Covid-19 đang điều hành thế giới theo cách nào?

Đến sáng nay 9/7, có gần 12 triệu người nhiễm virus trên toàn cầu. Các ca nhiễm tăng đột biến trong những ngày gần đây cho thấy bệnh dịch vẫn đang diễn biến phức tạp và chưa thể kiểm soát được. Rất nhiều thứ đã và đang thay đổi theo cách "điều hành" của đại dịch này.

Trong những ngày qua, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong do virus Covid-19 cao nhất thế giới với hơn 1,6 triệu ca nhiễm, trong đó gần 134 ngàn ca tử vong và là quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất do dịch bệnh tính đến thời điểm này.

Có thể nhận thấy, dịch bệnh đã nhanh chóng thay đổi nhiều thứ trong cuộc sống hằng ngày của người dân trên toàn thế giới theo hướng thích nghi và cùng chung sống lâu dài với dịch cho đến khi có vaccine phòng bệnh.

Từ thích xài tiền mặt, Đức đã chuyển sang dùng tiền “ảo”

Đức luôn là quốc gia tiên phong trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào đời sống hàng ngày. Tuy vậy, việc thanh toán bằng tiền mặt và không chấp nhận thẻ làm nhiều du khách gặp rắc rối khi lần đầu tiên đến đây.

Covid-19 đang điều hành thế giới theo cách nào? - covid 19

Điều này không có nghĩa là hệ thống thanh toán trực tuyến, thẻ không phát triển ở Đức, nhưng thói quen và văn hóa người dân vẫn thích tiêu tiền mặt hơn dùng thẻ, đặc biệt ở những hàng quán nhỏ, các khu dân cư.

Văn hóa tiêu tiền mặt bắt nguồn từ sở thích chi tiêu hữu hình của người Đức. Văn hóa Đức cho rằng tiền mặc hữu hình dễ hình dung so với những phương thức thanh toán “ảo” khác. Họ muốn giá trị lao động của họ phải được nhìn thấy và cầm tận tay. Với nhiều người Đức, sử dụng tiền mặt là sở thích cá nhân, có giá trị lâu đời qua nhiều thế hệ.

Nhưng dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn thói quen này, tiền mặt không còn được hoan nghênh, thay vào đó là thanh toán qua thẻ, trực tuyến, thanh toán không chạm lên ngôi. Chỉ trong vài tuần dịch bệnh bùng phát, nhiều nơi đã từ chối thanh toán bằng tiền mặt và Đức không phải là quốc gia duy nhất có sự thay đổi này. Các quốc gia ghi nhận việc thanh toán bằng thẻ hoặc các phương thức thanh toán không chạm cao hơn so với tiền mặt.

Khẩu trang và găng tay đang giết chết đại dương

Thế giới đang gồng mình chống chọi với dịch bệnh, điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều các vật dụng, thiết bị y tế được thải ra biển. Theo tổ chức Bảo tồn Đại Dương, mỗi tháng có 129 tỉ khẩu trang và 65 tỷ găng tay nhựa được thải ra đại dương.

Các nhà bảo tồn, quan sát đại dương ghi nhận trong thời gian dịch bệnh có rất nhiều khẩu trang thiết bị y tế trôi dạt trong lòng đại dương, ảnh hưởng đến các sinh vật đặc biệt là loài cá voi. Nhiều xác cá voi được tìm thấy trong tình trạng bụng toàn rác thải, trong đó có rất nhiều găng tay y tế và khẩu trang.

Việc lên xuống máy bay cũng cần phải nghiên cứu nghiêm túc

Trước đây mỗi khi di chuyển bằng máy bay, hành khách phải chen chúc chật chội thì nay mọi việc hoàn toàn khác, không chỉ vậy còn nhiều thay đổi khác để hạn chế lây lan dịch bệnh. Các hãng hàng không phải tìm cách mới để hành khác có thể lên máy bay nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hạn chế dịch bệnh.

Covid-19 đang điều hành thế giới theo cách nào? - covid 193

Nhìn từ góc độ lây nhiễm, việc lên xuống máy bay tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất. Vì ở sân bay, hành khách có thể giữ khoảng cách an toàn. Khi đã lên máy bay, cứ 5 phút không khí được lọc một lần bằng bộ lọc bằng bộ lọc HEPA chuẩn bệnh viện, có thể loại bỏ hơn 99% virus và vi khuẩn trong các giọt bắn.

Việc lên xuống máy bay tăng nguy cơ tiếp xúc gần cho nhóm 6 người khi lên xuống máy bay, các giải pháp được đề xuất như chia dòng người làm 2 đi lên theo 2 cổng, người gần cửa sổ hoặc cuối máy bay được lên trước , đưa thẳng khách từ cổng chờ lên đường băng, sắp chỗ ngồi linh hoạt…

Hầu hết các giải pháp đều rối rắm và đòi hỏi sự hiểu biết và hợp tác từ phía hành khách. Thực tế vẫn chưa tìm được giải pháp hiệu quả khi lên xuống máy máy. Dù vậy các hãng đang không ngừng nghiên cứu.

Tăng căng thẳng, giảm trí nhớ trong mùa dịch

Đại dịch đã làm tăng cảm giác lo âu của nhiều người, hầu hết chúng ta đều biết đến cảm giác này. Ví dụ bạn bước đi và định làm gì đó, xong chợt phát hiện đã quên mất ý định trong khoảnh khắc.

Các nhà khoa học của Đại học Notre Dame tìm hiểu nguyên nhân của việc khiến cho ai đó rơi vào trạng thái quên tức thời.

Covid-19 đang điều hành thế giới theo cách nào? - covid 194

Nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ có thể được thiết kế để lưu trữ thông tin tức thời một phản ứng nhỏ của sự lo âu có thể làm quên mất ngay thông tin đang được lưu. Đây là vấn đề của rất nhiều người và đặc biệt tăng mạnh trong mùa dịch. Nhiều người nghĩ họ rất bận rộn, nhưng thực tế họ không nhớ họ phải làm gì.

Thay đổi các mối quan hệ

Theo các nhà nghiên cứu xã hội, đại dịch đã thay đổi các mối quan hệ của chúng ta theo cách chưa từng thấy. Đặc biệt việc giãn cách xã hội khiến chúng ta tiếp xúc gần với các thành viên trong gia đình nhiều hơn nhưng lại tách biệt khỏi cộng đồng, bạn bè.

Căng thẳng, kết hợp với các áp lực bức xúc về tài chính dẫn đến gia tăng tình trạng ly hôn. Trường hợp 1 trong 2 vợ chồng bị áp lực công việc trong dịch bệnh, trong khi người kia thất nghiệp dẫn đến rạn nứt trong quan hệ vợ chồng.

Các báo cáo trên thế giới cho thấy, nhiều quốc gia đang áp dụng phong tỏa ghi nhận tình trạng bạo lực gia đình tăng cao. Các trao đổi đơn giản cũng dễ dẫn đến xung đột như dẫn con đi chơi đâu, có nên làm việc nào đó để chống dịch… Các xung đột trong gia đình tăng cao nhưng không thể tìm đến bạn bè người thân để giải tỏa càng dẫn đến các phản ứng tiêu cực.

Song cũng chính đại dịch là dịp để mọi người quan tâm đến sức khỏe, tinh thần và cả tâm thần của bản thân và các thành viên trong gia đình nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm
Covid-19 có thể cho ra kết quả âm tính giả vì biến chủng liên tục

Virus gây ra Covid-19 có nhiều biến thể và nếu các nhà khoa học không theo kịp sự thay đổi của nó ở các khu vực khác nhau trên thế giới, việc thử nghiệm nó có thể cho ra kết quả âm tính giả.

Nghiên cứu mới: Bức xạ mạng 5G không gây hại đến sức khỏe con người

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, mạng 5G ít tác động đến sức khỏe con người và không gây nguy hại như đồn đoán trước đây.

Bộ lọc không khí siêu đỉnh có thể bẫy và diệt virus Covid-19

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Houston và các đồng nghiệp đã thiết kế một bộ lọc không khí mới. có thể “bẫy và tiêu diệt” virus chịu trách nhiệm về dịch COVID-19.

Thế giới đang chứng kiến tình trạng virus lan nhanh từ động vật sang người

Một báo cáo mới cho thấy, Trái Đất đang chứng kiến sự gia tăng các căn bệnh gây ra bởi virus lây lan mạnh mẽ từ vật chủ sang người.

Tác dụng thần kỳ từ thói quen đi dạo bãi biển, bờ hồ

Tưởng chừng như đơn giản, nhưng thói quen đi dạo dọc bãi biển, bờ hồ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe thần kỳ có thể bạn không ngờ tới.

Thanh thiếu niên “cú đêm” dễ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng

Phát hiện mới cho thấy, thanh thiếu niên thường xuyên thức khuya và thức dậy muộn vào buổi sáng sẽ dễ bị hen suyễn và dị ứng.

Phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú và tái phát cao hơn người gầy

Phụ nữ mắc ung thư vú bị thừa cân hoặc béo phì khi điều trị có thể hấp thụ docetaxel (một loại thuốc hóa trị thông thường) ít hơn so với những bệnh nhân gầy.

Việt Nam phát hiện 6 chủng virus corona trên động hoang dã – cảnh báo “đặc sản” chuột và dơi

Một công bố trên tạp chí BioRxiv cho biết, đã tìm thấy 6 chủng virus corona trên động hoang dã tại Việt Nam. Trong đó, những loại động vật như chuột, dơi, các loài gặm nhấm dương tính cao nhất với virus corona.

Sự thật về giác quan thứ sáu phát hiện động đất sớm của động vật

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy, giới động vật đã có những hành vi bất thường trước khi một trận động đất xảy ra.

Bật mí khả năng chống ung thư “siêu đỉnh” của chuột dũi trụi lông

Theo nghiên cứu mới, chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) có thể sống trong một thời gian dài đến khó tin, và có khả năng chống ung thư đặc biệt, nhờ các điều kiện độc nhất trong cơ thể.