Giải Nhất Eureka 2012: Dự án giáo dục giới tính dành cho người mù

Dự án “Đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi” của nhóm tác giả Đặng Mạnh Cường, Quang Thục Hảo, Trương Thị Hằng, Trần Thái Hòa, Nguyễn Thị Trúc Linh, sinh viên khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm TPHCM đã giành giải Nhất của giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2012. Dự án đã được chuyển giao cho Hội người mù TP.HCM ngay tại lễ tổng kết diễn ra vào tháng 1/2013. TH&NT đã có cuộc phỏng vấn bạn Đặng Mạnh Cường - đại diện nhóm, để hiểu rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của dự án.

LÀM SAO THẬT KHÉO LÉO, ĐẦY ĐỦ NHƯNG KHÔNG QUÁ THÔ THIỂN

Xuất phát từ thực tế nào nhóm đã hình thành nên ý tưởng xây dựng dự án này?

Chúng tôi là sinh viên tâm lý giáo dục. Lúc bấy giờ cũng có học về tâm lý giới tính và giáo dục giới tính nên muốn làm một cái gì đó liên quan vì thấy vấn đề này rất quan trọng mà lại ít được đề cập. Thỉnh thoảng đọc báo, chúng tôi vẫn thấy có một số vụ xâm hại, lạm dụng tình dục mà nạn nhân là người khuyết tật, đặc biệt là người mù. Điều đó làm nhóm thực hiện rất đau lòng. Những suy nghĩ đó cộng với gợi ý của giáo viên hướng dẫn – PTS.GS Huỳnh Văn Sơn đã hình thành đề tài nghiên cứu đó.

Giải Nhất Eureka 2012: Dự án giáo dục giới tính dành cho người mù - image00131

Học sinh mù hoàn toàn thích thú trao đổi khi nghe đĩa CD


Nội dung của chương trình giáo dục đề cập đến những vấn đề cụ thể gì?

Bộ đĩa CD gồm có 2 CD và 7 nội dung, đề cập đến các vấn đề: Giới tính và sự khác biệt nam nữ; Những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì; Những biến đổi tâm lý tuổi dậy thì; Lệch lạc giới tính; Gia đình; Tình bạn; Tình yêu – tình dục (xoáy sâu vào lạm dụng tình dục). Thời lượng khoảng 10 – 15 phút/bài, thời gian để nghe hết đĩa từ 120 – 150 phút.

Hiện nay việc giáo dục giới tính lứa tuổi dậy thì trong nhà trường nói chung đã được chú trọng, tuy nhiên giáo viên vẫn còn gượng gạo và hay né tránh khi nói đến những điều nhạy cảm. Vậy theo bạn, chương trình giáo dục giới tính của nhóm đã phản ánh đầy đủ và dám nói những điều cần nói chưa?

Đây là đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính. Do đó chức năng chính của nó là hỗ trợ. Nói như vậy vì ở các trường hay trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật ít nhiều đã có chương trình giáo dục giới tính. Nhóm nghiên cứu chỉ lấy những bài học về giới tính rồi viết lại thành kịch ngắn, truyện, nhật ký… để các bạn có thể sử dụng như một công cụ giải trí, dễ khắc sâu những điều đã học trên lớp.

Giải Nhất Eureka 2012: Dự án giáo dục giới tính dành cho người mù - image00328
Nhóm nghiên cứu phỏng vấn chuyên gia – TS. Lê Thị Minh Hà, trưởng khoa Giáo dục đặc biệt trường ĐH Sư phạm TP.HCM.


Đâu là sự khác biệt giữa giáo dục giới tính người bình thường và người khiếm thị?

Với học sinh sáng mắt, hình thức giáo dục giới tính rất đa dạng và trực quan, các bạn có thể học rất nhiều thông qua kênh nhìn. Còn với học sinh mù, do bị khuyết tật kênh thông tin này nên sẽ có rất nhiều hạn chế trong việc tiếp thu những kiến thức, kỹ năng liên quan đến giới tính của bản thân và của bạn khác giới. Do đó phải biên soạn nội dung sao cho vừa khéo léo, tinh tế, đầy đủ nhưng không qúa thô thiển.

GIẢI CỨU CHO CHÍNH MÌNH VÀ CHO NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG CẢNH

Ý nghĩa xã hội của dự án hẳn đã được Ban giám khảo đánh giá rất cao?

Dự án trang bị cho học sinh mù hoàn toàn một số kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến vấn đề giới tính – một vấn đề nhạy cảm và đang được xã hội quan tâm. Góp phần vào việc ngăn chặn những thông tin không chính thức trong tình trạng bùng nổ thông tin hiện nay. Với các trường học và các cơ sở nuôi dạy trẻ mù, CD này sẽ là công cụ hỗ trợ cho các môn học như sinh học, giáo dục công dân, hay các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. Dự án cũng phần nào giải đáp được những thắc mắc không biết hỏi ai liên quan đến những biến đổi thường xảy ra với học sinh trong độ tuổi dậy thì.

Giải Nhất Eureka 2012: Dự án giáo dục giới tính dành cho người mù - image0045
Nhóm nghiên cứu tiến hành thu âm các kịch bản trong CD.


Đĩa CD này có thể dùng cho cả người bình thường hay không?

Đĩa này chủ yếu phục vụ cho đối tượng học sinh mù hoàn toàn. Tuy nhiên người bình thường vẫn có thể dụng nó như một công cụ hỗ trợ, giúp khắc sâu kiến thức được học trong nhà trường về giới tính.

Khi thực hiện dự án, nhóm đã gặp những khó khăn và thuận lợi nào?

Tôi và Hòa là hai cựu học sinh của trường mù Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM. Do đó ít nhiều nắm được đặc điểm tâm lý, những tình huống mà các bạn hay gặp, nên có thuận lợi trong việc biên soạn kịch bản. Đề tài được sự ủng hộ rất mạnh mẽ từ phía thầy cô, bạn bè, phụ huynh và học sinh. Các bạn học cùng lớp ủng hộ rất mạnh mẽ và sẵn sàng giúp đỡ khi nhóm cần.

Về khó khăn, các bạn học sinh ở trường mù Nguyễn Đình Chiểu thường đi học trễ tuổi. Do vậy có những bạn tuy đã 12 tuổi nhưng mới học lớp 1. Điều đó gây chút khó khăn cho nhóm trong việc khảo sát vì các bạn này có thể chưa được học nhiều các kiến thức về giới tính. Vì không thể làm phiếu khảo sát bằng chữ Braile (chữ nổi) để phát cho các bạn nên nhóm đã nhờ các bạn trong lớp đến đọc và giúp các bạn ấy hoàn thành phiếu khảo sát. Đây là vấn đề nhạy cảm, đôi khi vì e ngại mà các bạn sẽ trả lời không đúng với suy nghĩ thật của mình.

Khó khăn lớn nhất của đề tài là kinh phí thu âm. Vì sản phẩm của đề tài là đĩa CD và kinh phí thu âm thì không phải là thấp. Tiền túi của nhóm thì chỉ đủ một phần. Tuy nhiên nhóm may mắn được sự hỗ trợ từ phòng thu cũng như một số vị phụ huynh, một số mạnh thường quân.

Giải Nhất Eureka 2012: Dự án giáo dục giới tính dành cho người mù - image0062
Nhóm nghiên cứu (từ trái sang) Trương Thị Hằng, Trần Thái Hòa – khiếm thị, Nguyễn Thị Trúc Linh, Đặng Mạnh Cường – khiếm thị, Quang Thục Hảo – trưởng nhóm.


Để sản phẩm đến tay rộng rãi cộng đồng người khiếm thị trên cả nước, nhóm có kế hoạch gì không?

Kế hoạch dự tính của nhóm là sửa những hạn chế hiện tại về mặt nội dung và kỹ thuật của đĩa CD. Nếu có điều kiện thì sẽ mở rộng đề tài cho nhiều đối tương khác có thể sử dụng. Bởi sản phẩm hiện nay chỉ sử dụng tốt nhất với học sinh mù hoàn toàn.

Cảm ơn và chúc nhóm sớm hoàn thành nhiều dự án góp ích cho đời!


Giải Nhất Eureka 2012: Dự án giáo dục giới tính dành cho người mù - image0084

Đặng Mạnh Cường chia sẻ cảm nghĩ tại buổi nhận giải thưởng Eureka 2012.


Từ Minh (thực hiện)
Tin học & Nhà trường tháng 3.2013

Dùng bọt nano để hấp thụ độc tố trong máu

Những miếng bọt nano nhỏ xíu bắt chước các tế bào hồng cầu, có khả năng hấp thụ các độc tố gây tử vong trong máu, bao gồm cả nọc độc rắn và vi khuẩn.

Những mẫu sáng chế đáng chờ đợi của Apple

Màn hình cong hiển thị 3D, đồng hồ iWatch… là những mẫu sản phẩm mà cả thế giới công nghệ đang mỏi mắt ngóng trông hãng Apple tung ra thị trường.

Máy tính xách tay đến 2018

Thị trường máy tính xách tay mà chúng ta biết đang trong giai đoạn trì trệ. Cuối năm 2012 và đầu năm 2013, các hãng liên tục giới thiệu những sản phẩm mới mang tính đột phá của mình. Và sau đây là những dự đoán về sự phát triển của máy tính xách tay trong những năm kế tiếp. Hãy cùng thử hướng đến năm 2018…

Khai thác hiệu quả thiết bị khối phổ Plasma cảm ứng – ICP-MS

Agilent Technologies, công ty sản xuất thiết bị đo và phân tích hóa học (Mỹ) đã tổ chức buổi gặp gỡ người sử dụng thiết bị khối phổ Plasma cảm ứng (Inductively Coupled Plasma Mass Spectrometry – ICP-MS) tại Hà Nội và TPHCM để chia sẻ cách sử dụng thiết bị ICP-MS hiệu quả.

Kỷ nguyên công nghiệp Internet

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Internet đã trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người ngày nay. Chỉ với một cái click chuột, bạn có thể khám phá mọi thứ trên thế giới với một kho thư viện khổng lồ trên Internet. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, lợi ích mà Internet mang lại đã có những thay đổi to lớn theo nhiều chiều hướng khác nhau, đặc biệt với sự xuất hiện của ngành công nghiệp Internet (Industrial Internet).

Theo dõi sức khỏe phổi qua smartphone

Những người thường bị triệu chứng của hen suyễn hoặc những vấn đề về phổi khác thường chỉ có thể kiểm tra được sức khỏe của mình tại các phòng khám vài lần mỗi năm thông qua việc thổi vào một thiết bị chuyên biệt. Những biện pháp xét nghiệm tại nhà thường xuyên sẽ giúp cho người bệnh có thể phát hiện được vấn đề sớm hơn, tránh được khả năng phải nhập viện hoặc cấp cứu.

Sản phẩm công nghệ cao “Made in Viet Nam”

Trong số hàng trăm sản phẩm công nghệ cao được triển lãm tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM cuối tháng 10/2012 vừa qua, những sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam đã thu hút đông đảo người tham quan trong và ngoài nước như: sản phẩm Robot AKBOT-T1 của Công ty Robot Việt Nam sản xuất; dịch vụ Cloud Camera và Fiber Camera của công ty Viễn thông Quốc tế FPT (FTI); phần mềm Giaothong247 của công ty TMA; Thiết bị và máy đọc mã vạch, máy tính tự động của Công ty Datalogic Việt Nam sản xuất…

Công nghệ nano và những căn bệnh hiểm nghèo

Ung thư, HIV và lao là những căn bệnh hiểm nghèo hiện đang là những nhức nhối trong ngành y học, trong đó 2 căn bệnh đầu tiên có nguy cơ chữa khỏi vô cùng thấp. Theo WHO, căn bệnh ung thư đang phát triển rất nhanh trên thế giới với tỉ lệ người chết là 70% và là căn bệnh được xếp đầu danh sách cần phải được sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị sử dụng công nghệ nano. Trong khi đó, ở những nước phát triển khác, công nghệ nano được ứng dụng để ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV và lao.

Trong tương lai sẽ có pin được làm từ… rễ cây?

Các nhà khoa học đã phát triển một loại pin hoàn toàn mới, sử dụng những nguồn nguyên liệu xanh thay vì các loại quặng kim loại hữu hạn như cobalt – nguyên liệu sản xuất hầu hết các loại pin hiện nay.

Hãy để tư duy của bé bay bổng cùng Robotics

Trẻ lớp 1 có thể lập trình và điều khiển robot không? Câu hỏi tưởng như đùa này lại có câu trả lời thật nghiêm túc: chuyện nhỏ!