Hãy để tư duy của bé bay bổng cùng Robotics

Trẻ lớp 1 có thể lập trình và điều khiển robot không? Câu hỏi tưởng như đùa này lại có câu trả lời thật nghiêm túc: chuyện nhỏ!

Hãy để tư duy của bé bay bổng cùng Robotics - bomethaycocangthangtheodoi
Các bạn học sinh Việt Nam rất tập trung và sáng tạo tại Robotics quốc tế 2012
 

Chiếc máy vi tính (micro-computer) đầu tiên ra đời vào năm 1974 mở ra một kỷ nguyên mới: Mỗi người trên thế giới có cơ hội sở hữu một máy vi tính – kỷ nguyên của máy tính cá nhân (personal computer). Điều đó trở thành sự thật 20 năm sau. Ngày nay, người ta chứng kiến một trào lưu mới, cũng mạnh mẽ và đầy tiềm năng như máy tính cá nhân, đó là robot (từ chỉ chung tất cả các thiết bị tự động được lập trình như cánh tay máy, người máy, xe tự hành…). Người ta đã chứng kiến những robot thám hiểm sao hỏa, tìm kiếm cứu nạn, chăm sóc người tàn tật… Không lâu nữa, với đà phát triển vũ bão của KHCN, đặc biệt là công nghệ nano và thiết kế vi mạch, hàng loạt robot đủ loại sẽ được chế tạo phục vụ con người, to lớn như những robot công nghiệp làm những công việc bốc dỡ, sắp xếp kho hàng đến những robot siêu nhỏ có thể di chuyển trong cơ thể người để hỗ trợ khám và điều trị bệnh. Robot sẽ có mặt trong mọi lĩnh vực: Y tế, nông nghiệp, cảng biển, vận tải, thăm dò, khai khoáng… và khả năng mỗi người sở hữu 1 robot là chuyện trong tầm tay.

Trước tương lai đó cần hướng cho trẻ em – chủ nhân của ngày mai – làm quen với robot ngay từ bây giờ. Tổ chức Eduspec và Digital Youth (DYA) của Malaysia đã có sáng kiến tổ chức các cuộc thi Robotics trong khu vực và trên thế giới từ năm 2009. Theo đó, học sinh các trường tiểu học trong từng quốc gia sẽ thi đấu chọn ra những đội ưu tú nhất tham dự kỳ thi khu vực, những đội xuất sắc nhất khu vực sẽ tham dự kỳ thi quốc tế. Các cuộc thi robot khu vực và quốc tế luôn nhận được sự quan tâm của các quốc gia, các nhà chế tạo thiết bị tự động hóa, các viện nghiên cứu, trường đại học và đặc biệt là phụ huynh của các thí sinh nhí.

Hãy để tư duy của bé bay bổng cùng Robotics - cacemhocsinhVNlapraptheomohinh


Cuộc thi Robotics nào cũng gắn với 1 chủ đề có tính giáo dục cao như bảo vệ môi trường, khám phá thiên nhiên, lòng nhân ái,… và tất cả các thí sinh phải biết kết hợp nhiều kiến thức đã học được như toán, vật lý, sinh học, tự động hóa… để lập trình cho robot của mình. Như thế, Robotics là vườn ươm kiến thức khoa học kết hợp với việc rèn luyện tư duy, phát huy tính sáng tạo dành cho các em học sinh thông qua các bài giảng giàu tính nhân văn, dễ hiểu, gần gũi với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.

Nhận thấy những ích lợi to lớn từ những cuộc thi này, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Singapore… tập trung đầu tư, đưa Robotics vào trường học như một môn học, tạo cho các em một sân chơi lành mạnh, hấp dẫn và đầy sáng tạo.

Đã có rất nhiều ý kiến nói về nền Giáo dục nước ta. Ai cũng muốn có sự thay đổi, càng nhanh, càng hợp xu thế phát triển chung của thế giới càng tốt. Học và thi Robotics là một hướng đi như thế. Thắng thì đội nào cũng mong muốn nhưng với các bé, được tham gia, giao lưu, gặp gỡ bàn bè quốc tế đã là niềm vui rất lớn rồi.

Từ kết quả khả quan của nhiều lần tổ chức thi Robotics khu vực và quốc tế, Ban Tổ chức đang dự kiến tổ chức thi Robotics cho các bé mẫu giáo qua cầu truyền hình! Chỉ cần lập trình (bằng cách chọn các hình có sẵn cho chuyển động của robot) cho robot chạy mà không rơi khỏi mặt bàn là thắng rồi. Bé có làm được không? Chuyện nhỏ.

Hãy để tư duy của bé bay bổng cùng Robotics - ChienthangchungcuocthuocvedoiMalaysia
Các đội tuyển Malaysia đã  giành được những giải cao nhất

Hãy để tư duy của bé bay bổng cùng Robotics - giaidanhchodoiVN
Nỗ lực, sáng tạo và tiềm năng là những giải thưởng được trao cho các bạn học sinh Việt Nam


So găng căng thẳng tại Robotics quốc tế 2012

Cuộc thi Robotics quốc tế 2012 quy tụ 46 đội tuyển Robotics thuộc 5 nước (Việt Nam, Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia) đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Hà Nội ngày 27/10 vừa qua. Với chủ đề cuộc thi Deep Blue – Khám phá Biển sâu, các thí sinh tranh tài theo 2 nội dung: OCEANUS – dành cho các bạn độ tuổi từ 6 – 9, và TRITON từ 9 – 13 tuổi. Phần thi OCEANUS có nhiệm vụ khôi phục lại nguồn khoáng sản biển, kích hoạt máy định vị thủy âm, đi theo đường mòn đến ABYSS, triển khai các dữ liệu thăm dò vào ABYSS. Trong khi phần thi TRITON có nhiệm vụ tham gia vào tuabin Thủy Triều (TIDAL), thu thập nguồn cung cấp thức ăn, điều chỉnh nguồn cung cấp ôxi, khử muối nước biển…

Khi vào thi, học sinh có 60 phút để lắp ráp và lập trình cho robot theo yêu cầu của cuộc thi rồi chính thức tham gia cuộc thi bằng cách đặt robot vào vị trí thích hợp trên bàn, để robot tự động thực hiện các thao tác đã được lập trình sao cho có thể hoàn thành tất cả các yêu cầu của bài thi với thời gian nhanh nhất. Đội thực hiện được nhiều công đoạn nhất với thời lượng thi ít nhất là đội thắng cuộc.

Sau thời gian thi đấu căng thẳng và gay cấn, đội SJKC Jalan Davidson đến từ Malaysia đã vượt qua nhiều đối thủ xuất sắc để giành 2 giải Nhất của cuộc thi. Đoàn Việt Nam chúng ta cũng đã giành được một số giải phụ: trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm giành 2 giải đội nỗ lực nhất và đội sáng tạo nhất; trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm giành giải đội tiềm năng nhất. Các đội thi đến từ Philippin, Indonesia, Singapore cũng giành được những giải thưởng phụ của chương trình.

Bạn Lê Trần Công Hùng, học sinh lớp 4A trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm chia sẻ tâm trạng với TH&NT trước và sau cuộc thi: “Trước cuộc thi đội em đã chuẩn bị rất kỹ, nhưng vì biết các đội khác rất mạnh, đặc biệt là những đội đến từ nước ngoài nên tụi em cũng rất lo lắng và hồi hộp. Em cũng rất hài lòng kết quả cuộc thi. Không giành được giải cao năm này thì mình cứ tiếp tục hy vọng năm sau”.

Đây là năm thứ 3 Robotics quốc tế được tổ chức. Năm ngoái, đoàn học sinh cấp tiểu học Việt Nam lần đầu tiên tham gia Robotics quốc tế tại Indonesia cũng đã đoạt giải khuyến khích.

Thu – Trang



Nguyên Thảo
Tin học & Nhà trường 158 – Tháng 11.2012

Tiêu diệt tế bào ung thư bằng nitơ lạnh

Các nhà khoa học người Israel đã phát triển thành công kỹ thuật nhiệt động (cryoablation), sử dụng nhiệt độ siêu lạnh để tiêu diệt khối u.

Robot dạng mắt xích có thể biến hình được đại học MIT phát triển

Ý tưởng về những chú robot có khả năng biến đổi giữa từ một chiếc xe thành người máy trong phim Transformer quả thật rất thú vị. Và bạn hãy thử tưởng tượng xem nó còn tuyệt tới mức nào nếu như robot có thể biến đổi thành bất cứ thứ gì mà chúng ta mong muốn. Đây chính là mục tiêu mà các nhà khoa học tại đại học MIT nhắm đến.

Chúc mừng sinh nhật tin nhắn SMS

Ở 1 thị trấn nhỏ ở Newbury, Berkshire, một lập trình viên UK đã gửi cho cộng sự của mình một vài dòng tin chào hỏi sử dụng một kỹ thuật đặc biệt vào lúc đó được gọi là Short Messaging Service. Đó là ngày 3/12/1992, người lập trình viên, Neil Papworth, của Sema Group, đã truyền 1 thông điệp qua PC tới điện thoại của Richard Jarvis, nhân viên của Vodaphone một thông điệp đó chỉ vọn vẹn 2 chữ “Merry Christmas”. Từ đó một dịch vụ ra đời phục vụ nhu cầu chia sẻ thông tin 1 cách riêng tư vui vẻ và dễ dàng được biết tới với cái tên SMS sau này.

Điện thoại sạc pin bằng cơ thể người

Các thiết bị thông dụng như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tạo nhịp tim… có thể được sạc pin từ nguồn nhiệt, các thao tác hoặc rung động của cơ thể con người.

Tương lai của máy tính

Năm 1958, một kỹ sư của Texas Instruments tên là Jack Kilby đã lần đầu tiên tạo ra một vi mạch tích hợp, chứa các bóng bán dẫn mà giống như một công tắc bật tắt tương ứng với các bit dữ liệu 0 và 1. Kể từ đó, với những nỗ lực không mệt mỏi các kỹ sư đã cố găng tăng gấp đôi số bóng bán dẫn trên mỗi chip trong máy tính cứ sau các chu kỳ hai năm. Thông thường, giải pháp được đưa ra là giảm một nửa kích thước của bóng bán dẫn.

GPS Navigator: Vượt trên cả một thiết bị định vị

Không muốn lựa chọn công nghệ GPS quen thuộc và đi theo lối của nhiều người đi, nhóm Tạ Công Mạnh, Hồ Ngọc Quang và Lê Tấn Phúc sinh viên trường ĐH Bách Khoa TPHCM quyết định chọn GPS làm đề tài nghiên cứu với mong muốn có thể tạo được một thiết bị dẫn đường do chính mình làm chủ công nghệ với mức độ tìm đường chính xác dù trên phương tiện giao thông nào. Tinh thần sáng tạo, sự tự tin, nhiều chức năng mới, thiết bị dẫn đường GPS Navigator của nhóm đã chiến thắng, đoạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo trong Thanh Thiếu nhi TP.HCM năm 2012.

Ba hòn đảo nhỏ của vùng lãnh thổ Tokelau sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời

Ngày 7/11 vừa qua, giới chức New Zealand cho biết rằng vùng lãnh thổ Tokelau do họ quản lí đã có thể sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời để cấp điện cho cư dân. Nhiều tấm pin năng lượng đã được xây dựng trên ba hòn đảo Atafu, Nukunonu và Fakaofo và hồi đầu tuần này, panel cuối cùng đã vào vị trí của mình, sẵn sàng đưa hệ thống vào vận hành.

Lò đốt củi có thể sạc pin điện thoại

Một công ty của Mỹ đã phát minh ra sản phẩm bếp lò đốt củi có khả năng chuyển sức nóng từ lửa thành điện để sạc pin cho các thiết bị cầm tay như điện thoại di động hay máy tính bảng.

Sony giới thiệu bộ sạc pin dùng tay

Sony vừa giới thiệu một bộ sạc pin di động CL-A2LAS với dung lượng 4.000 mAh để dùng với các thiết bị sạc qua cổng USB. Điểm đặc biệt của bộ sạc này đó là một tay cầm cho phép người dùng quay để cung cấp năng lượng bổ sung khi đã hết điện, ngoài cách gắm ổ cắm điện như bình thường. Bạn sẽ phải quay tay cầm trong vòng ba phút để cung cấp điện năng đủ cho một -phút gọi điện.

GPS có thể cảnh báo sóng thần nhanh hơn hiện nay

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) có thể cung cấp những lệnh cảnh báo sóng thần nhanh hơn hệ thống đang được triển khai hiện nay. Đây là khẳng định của những nhà nghiên cứu Đức sau khi tìm hiểu về trận động đất sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011.