DRACO: tên lửa quá cảnh đưa con người lên sao Hỏa

Động cơ đẩy nhiệt hạt nhân (NTP) đầu tiên trên thế giới sử dụng quy trình phân hạch hạt nhân để đốt nóng hydro lỏng, phun nó ra phía sau tên lửa để tạo ra lực đẩy. Ảnh: @DARPA.

Tên lửa DRACO sẽ sử dụng động cơ đẩy nhiệt hạt nhân (NTP) đầu tiên trên thế giới để quá cảnh giữa Trái đất và Mặt trăng, giúp rút ngắn thời gian quá cảnh và di chuyển nhanh hơn qua Hệ mặt trời.

Lầu Năm Góc cùng Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) – chi nhánh nghiên cứu và phát triển của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa thông báo rằng, một nhóm nghiên cứu riêng của họ sẽ tạo ra động cơ đẩy nhiệt hạt nhân (NTP) đầu tiên trên thế giới. Động cơ đẩy nhiệt hạt nhân này sử dụng quy trình phân hạch hạt nhân để đốt nóng hydro lỏng, phun nó ra phía sau tên lửa để tạo ra lực đẩy mãnh liệt.

Hệ thống tên lửa hành trình mới có tên khoa học là Demonstration Rocket for Agile Cislunar Operations (DRACO) sẽ sử dụng quá trình phân hạch hạt nhân, thay vì nhiên liệu tên lửa truyền thống để tạo ra một hệ thống đẩy không gian nhanh hơn, hiệu quả hơn. Và trong tương lai, hệ thống tên lửa động cơ thế hệ mới này có thể đưa con người lên sao Hỏa dài hơi hơn và xa hơn thế nữa.

Đầu tuần này, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) thông báo họ đã chọn General Atomics, Blue Origin và Lockheed Martin để xây dựng tên lửa hành trình DRACO. Mục tiêu là sớm đưa DRACO vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp vào khoảng năm 2025.

DRACO: tên lửa quá cảnh đưa con người lên sao Hỏa - hat nhan 2
Ảnh: @DARPA.

Đi sâu vào chi tiết, động cơ đẩy nhiệt hạt nhân (NTP) hoạt động bằng cách bơm chất đẩy lỏng, rất có thể là hydro lỏng qua lõi lò phản ứng. Các nguyên tử uranium tách ra bên trong lõi và giải phóng nhiệt thông qua quá trình phân hạch. Quá trình vật lý này làm nóng chất đẩy và chuyển nó thành khí, được mở rộng qua vòi phun để tạo ra lực đẩy siêu mạnh.

Trước đây, viễn cảnh về một tên lửa hay tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân phát nổ khi cất cánh và nguy cơ làm phát tán các vật liệu phóng xạ nguy hiểm trên khắp nước Mỹ — hoặc tệ hơn ở một số quốc gia khác đã  khiến việc đưa tên lửa mang động cơ đẩy nhiệt hạt nhân thành điều không thể thực hiện được. Tuy nhiên, các thiết kế hiện đại dựa vào uranium có độ an toàn hơn, cùng quy trình công nghệ phân hạch mới ít gây rủi ro về môi trường bắt đầu đã và đang được chú ý tới.

Lầu Năm Góc cho rằng, tên lửa DRACO sẽ hoạt động chủ yếu trong không gian cislunar, hoặc khu vực không gian giữa Trái đất và Mặt trăng. Tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao hơn của động cơ đẩy nhiệt hạt nhân (NTP) sẽ cho phép tên lửa di chuyển nhanh hơn trên một vùng không gian rộng lớn hơn.

DRACO: tên lửa quá cảnh đưa con người lên sao Hỏa - hat nhan 1
Ảnh: @DARPA.

Nếu dự án tên lửa DRACO thành công, công nghệ động cơ đẩy nhiệt hạt nhân (NTP) có thể được sử dụng trong lĩnh vực vũ trụ dân dụng. Lầu Năm Góc còn tin rằng, động cơ đẩy nhiệt hạt nhân (NTP) có thể cắt giảm một nửa tổng thời lượng cho các sứ mệnh trên sao Hỏa, và hứa hẹn sẽ sớm được ứng dụng trong các dự án nghiên cứu và phát triển quân sự, và sau đó cung cấp những lợi ích to lớn cho toàn thế giới ở mọi lĩnh vực khoa học công nghệ khác.

Có thể bạn quan tâm
Nghiên cứu Apple Watch dự đoán được Covid-19 và nhiều căn bệnh khác

Apple đang thực hiện một nghiên cứu về việc sử dụng Apple Watch làm công cụ dự đoán cho Covid-19.

Chương trình đào tạo kỹ sư AI Vingroup tuyển sinh khóa 2

Ngày 15/4/2021, Tập đoàn Vingroup công bố triển khai Khoá 2 Chương trình đào tạo kỹ sư AI Vingroup, trong quá trình đào tạo, học viên được nhận mức lương cạnh tranh và có cơ hội tham gia những dự án công nghệ tầm cỡ thế giới.

Apple nghiên cứu hiển thị thông báo xúc giác

Thay vì có tiếng bíp hoặc tin nhắn bật lên, một ngày nào đó thông báo có thể làm thay đổi hình dạng và kết cấu của iPhone, Apple Watch hoặc MacBook Pro để đưa ra cảnh báo xúc giác.

Việt Nam đưa 10 gram hạt giống thảo mộc lên trồng trên trạm vũ trụ quốc tế

Nằm trong dự án “Chương trình hạt giống du hành vũ trụ” – AhiS, mới đây Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đưa 10 gram hạt giống thảo mộc mọc tự nhiên có giá trị dược liệu vào không gian.

Viên pin có tuổi thọ 28.000 năm được làm từ chất thải hạt nhân và kim cương

Công ty khởi nghiệp NDB tuyên bố đang nghiên cứu sản xuất pin có tuổi thọ lên đến 28.000 năm. Loại pin này được cung cấp năng lượng từ chất thải hạt nhân, với năng lượng chiết xuất từ kim cương. Dự kiến siêu phẩm này sẽ được trình làng vào năm 2023.

Công viên kỷ Jura phiên bản đời thực – dự án sẽ là một thảm họa?

Các nhà khoa học có thể đang quá bận tâm về việc liệu họ có thể làm được hay không, mà không dừng lại để suy nghĩ xem họ có nên làm hay không.

Lò nhiệt hạch hạt nhân ‘nhỏ nhưng có võ’ sẽ sớm được thương mại hóa

Phản ứng nhiệt hạch hạt nhân đã được tận dụng cách đây nhiều thập kỷ. Nhưng giờ đây, đã đến lúc công nghệ này được thay đổi và đưa lên một tầm cao mới, dự kiến sẽ được thương mại hóa vào năm 2030.

Giới thiên văn rối bời trước loài sứa không gian bí ẩn vừa xuất hiện

Các nhà thiên văn học chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì giống như vậy trước đây. Vật thể không gian bí ẩn chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này có tên khoa học là USS Jellyfish.

Xem NASA thả tàu vũ trụ vào một vũng nước khổng lồ

Thử nghiệm va chạm mới nhất của NASA đối với tàu vũ trụ Orion thế hệ tiếp theo sẽ cung cấp cho các kỹ sư nhiều dữ liệu hữu ích, khi họ tiếp tục tinh chỉnh phương tiện để sử dụng trong các sứ mệnh Mặt trăng Artemis sắp tới.

Giải thưởng 50.000 USD về ứng dụng AI phân tích hình ảnh y tế của VinBigdata đã có chủ

Ngày 7/4/2021, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) công bố kết quả của Cuộc thi Ứng dụng AI phát hiện điểm bất thường trên ảnh X-quang lồng ngực với tổng giải thưởng trị giá 50.000 USD.