nhờ họ có hệ thống y tế riêng, người dân nghèo ở các khu ổ chuột là nạn nhân chính của bệnh dịch.

Sau dịch cúm Tây Ban Nha, chính phủ các nước nhận ra cần phải phát triển hệ thống y tế cộng đồng để hạn chế sự lây lan của bệnh dịch. Với số lượng bệnh nhân cần điều trị quá lớn cùng lúc của dịch cúm Tây Ban Nha lần đầu tiên thúc ép chính phủ phải huy động mọi nguồn lực để tham gia hỗ trợ, và lần đầu tiên quân đội được huy động vào phòng chóng dịch, dịch bệnh được liệt vào an ninh quốc gia và luôn có sự hỗ trợ của quân đội để kiểm soát tình hình.

Thế giới luôn tốt hơn sau mỗi trận đại dịch

Dịch cúm Tây Ban Nha cũng thay đổi đáng kể nhận thức của chính phủ, bác sĩ, các nhà khoa học cũng như người dân rằng bệnh truyền nhiễm cần được kiểm soát ở cấp độ xã hội. Việc yêu cầu người nhiễm bệnh ý thức về trách nhiệm của họ với cộng đồng gần như vô nghĩa, thay vào đó cần phải có những giải pháp cứng rắn tùy theo mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Nga là quốc gia đầu tiên triển khai được hệ thống chăm sóc y tế cộng đồng đầy đủ và tập trung vào năm 1920, tiếp đến là Anh với dịch vụ Y tế Quốc gia năm 1948… Nếu không có dịch cúm có lẽ đến nay nhiều nước vẫn chưa thể xây dựng được hệ thống y tế cộng đồng của mình và chính phủ vẫn đứng ngoài cuộc trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân.

Hãy luôn nhớ những thành quả của những nhà khoa học, bác sĩ và chính phủ văn minh và sinh mạng của hàng trăm triệu người đã đánh đổi để có sự phát triển y tế quy chuẩn như ngày hôm nay. Và sau mỗi trận dịch lớn, xã hội loài người lại bước thêm một bước hoàn thiện. Hiện tại, loài người chết vì các căn bệnh không truyền nhiễm như ung thư, tim, Alzheimer… nhiều hơn bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm nào. Điều này có được nhờ trải qua các trận dịch lớn trong lịch sử.

Bệnh dịch vẫn mãi là hiểm họa của xã hội loài người

Bạn có phải là người yêu thích thể loại phim zombie? Thảm họa dịch bệnh về cơ bản không khác với thảm họa zombie, đòi hỏi các chính phủ luôn có kịch bản cho việc xử lý khủng hoảng, đặc biệt là dịch bệnh và thiên tai. Chính phủ Mỹ cũng đã có những buổi diễn tập để phòng tránh hiểm họa zombie, đây không phải là câu chuyện cười hay sự ngớ ngẩn của một nhà lãnh đạo nào mà là nguy cơ thật sự hiện hữu.

Xã hội hiện tại có nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và ngày càng có nhiều loại bệnh mới xuất hiện, như Sars, HIV, mới nhất là Covid-19. Dân số tăng quá nhanh, phá rừng để tìm thêm không gian sống, tăng lượng gia súc để cung cấp lương thực… đã làm tăng nguy cơ virus truyền từ động vật sang người. Việc lây nhiễm cũng trở nên nhanh hơn, hiện chúng ta chỉ mất tối đa 20 giờ để di chuyển đến bất cứ đâu trên thế giới, đồng nghĩa virus cũng lan nhanh như cách chúng ta di chuyển, đây là điều mà các dịch bệnh trước đó không có.

Cùng với sự tiến bộ của y học, thuốc kháng sinh penicillin được khám phá ra năm 1928 đã cứu mạng hàng trăm triệu người nhưng đồng thời cũng đã tạo ra những vi khuẩn nguy hiểm hơn. Hiện các tiến bộ của y học vẫn chưa thể theo kịp sự tiến hóa của virus, vi khuẩn bởi chúng có thể tiến hóa nhanh hơn loài người đến 40 triệu lần.

Ngoài Covid-19 hoặc các dịch cúm gần đây, nhiều thảm họa khác liên quan đến sự phát triển của y học đang dần rõ ràng. Năm 2018, có hơn 33.000 người thiệt mạng vì nhiễm trùng kháng sinh ở châu Âu. Cố vấn y tế Anh Sally Davies gọi đây là “Thảm họa kháng sinh”, nếu thảm họa này bùng phát, con người sẽ bị mất mạng bởi những loại vi khuẩn bình thường nhất.

Việc dịch bệnh Covid-19 bùng phát toàn cầu chỉ trong vài tháng cho thấy chúng ta vẫn chưa rút được kinh nghiệm từ các trận dịch trước nay. Thời điểm đầu tiên, các nhà khoa học đã nhanh chóng xác lập bộ gen của virus corona, cảnh báo nguy hiểm cho cộng đồng và các chính phủ, tìm kiếm thuốc đặc trị và vaccine, rất nhanh nhờ vào hệ thống y tế và khoa học hiện đại. Tuy vậy, khi virus lan nhanh trong cộng đồng, phản ứng hiệu quả duy nhất là quay về biện pháp cách ly của những năm 1347 và cô lập xã hội bằng cách yêu cầu người dân ở nhà như London những năm 1500.Covid-19 như bài kiểm tra lớn với hệ thống y tế của các chính phủ xem họ có “thuộc bài” từ hàng trăm triệu mạng sống trước đó hay không.

Có thể bạn quan tâm
Chế độ dinh dưỡng sai, đừng đổ tội cho mì gói

Mì ăn liền (hay còn gọi mì gói), là món ăn nhanh quen thuộc được cho không tốt cho sức khỏe, thủ phạm gây ra các bệnh lý như sỏi thận, tim mạch, thiếu dinh dưỡng, ung thư… Tuy nhiên, chính chế độ dinh dưỡng sai của người dùng mới là nguyên nhân gây ra bệnh tật.

Khẩu trang tự chế 3 lớp an toàn nhất

Nghiên cứu gần đây được các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales (Úc) thực hiện đã giải thích rằng, loại khẩu trang tự chế 3 lớp có thể chống lại virus tốt nhất.

Đàn ông thu nhập cao càng có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp

Những người đàn ông làm việc có thu nhập cao nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn. Đó là khẳng định theo báo cáo mới từ một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 84 của Hiệp Hội Japanese Circulation Society (JCS 2020).

Bột ngọt và hội chứng nhà hàng Trung Quốc

Đã từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh bột ngọt (mì chính) vô hại và là lựa chọn an toàn trong bữa ăn. Tuy nhiên vẫn luôn có những ngộ nhận về các triệu chứng như đau gáy, tê lưỡi vì ăn phải mì chính, các bệnh lý được cho là hội chứng nhà hàng Trung Quốc.

Hệ thống AI mới giúp xác nhận chim cùng loài trong một nốt nhạc

Trước giờ, để xác định từng cá thể chim riêng lẻ có thuộc cùng một loài hay không, giới khoa học thường nhìn vào bộ lông của chúng. Giờ đây, một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mới có thể giúp giải quyết nhanh gọn lẹ thao tác này, với độ chính xác tuyệt đỉnh.

Nghiên cứu thành công lớp phủ bề mặt làm tê liệt virus gây dịch Covid-19

William Ducker – một giáo sư kỹ thuật hóa học đã phát triển lớp phủ bề mặt, mà khi phủ lên các vật thể thông thường, nó có thể làm bất hoạt SARS-CoV-2 – virus gây ra Covid-19.

Nọc độc bọ cạp có thể dùng làm thuốc giảm huyết áp, đau tim

Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đây là một phát hiện mới từ giới khoa học: Nọc độc bọ cạp mang lại nhiều lợi ích tiềm năng quan trọng để điều trị chứng tăng huyết áp, các cơn đau tim…

Công nghệ học máy có thể nhận diện 6 triệu chứng nhiễm Covid-19 phổ biến

Giờ đây, công tác chẩn đoán triệu chứng và điều trị dịch bệnh Covid-19 có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ của Công nghệ học máy siêu đỉnh mới.

“Chó robot” dẫn đường cầm tay giúp người khiếm thị đi lại dễ dàng, giảm chi phí

Được biết, hiện có hơn 253 triệu người khiếm thị trên toàn thế giới, nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ sử dụng chó dẫn đường để đi lại, phần lớn còn lại dựa vào gậy trắng mang lại nhiều bất tiện khi di chuyển ở nơi công cộng, chốn đông người. Đó là lý do vì sao mà “chú chó robot” Theia dẫn đường ra đời.

Máy bay không người lái ‘siêu nhân” vỗ cánh bay, nhào lượn như chim én

Một nhóm kỹ sư quốc tế đã phát triển nguyên mẫu máy bay không người lái mới, có khả năng bắt chước các động tác nhào lộn trên không của một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới, đó là chim én Chimney swift.