Cây ngã đổ bất ngờ, cách nào để phòng tránh?

Người dân sống ở vùng nội ô, đô thị có lẽ đã quen với cảnh các cây cổ thụ bất ngờ bật gốc và ngã, gây cản trở và ùn tắc giao thông, thậm chí đe doạ đến tính mạng con người. Vậy cách phòng tránh như thế nào?

Hầu hết chúng ta dường như nhận thấy rằng, những cây cổ thụ có tuổi đời lâu năm và tán cây to sẽ rất khó bị ngã đổ, trừ khi một con lốc xoáy cấp độ F2 hoặc cơn bão Katrina với sức gió đến 280 km/h mới có thể nhổ bật chúng hoàn toàn.

Nhưng không phải vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cây bị hư hỏng ngay từ bên trong mà mắt thường chúng ta không phải nhìn thấy, dẫn đến nguy cơ ngã đổ bất cứ lúc nào.

Bởi giống như bất kỳ sinh vật nào tồn tại trên hành tinh, cây cũng sẽ bị bệnh, bị sâu và lão hoá. Những quá trình lão hoá trên cây, khiến chúng già yếu đi mà chúng ta không quan sát được, mặc cho có một số loài cây có tuổi thọ gấp đôi, gấp ba, thậm chí rất nhiều lần người bình thường.

Theo American Arborists, những yếu tố được biết đến rộng rãi là nguyên nhân gây ra “sự lão hoá” của cây đó là điều kiện trồng trọt không phù hợp, côn trùng phá hoại, cây bị suy dinh dưỡng trầm trọng, điều kiện đất kém, lũ lụt, tổn thương rễ do nền móng công trình xây dựng, do cây già và các nguyên nhân khác.

Vì vậy, để dự đoán chính xác cây sắp đổ là điều không thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể phát hiện các dấu hiệu và cần làm gì đó với chúng trước khi quá muộn. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết.

Cây liên tục rơi nhánh chết

Khi nhìn thấy những cành cây chết kèm theo đó là những chiếc lá héo úa, mặc dù không có nghĩa là toàn bộ thân cây sẽ đổ nhào tuy nhiên đây là một manh mối về tình trạng hiện tại của cây. Khi bắt đầu nhận thấy những cành cây rơi xuống, cây đang cố nói với bạn rằng thật sự “sức khoẻ” của cây không ổn, bạn cần liên hệ ngay với nhân viên tiện ích công cộng.

Tán cây xuất hiện nhiều nhánh nhỏ và lá khô

Khi một cây đang cố gắng thu hẹp khả năng sinh trưởng, điều này đồng nghĩa với việc cây đã không có đủ dinh dưỡng. Có thể nguyên nhân đến từ côn trùng, sâu đục thân hoặc các nguyên nhân khác. Bạn cần can thiệp bằng cách bón phân, tưới nước dinh dưỡng hoặc tìm thuốc diệt sâu, thiên địch đối phá côn trùng gây hại.

Có một khoang/lỗ trên thân cây

Một trong những tác dụng phụ của cây khi rụng cành, đó là hình thành một khoang (hoặc lỗ) trên thân. Vết thương hở từ cành cây gãy có thể dẫn đến bên trong cây bị hư hỏng và có nguy cơ sụp đổ. Hãy quan sát khả năng lành lặn của vết thương cây, tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia hoặc kỹ sư nông nghiệp về vấn đề này để tìm cách giải quyết.

Sự hiện diện của vết nứt sâu/ thiếu vỏ trên thân cây

Đây là một dấu hiệu khác cho thấy cây có thể chết. Nếu bạn có thể dễ dàng tuốt vỏ cây và phát hiện vỏ có vấn đề, bên cạnh quan sát thấy cây xuất hiện nhiều vết rạn nứt thì hãy tiến hành chăm sóc tốt hơn và theo dõi liên tục tiến độ phục hồi của thân cây.

Rễ cây yếu và thối

Đây là điều rất khó phát hiện vì hệ thống rễ của cây nằm ở dưới lòng đất. Tuy nhiên, có một cách khá tin cậy để kiểm tra xem rễ cây có bị yếu hoặc thối hay không. Hãy kiểm tra các loại nấm mọc xung quanh gốc cây hoặc trên thân cây. Nếu nấm phủ nhiều hơn trên gốc hoặc vỏ thì đó là dấu hiệu của thân gỗ bên trong đã mục nát, cây có nguy cơ bị ngã bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến việc ngã của cây. Bạn cần tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia nghiên cứu về sinh học cũng như các kỹ sư nông nghiệp, những người có đủ chuyên môn để phát hiện và tìm hướng giải quyết tốt nhất.

Cách sơ cứu người khi cây đổ đè trúng

Theo bác sĩ Ngô Anh Tuấn, chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM, khi người dân nhìn thấy cây đổ đè trúng người, đừng tự ý di chuyển nạn nhân nếu không đủ chuyên môn mà hãy làm theo các bước để tránh ảnh hưởng đến tính mạng người gặp nạn.

Theo ông Tuấn, người xung quanh nên gọi bệnh viện gần nhất để nhân viên y tế nhanh chóng hỗ trợ. Sau đó, cẩn thận gỡ bỏ những nhánh cây (tán cây) đè lên người nạn nhân, không tự ý di chuyển thân thể người bị nạn để tránh bị tổn thương thêm và đợi nhân viên y tế đến sơ cứu và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, đối với các gia đình có con em theo học tại các trường học cần cảnh báo các em không tự ý leo trèo cây cao và tránh xa các gốc cây, nếu như trước đó xuất hiện mưa lớn gây đất mềm, dẫn đến khả năng cây có thể ngã bất cứ lúc nào.

Để phản ánh tình hình cây xanh tại TP.HCM, người dân có thể gọi đến tổng đài số 1022, hoặc (04) 39764540 đối với khu vực thủ đô Hà Nội.

Hà Lan đã tạo được kháng thể chống lại virus Covid-19

Các nhà khoa học đã tạo được kháng thể 47D11 trong phòng thí nghiệm, kết quả ban đầu cho thấy kháng thể này tiêu diệt được Covid-19 và SARS. Thành công hứa hẹn sẽ sớm tìm được phương pháp điều trị và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Năm 2020 có thể là năm đạt kỷ lục nóng nhất

Ghi nhận của cơ quan khí tượng Mỹ NOAA, 3 tháng đầu năm 2020 được ghi nhận có nhiệt độ cao đứng thứ 2 trong 141 năm gần đây, chỉ sau 3 tháng đầu năm 2016. Cơ quan này cũng dự đoán năm 2020 sẽ là năm có nhiệt độ cao nhất được ghi nhận hoặc ít nhất cũng nằm trong top 5 những năm có nhiệt độ cao nhất.

WHO cảnh báo hộ chiếu miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ lây lan Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang khuyến cáo chống lại khái niệm “hộ chiếu miễn dịch”. Đây là giấy chứng nhận chứng minh ai đó đã nhiễm Covid-19 và bình phục.

Khi thành phố cách ly, động vật hoang dã tràn ra đường kiếm ăn

Các biện pháp cách ly chống dịch Covid-19 buộc người dân ở trong nhà nên đường phố vắng vẻ. Động vật hoang dã cũng nhanh chóng phát hiện ra sự vắng mặt của con người và đã di chuyển vào trong thành phố kiếm ăn.

Vũ trụ trông như thế nào vào ngày sinh của bạn?

Ngày 24/4 là kỷ niệm 30 năm kính thiên văn Hubble du hành trong không gian và gởi về những hình ảnh quý giá của vũ trụ. Năm 2020 là năm cuối cùng hoạt động của Hubble, vì NASA sẽ thay thế Hubble bằng kính thiên văn mới mạnh hơn để quan sát vũ trụ bao la. Kỷ niệm khoảng thời gian hoạt động của Hubble, NASA đã mở miễn phí kho ảnh mà kính thiên văn này chụp suốt 30 năm.

Ủy ban châu Âu ra mắt nền tảng chia sẻ dữ liệu chống Covid-19

Ủy ban châu Âu (EC) cùng với một số đối tác đã ra mắt Nền tảng dữ liệu COVID-19 châu Âu để thu thập và chia sẻ nhanh chóng các dữ liệu nghiên cứu có sẵn về Covid-19.

Điện thoại Vsmart sẽ nhận diện gương mặt ngay khi đeo khẩu trang

Ngày 20/4/2020, Viện VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố đã nghiên cứu thành công công nghệ nhận diện khuôn mặt chính xác và ổn định cả khi sử dụng khẩu trang; công nghệ này sẽ có mặt trên Vsmart và VinAI sẵn sàng cung cấp miễn phí cho cộng đồng nhằm góp phần phòng chống dịch bệnh Covid-19.

5 điều cần biết về ứng dụng theo dõi COVID-19 của Apple và Google

Sự hợp tác mang tính thời cuộc của Apple và Google trong việc chống Covid-19 mới manh nha nhưng đã vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau, từ người dùng, các chuyên gia cho đến những nhà cầm quyền.

Có hay không việc tái nhiễm virus Covid-19, và sai sót trong xét nghiệm?

Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… liên tiếp ghi nhận các trường hợp tái nhiễm của người đã hồi phục khỏi virus Covid-19. Giới chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi “Có khả năng người bệnh Covid-19 hồi phục có thể tái nhiễm trong thời gian ngắn hay không?”.

Có hay không việc tái nhiễm virus Covid-19, và sai sót trong xét nghiệm?

Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… liên tiếp ghi nhận các trường hợp tái nhiễm của người đã hồi phục khỏi virus Covid-19. Giới chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi “Có khả năng người bệnh Covid-19 hồi phục có thể tái nhiễm trong thời gian ngắn hay không?”.