Hệ thống Phân tích Mầm bệnh Toàn cầu, cảnh báo các đột biến Covid-19

Biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đòi hỏi một hệ thống phân tích mầm bệnh toàn cầu để có thể đưa ra những cảnh báo và nhận diện nhanh, chính xác các đột biến Covid-19.

Theo thông tin từ Oracle, hiện nay Hệ thống Phân tích Mầm bệnh Toàn cầu (GPAS) của Đại học Oxford và Oracle đang được nhiều tổ chức trên khắp các khu vực sử dụng trong tình hình các cơ quan chính phủ và cộng đồng y tế bị rơi vào thách thức. Bao gồm: Trung tâm Nghiên cứu Bệnh viện Đại học Montreal, Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng Chile, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford tại Việt Nam, Viện Bệnh học Lâm sàng và Nghiên cứu Y khoa – Bệnh học New South Wales, và Viện công nghệ Oxford Nanopore.

Được xây dựng bằng cách sử dụng Nền tảng Đường dẫn Mầm bệnh có thể mở rộng của Oxford (SP3), Oracle APEX và Cơ sở Hạ tầng Đám mây Oracle (OCI), Hệ thống Phân tích Mầm bệnh toàn cầu là nền tảng đám mây thống nhất, được chuẩn hóa để phân tích và so sánh dữ liệu chuỗi gen của SARS- CoV-2. Các nhà nghiên cứu đang sử dụng hệ thống để tải lên dữ liệu mầm bệnh và nhận được kết quả hoàn chỉnh chỉ trong vòng vài phút. Với sự cho phép của người dùng, kết quả có thể được chia sẻ với các phòng thí nghiệm trên toàn cầu trong một môi trường an toàn. Việc biến các dữ liệu này trở nên dễ hiểu và chia sẻ được sẽ giúp các cơ quan y tế công cộng đánh giá và hoạch định các kế hoạch phản ứng bằng cách cung cấp cho họ cái nhìn sâu sắc về các biến thể mới nổi ngay cả trước khi chúng được chính thức nhận định là các biến thể cần được quan tâm.

Hệ thống Phân tích Mầm bệnh Toàn cầu, cảnh báo các đột biến Covid-19 - Hệ thống Phân tích Mầm bệnh Toàn cầu GPAS của Dại học Oxford và Oracle dang dược các tổ chức trên hầu khắp các khu vực sử dụng

Derrick Crook, giáo sư vi sinh vật học tại Đại học Oxford Khoa Y học Nuffield cho hay, người dùng có thể truy cập, tải lên và xử lý dữ liệu chuỗi hoàn toàn dưới sự kiểm soát của chính họ và nhận lại các thông tin phân tích đầy đủ chỉ trong vòng 20 phút sau khi tải lên thành công. Nếu họ lựa chọn chia sẻ dữ liệu, họ sẽ góp phần giúp bảng điều khiển điện tử thu thập những dữ liệu toàn cầu về thay đổi hàng ngày trong cách tiến triển của đại dịch và cách virus đang thay đổi. Điều này sẽ cho phép đánh giá liên tục về đại dịch và định hướng các biện pháp can thiệp quốc gia và toàn cầu để hạn chế tác động của virus.

Covid-19 là một cuộc chiến toàn cầu, nhưng các nhà nghiên cứu lại đang thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật để xử lý các chuỗi dữ liệu thô một cách nhanh chóng, an toàn và có thể được chia sẻ trên toàn cầu. GPAS mang lại sức mạnh và tính bảo mật của hệ thống đám mây để cho phép bất kỳ nhà nghiên cứu nào, ở bất kỳ đâu đều có thể trở thành một phần của giải pháp. Càng nhiều dữ liệu mà các tổ chức y tế, chính phủ và học giả cung cấp, chúng ta càng có thể hiểu và hành động để vượt qua coronavirus một cách nhanh chóng hơn – Chủ tịch kiêm CTO của Oracle, Larry Ellison cho biết thêm.

Sử dụng nền tảng này, các nhà nghiên cứu và chính phủ sẽ có thể nhanh chóng truy cập kịp thời vào các dữ liệu có liên quan mà họ đang cần để đưa ra các phân tích khoa học mới nhất và được thông báo tốt hơn về các quyết định chính sách và biện pháp an toàn liên quan đến các biến thể mới. Hiệp hội An ninh Y tế Toàn cầu (GHSC), Viện Y học Biến đổi Lawrence J. Ellison (Viện Ellison) và Viện Tony Blair (TBI) về Thay đổi Toàn cầu đã phối hợp với Oxford và Oracle để hỗ trợ phát triển nền tảng này và đưa nó đến tay các nhà nghiên cứu toàn cầu.

GPAS hiện cũng là một phần của Nền tảng Đánh giá Biến thể Mới của Y tế Công cộng Anh, hệ thống đang được cung cấp miễn phí để giúp chống lại Covid-19 và các mối đe dọa sức khỏe vi sinh vật khác. Tham gia chương trình và tìm hiểu thêm tại đây.

Có thể bạn quan tâm
Ứng dụng theo dõi sức khỏe và thể hình được mùa tăng trưởng

Số lượt truy cập ứng dụng theo dõi sức khỏe và thể hình tại châu Á đã tăng 31% trong nửa đầu năm 2021, trong cao điểm bùng dịch, theo báo cáo của Adjust

Vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi đạt kết quả nghiên cứu ấn tượng

Thử nghiệm vaccine Covid-19 đầu tiên cho trẻ từ 5-11 tuổi đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn, mang lại cho các bậc phụ huynh một bước gần hơn đến việc tiêm chủng Covid-19 cho các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.

Những khoảng trống về tâm sinh lý sau một thời gian dài giãn cách và đi làm trở lại

Tình hình dịch bệnh ở TP.HCM dù vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng chắc chắn trong thời gian ngắn tới, thành phố sẽ mở cửa lại và các hoạt động sẽ trở lại bình thường. Đây là lúc mọi người cần phải làm quen với cuộc sống “bình thường mới” sau một thời gian dài đã quen với cách làm việc ở nhà, từ xa.

Tốc độ truyền dữ liệu 5G đạt hơn 4,7Gb/giây trong thử nghiệm của Viettel

Tốc độ truyền dữ liệu 4,7 Gb/giây được thiết lập trên mạng 5G của Viettel, cao gấp 40 lần tốc độ 4G và gấp hơn 2 lần tốc độ 5G hiện có.

PaperLab, hệ thống tái chế giấy khô, ngay tại văn phòng

Hệ thống tái chế giấy PaperLab là giải pháp của Epson, cho phép dễ dàng tái chế giấy để sử dụng ngay tại môi trường văn phòng

Nguyên mẫu máy bay trực thăng thăm dò Sao Hỏa của Trung Quốc sao chép từ NASA

Trung Quốc đã phát triển một nguyên mẫu máy bay trực thăng thu nhỏ, có ngoại hình tương tự như robot trực thăng Ingenuity đình đám của NASA.

Panasonic đặt máy lọc không khí nanoe™ X ức chế virus trên 150 xe GrabCar Y tế

110 xe tại TPHCM và 40 xe GrabCar Y tế tại Hà Nội được lắp đặt Thiết bị phát nanoeTM X, với mục đích cải thiện chất lượng không khí khi di chuyển cho các bệnh nhân COVID-19 đã điều trị khỏi bệnh, nhân viên y tế, và các đối tác tài xế Grab.

Người phụ nữ bị bệnh lạ: Khi ngủ vẫn có thể nói chuyện, và như không ngủ 40 năm qua

Vói khả năng thức xuyên màn đêm kéo dài suốt 40 năm, nhiều người bán tính bán nghi, tới thử thách so kè khả năng “không ngủ” cùng người phụ nữ tên là Li Zhanying đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, nhưng tất cả đều thất bại.

Nghiên cứu mới: Muối kali giảm mạnh nguy cơ tim mạch, đột quỵ và tử vong

Trong một nghiên cứu can thiệp vào chế độ ăn uống lớn nhất từng được thực hiện tại Trung Quốc, việc chuyển đổi thay thế và giảm thành phần natri trong muối ăn thông thường với chất kali được cho là đã làm giảm đáng kể tỷ lệ đột quỵ, đau tim và tử vong.

Chỉ cần chạy trên đường, xe điện sẽ tự động được sạc không dây

Trường Đại học Purdue và Sở Giao thông Vận tải (Indot) của tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ vừa chính thức bắt tay cùng với công ty khởi nghiệp Magment của Đức nghiên cứu công trình đường cao tốc bê tông có thể sạc không dây cho các phương tiện xe điện. Nếu thành công, đây là công trình hạ tầng giao thông đặc biệt có ý nghĩa trên toàn cầu.