Đổi rác lấy vàng, thức ăn, chỗ ngủ và trả học phí

Đổi rác lấy vàng, thức ăn, chỗ ngủ, trả học phí... đã được áp dụng ở rất nhiều quốc gia nhằm nâng cao ý thức và đưa ra những hành động thiết thực bảo vệ môi trường. Nhưng tại Việt Nam, vấn đề nghiêm trọng này chỉ đang dừng ở mức phong trào, chưa có biện pháp thu gom rác triệt để.

Indonesia – đổi rác lấy vàng

Ở Indonesia, một ngân hàng đặc biệt được thành lập vào tháng 1/2018, cho phép người dân đổi rác lấy vàng. Mục đích của việc này chỉ đơn giản là khuyến khích người dân có ý thức về việc tái chế và giảm lượng rác thải ra môi trường. Theo đó, người dân có thể mang các loại rác có thể tái chế như nhôm, kim loại, bìa cứng, chai nhựa, thuỷ tinh… đến ngân hàng rác thải Wijaya Kusuma phía Bắc Jakarta. Từ đây rác được làm sạch và bán lại cho chính quyền Jakarta.

Ban đầu, ngân hàng chỉ quy đổi rác ra tiền mặt, một hiệu cầm đồ PT Pegadaian đã đề nghị hợp tác với ngân hàng rác thải Wijaya Kusuma cùng 4 ngân hàng rác thải khác để thưởng vàng cho người tham gia đổi rác. Chương trình ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng của người dân đặc biệt là phụ nữ. Với họ vàng hấp dẫn hơn tiền mặt và có giá trị lưu trữ.

Đổi rác lấy vàng, thức ăn, chỗ ngủ và trả học phí - c2 4850 1571298147

Ngân hàng rác thải Wijaya Kusuma được quản lý bởi các bà nội trợ ở phố Bemis Gading và mở cửa từ 9g sáng đến trưa. Người dân mang rác đến được cân phân loại và ghi vào sổ như việc gửi tiết kiệm. Người tham gia có thể nhận tiền mặt hoặc quy đổi vàng khi tích lũy đủ 5gr vàng.

Sau thành công của chương trình đổi rác lấy vàng ở Jakarta đã nhanh chóng được triển khai ở các thành phố khác như Palembang, Bandar Lampung và Makassar. Để phục vụ những người không có thời gian mang rác đến ngân hàng, 2 lần mỗi tuần sẽ có xe đến thu gom rác tái chế tận nhà người dân.

Ấn Độ – đổi rác lấy thức ăn và cơ hội học hành

Ấn Độ mỗi ngày thải ra đến 26 tấn rác thải nhựa trở thành quốc gia ô nhiễm nhựa xếp thứ 15 toàn cầu. Để thoát khỏi khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa, chính phủ Ấn Độ đã ban hành nhiều quy định xử lý rác cho tất cả các thành phố không phân biệt quy mô và số lượng dân số. Bên cạnh nỗ lực của chính phủ, người dân hưởng ứng với những ý tưởng nhằm giúp xử lý phân loại rác nhựa để tái chế hoặc thiêu huỷ an toàn cho môi trường.

Mới đây, một quán cafe trong thành phố Ambikapur thuộc bang Chhattisgarh miền trung Ấn Độ cho phép người vô gia cư nhận được một bữa ăn miễn phí với mỗi kg rác tái chế họ thu lượm được, hoặc dùng 500gr rác đổi lấy một bữa sáng. Quán còn cố gắng sắp xếp cho người vô gia cư một nơi ở cũng bằng cách đổi rác.

Đổi rác lấy vàng, thức ăn, chỗ ngủ và trả học phí - garbage cafe chhatisgarh twitt

Mô hình đổi rác lấy thức ăn không mới, nhiều nơi đã áp dụng như Mỹ, châu Âu, Campuchia… Nhưng ở Ấn Độ mô hình này xử lý triệt để phần rác nhựa hơn, bởi rác thu gom được sử dụng để làm những con đường đạt chuẩn của thành phố. Một con đường xuyên thị trấn Ambikapur thuộc bang Chhattisgarh, Ấn Độ đã được xây dựng bằng rác thải nhựa kết hợp với nhựa đường. Con đường được cho là tốt hơn bởi có khả năng chống nước và độ bền cao theo thời gian sử dụng.

Đổi rác lấy vàng, thức ăn, chỗ ngủ và trả học phí - 60088957 2429092217111155 6956890828405486120 n

Để khuyến khích các gia đình nghèo đưa con đến trường thay vì làm việc ở các mỏ đá, trường Akshar Forum ở một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ đã thay học phí bằng rác nhựa và trả tiền cho các học sinh theo học. Trường được cô Parmita Sharma sinh viên ngành xã hội học và anh Mazin Mukhtar kỹ sư hàng không sáng lập năm 2016 với ý tưởng đào tạo được những học sinh có khả năng tự kiếm sống và có trách nhiệm với xã hội. Trường Akshar Forum không có chương trình giảng dạy cố định mà chú trọng đến khả năng sáng tạo và kỹ năng sống của học sinh.

Hưởng ứng phong trào tái chế rác thải của chính phủ Ấn Độ, các học sinh đã thu gom rác thải nhựa, phân loại xử lý tái sử dụng. Nhận thấy hiệu quả của chương trình tái chế, trường đã khuyến khích sử dụng rác thải tái chế thay cho học phí.

Đổi rác lấy vàng, thức ăn, chỗ ngủ và trả học phí - couples unique school in assam accepts plastic waste as school fees 1400x653 1559221875

Trường có khoảng 100 học sinh và để các em có thể theo học mà không cần làm việc ở mỏ đá, trường có trả lương tượng trưng cho các học sinh theo mức độ đóng góp, tiền có thể đổi đồ chơi, thức ăn, giày dép. Rác còn được các học sinh trong trường tìm cách tái chế hoặc sử dụng thiết thực hơn.

Việt Nam – cần nhiều dự án hiệu quả và giải pháp triệt để

Một liên minh các nhà sản xuất điện tử muốn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng đã triển khai chương trình thu gom và xử lý rác thải điện tử miễn phí được thành lập điều hành bởi Vietnam Recycling Platform (VRP) (tạm dịch: Nền tảng Tái chế Việt Nam).

Đổi rác lấy vàng, thức ăn, chỗ ngủ và trả học phí - KhuvccaVitNamTiChtiNgyhiTichnm2016vinhiuhotngtngtcvuinhn2118

Mục tiêu của chương trình nhằm giảm thiểu rác thải điện tử và nâng cao ý thức cộng đồng về tác hại của việc xử lý rác thải điện tử không đúng cách, cũng như đảm bảo việc xử lý theo một quy trình thân thiện hệ sinh thái đối với các sản phẩm điện tử ở cuối dòng đời sử dụng.

Hiện tại, chương trình có 10 điểm thu hồi rác điện tử tại Hà Nội và TP.HCM và đã triển khai việc thu hồi rác thải điện tử tận nhà ở vài khu vực trung tâm của 2 thành phố lớn này.

Hệ thống cửa hàng bán lẻ của VinMart từ đầu tháng 8/2019, 110 siêu thị VinMart trên toàn quốc và 300 cửa hàng VinMart+ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ trở thành những địa chỉ thu hồi pin đã qua sử dụng. Pin được thu hồi sau đó sẽ được công ty CP Môi trường đô thị và công nghiệp 10 (Urenco 10) tiến hành vận chuyển pin và xử lý theo quy trình xử lý chất thải công nghiệp nguy hại mà pháp luật quy định.

Pin và các thiết bị điện tử như tivi, máy in, PC, laptop thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí. Đây là những loại rác thải độc hại phải được xử lý đúng quy trình để bảo vệ môi trường.

Dù vậy, các chương trình tái chế ở Việt Nam mang tính nâng cao nhận thức là chính, chỉ riêng việc phân loại rác tại chỗ vẫn chưa nhiều người làm được, hoặc sau khi phân loại thì không có quy trình thu gom xử lí theo từng loại. Việt Nam cần có nhiều chương trình thiết thực hơn để xử lí rác thải hiệu quả hơn là chỉ những hoạt động mang tính cổ động phong trào như hiện nay.

adidas hợp tác với Trạm vũ trụ quốc tế làm giày vi trọng lực

adidas và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS – International Space Station) cho biết sẽ hợp tác chia sẻ với nhau các thành tựu liên quan đến lĩnh vực vi trọng lực, hướng đến giày chạy bộ êm nhẹ hơn, giảm thiểu trọng lực tốt hơn.

Ứng dụng tính cước thời gian thực của Viettel được cấp bằng bảo hộ tại Mỹ

Ngày 4/11, Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã cấp bằng bảo hộ độc quyền cho Tập đoàn Viettel dành cho sáng chế “Phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa vi xử lý” bởi chưa từng được tìm ra và triển khai trên toàn thế giới.

Phát động cuộc thi đi bộ ảo ủng hộ bệnh nhân ung thư

Dự án sáng kiến ung thư Muối – Salt Cancer Initiative (SCI) tiếp tục phát động thử thách đi bộ ảo “5000 bước chân hạnh phúc” – đồng hành cùng bệnh nhân ung thư Việt Nam.

Năm 2050: 1/4 dân số Việt Nam sẽ di cư vì miền Nam bị nhấn chìm trong biển nước

Công bố ngày 29/10 của Climate Central – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phân tích về khoa học khí hậu trên chuyên san Nature cho biết: Năm 2050 nước biển dâng sẽ xóa sổ nhiều thành phố lớn ven biển. Theo đó, phần lớn miền Nam Việt Nam sẽ nằm dưới mực nước biển gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như an ninh lương thực quốc gia.

Thử nghiệm Wi-Fi 6 tại Đại học Mondragon

Ngày 29/10 tại Đại hội Vô tuyến Toàn cầu (Wireless Global Congress – WGC) do Liên minh băng thông rộng không dây (WBA) tổ chức ở Đức, Huawei công bố sẽ thực hiện loạt các thử nghiệm xác minh Wi-Fi 6 tại Đại học Mondragon (Tây Ban Nha), để khám phá các trường hợp sử dụng Wi-Fi 6 sáng tạo, truyền cảm hứng cho sinh viên và nâng cao các kết quả giáo dục.

Sản xuất điện từ phân ngựa

Một công ty năng lượng ở Phần Lan vừa tìm ra cách sản xuất điện mới rất thân thiện với môi trường từ nguồn nguyên liệu khá gần gũi với con người: phân ngựa.

Việt Nam ứng dụng công nghệ dự báo thời tiết của New ZeaLand

Công nghệ Weatherscape XT được cho là giúp cung cấp thông tin dự báo thời tiết chính xác hơn cũng như cảnh báo kịp thời các điều kiện thời tiết xấu.

Cho con lên mạng, cha mẹ kiểm soát hay đặt niềm tin?

Mặc dù 67% cha mẹ cho rằng con họ có thể nhận thức được rủi ro khi online, khoảng một nửa phụ huynh vẫn sử dụng các công cụ khác nhau để đảm bảo an toàn trực tuyến cho con.

Mạng xã hội học tập Việt đoạt giải vàng Asean ICT Awards 2019

Giải pháp mạng xã hội học tập trực tuyến ViettelStudy đã được vinh danh giải vàng chung cuộc tại vòng chung khảo giải thưởng Asean ICT Awards (AICTA) 2019.

Chung kết cuộc thi Tự động hóa với phương pháp học tập dựa trên dự án

Ngày 25/10, vòng chung kết cuộc thi Tự động hóa với phương pháp học tập dựa trên dự án đã diễn ra tại trường Đại học Công nghiệp TP HCM.