Công nghệ bảo mật bằng mạch máu sẽ thành xu hướng vì khó làm giả

Công nghệ bảo mật sinh trắc học ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng, ngoài bảo mật vân tay, gương mặt, mống mắt, giọng nói… các nhà nghiên cứu đang phát triển công nghệ bảo mật bằng mạch máu trên mu bàn tay.

Ngày càng có nhiều công nghệ bảo mật sinh trắc học được ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày và được sử dụng ở khắp nơi từ các thiết bị công nghệ di động, mở khoá cửa, giám sát ở những khu vực công cộng như sân bay, nhà ga… với mục đích chính là đảm bảo an ninh và thân thiện với người sử dụng.

Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học IET Biometrics về công nghệ nhận dạng sinh trắc học hoàn toàn mới bằng mạch máu trên mu bàn tay được Đại học New South Wales, Úc phát triển.

Nguyên nhân các nhà khoa học tìm kiếm một phương pháp bảo mật mới do các phương pháp bảo mật hiện tại vẫn đang có những khuyết điểm. Việc bảo mật bằng vân tay sẽ lưu dấu vân tay nên có thể thu nhập hoặc sao chép, trong khi đó công nghệ nhận dạng bằng gương mặt có thể bị đánh lừa bởi hình ảnh được thu thập thông qua các kênh mạng xã hội của người dùng hoặc kính áp tròng vẫn đánh lừa được công nghệ nhận diện mống mắt.

Công nghệ bảo mật bằng mạch máu sẽ thành xu hướng vì khó làm giả - photo 4 15180507471811616651228
Để thu được mẫu mạch máu, cần phải nắm chặt tay nên khó bị làm giả.

Theo các nhà nghiên cứu trường Đại Học New South Wales, Úc các mạch máu dưới da không lưu dấu như vân tay, cũng không có sẵn để tìm kiếm trên mạng xã hội để lấy khuôn mặt hoặc mống mắt. Nhờ đó các nhà khoa học tin rằng công nghệ bảo mật mới này sẽ an toàn hơn so với các công nghệ trước đây.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng camera đo chiều sâu Intel RealSense D415 chụp ảnh của 35 người tình nguyện tham gia thử nghiệm. Trí thông minh nhân tạo được sử dụng để phân tích 17.500 bức ảnh mạch máu trên mu bàn tay của người tham gia thử nghiệm phân tích những điểm riêng biệt của từng người để xác định một cá nhân.

Nghiên cứu cho thấy trí thông minh nhân tạo có thể xác định chính xác đến 99% một cá nhân trong số 35 người tham gia thử nghiệm.

Thực tế công nghệ nhận diện mạch máu không mới với các nhà khoa học nhưng đòi hỏi các công nghệ phức tạp để phân tích mẫu. Với sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo, kết hợp với máy ảnh 3D sẵn có khiến việc phân tích mẫu đơn giản hơn rất nhiều.

Nhà nghiên cứu Syeh Shah thuộc đại học Đại Học New South Wales, Úc cho biết việc lấy mẫu mạch máu đòi hỏi phải nắm chặt tay nên rất khó để người khác sao chép hoặc lấy một cách lén lút. Công nghệ nhận dạng mới này hứa hẹn sẽ được sử dụng thay thế cho các phương pháp bảo mật sinh trắc học trước nay trên các thiết bị cá nhân.

Theo CNN

Có thể bạn quan tâm
Tàu thăm dò Perseverance đã đáp thành công xuống bề mặt sao Hỏa

Cuối cùng thì Perseverance- tàu thăm dò sao Hỏa mới nhất của NASA cũng chính thức đáp xuống bề mặt sao Hỏa thành công vào rạng sáng nay 19/2, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong hành trình khám phá Hành tinh đỏ, tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống cổ đại và thu thập các mẫu đá, đất đá bị vỡ để mang về Trái đất.

Hàng điện tử thải: từ rác đến vàng

Mỗi năm, hàng triệu ti vi, điện thoại và các thiết bị điện tử khác bị vứt bỏ, mặc dù chúng là nguồn giàu kim loại. Nhờ khai thác chất thải điện tử, ngành công nghiệp tái chế đầy tiềm năng này tăng trưởng vượt bậc, ngày càng có nhiều cách thức sáng tạo nhằm tận dụng rác thải điện tử giúp bền vững tài nguyên,hạn chế khai thác.

COVID-19 đã thúc đẩy khoa học, công nghệ sinh hóa và dược

Sự xuất hiện của Coronavirus đã làm cho cả thế giới phải hợp tác cùng nhau, nhằm phát triển vắc-xin, các phương pháp điều trị cũng như nhiều điều mới mẻ khác, cả ở lĩnh vực khoa học, công nghệ sinh hóa và y dược.

Viettel tham gia chuỗi cung ứng ngành Hàng không vũ trụ

Với việc Công ty Thông tin M3 sẽ là đơn vị cung ứng vật tư, linh kiện và thiết bị cho TĐ Hàng không Vũ trụ Meggitt, Viettel là đơn vị đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia chuỗi cung ứng ngành Hàng không vũ trụ toàn cầu.

VinaPhone phủ sóng 5G tại Bình Phước

Người dân Bình Phước đã có thể trải nghiệm sóng 5G ngay trong dịp Tết Tân Sửu 2021, khi VinaPhone phát sóng thử nghiệm thương mại mạng di động VinaPhone 5G tại tỉnh Bình Phước vào hôm nay 8/2/2021.

Cuộc di cư kỹ thuật số lớn nhất trong lịch sử nhân loại

Do chính sách bảo mật mới của WhatsApp, ứng dụng nhắn tin Telegram đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới lần đầu tiên sau một tháng.

Amazon sẽ sử dụng camera và AI để giám sát tài xế giao hàng

Các tài xế của Amazon sẽ phải chịu sự giám sát liên tục bởi các camera được lắp trên xe giao hàng của Amazon, trang The Information tiết lộ.

Samsung mạnh tay xây dựng nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD ở Mỹ

Austin, Texas là một trong những địa điểm lý tưởng mà Samsung Electronics đang xem xét để xây dựng nhà máy chip mới trị giá 17 tỷ USD, đồng thời đề án này có thể tạo ra tới 1.800 việc làm.

Google muốn nối gót việc bảo vệ quyền riêng tư tương tự như Apple

Google đang xem xét thực hiện các yêu cầu về quyền riêng tư tương tự như nền tảng hệ điều hành iOS của Apple.

Google muốn thử nghiệm máy bay không người lái để chữa cháy

Google vừa yêu cầu Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) cho phép thử nghiệm một thiết bị bay không người lái để giám sát và chữa cháy, theo một tài liệu được đệ trình hôm qua ngày 3/2 lên cơ quan FAA.