Cách nhận biết bệnh bạch hầu và phòng ngừa

Bệnh bạch hầu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiếm gặp. Nhưng thời gian gần đây các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông liên tiếp xuất hiện các ổ bệnh bạch hầu và mới nhất là trường hợp 1 nam thanh niên nhiễm bệnh và đang được điều trị ở Bệnh viện Quân y 175.

Tối 25/6, khoa điều trị truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 175, Bộ Quốc phòng cho biết đơn vị đang điều trị cho một nam học viên 20 tuổi mắc bệnh bạch hầu. Nam bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng sốt, đau họng, sưng to vùng hàm và hạch cổ. Kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Quân y 175 và Viện Pasteur TP.HCM đều kết luận bệnh nhân mắc bạch hầu.

Liên tiếp xuất hiện các ổ dịch bệnh bạch hầu

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, trung tá Phan Bá Hiếu – phụ trách khoa truyền nhiễm bệnh Bệnh viện Quân y 175, Bộ Quốc Phòng đã ngay lập tức triển khai các phương án cách ly, khử khuẩn toàn bộ các khu vực bệnh nhân lui tới để điều trị do nghi nhiễm bạch hầu. Toàn bộ nhân viên y tế và bệnh nhân có tiếp xúc gần đều được uống thuốc điều trị dự phòng. 

16 người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân (những người bên ngoài bệnh viện) đã được cách ly và uống thuốc điều trị dự phòng. Hiện tình trạng của bệnh nhân tương đối ổn định.

Trước đó, ngày 20/6, Bệnh viện Nhiệt đới tiếp nhận một bé gái 9 tuổi, người dân tộc Mông được chẩn đoán bạch hầu ác tính biến chứng tim, thận do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông chuyển đến. Bệnh nhân đã tử vong sau hơn 2 giờ nhập viện. 

Sở Y Tế Đắk Nông và các địa phương trước đó đã rà soát lại và ghi nhận 12 trường hợp dương tính với bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong, một bệnh nhân 13 tuổi diễn tiến nặng, đang được hồi sức tích cực.

Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Nông, các ổ dịch bệnh bạch hầu thường xuất hiện tại các khu dân cư có điều kiện vệ sinh kém. Đặc biệt, các cộng đồng người Mông có tỷ lệ tiêm chủng cực thấp.

Ông Nguyễn Văn Hùng – Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cho biết:

Bệnh nhân nhiễm bệnh bạch hầu rất dễ nhận biết với các triệu chứng như ho, sốt, mất tiếng, khàn giọng đau họng, nổi hạch trắng trong cổ họng. Ngay khi có các triệu chứng kể trên, bệnh nhân phải nhanh chóng đi kiểm tra xét nghiệm và báo cáo cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa lây lan trên diện rộng. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và không có thuốc đặc trị. Hiện cách duy nhất để điều trị là sử dụng huyết thanh, nhưng do đây là bệnh hiếm gặp trên thế giới nên số lượng huyết thanh được sản xuất không nhiều. Cách phòng chống tốt nhất là tiêm vắc-xin theo lịch tiêm chủng.

Bệnh nguy cơ tử vong cao và chưa có thuốc đặc trị

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Là loại bệnh vừa nhiễm trùng, vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Cách nhận biết bệnh bạch hầu và phòng ngừa - benh bach hau 2

Bệnh thường khởi đầu giống như cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan hay viêm thanh quản và đôi khi có biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da. Người mắc bệnh bị nhiễm trùng và nhiễm độc nặng, các độc tố của vi khuẩn gây liệt tim, viêm cơ tim dẫn đến tử vong với tỷ lệ tử vong lên đến 5-10% và cao hơn với trẻ em dưới 15 tuổi.

10.000 liều vacxin uốn ván – bạch hầu giảm liều (Td) dự kiến sẽ được tiêm chủng cho nhóm 7-40 tuổi ở Tây Nguyên để phòng chống dịch.

Xử lý và phòng chống bệnh

Những người chưa tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh đều có nguy cơ mắc bạch hầu. Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng tránh lây nhiễm bệnh:

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Có thể bạn quan tâm
Nhiệt độ Bắc Cực đạt 38 độ C, mức tăng kỷ lục

Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ ba (23/6) họ đã làm việc để xác minh các báo cáo về nhiệt độ tăng kỷ lục mới ở Bắc Cực là 38 độ C, tại một thị trấn Siberia cuối tuần qua.

Hình ảnh 10 năm của Mặt trời gói gọn trong video 61 phút

Năm 2020, vệ tinh quan sát mặt trời của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Solar Dynamics Observatory (SDO) kỷ niệm 10 năm hoạt động trên vũ trụ, với sứ mệnh chính là thăm dò, nghiên cứu, quan sát Mặt trời.

Laser Raptor: Thiết bị bay không người lái ‘kiếm mồi’ vào ban đêm

Việc tìm kiếm hóa thạch cổ trên các địa hình khác nhau là bài toán nan giải với giới khoa học. Và giờ đây, một máy bay không người lái hexacopter tự trị mới có thể giúp đỡ, vì nó sử dụng tia laser để săn lùng hóa thạch vào ban đêm.

Mỏ than bùn lớn nhất thế giới cứu rỗi nhân loại ít ai biết

Các nhà khoa học Nga, Đức và Pháp đã nghiên cứu về cảnh quan vùng đất ngập nước trên Trái đất. Công trình chung cho thấy vai trò của các mỏ than bùn lớn đến mức nào trong việc hấp thụ carbon (một trong những thành phần chính của khí nhà kính) và làm mát hành tinh.

Cùng xem nhật thực vành khuyên siêu hiếm ở Việt Nam

Chiều 21/6 người dân ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực vành khuyên siêu hiếm, phải mất 11 năm mới xuất hiện 1 lần.

Từ sự cố giải Marathon Dalat Ultra Trail 2020, làm gì để sống sót khi bị lũ quét?

Hai vận động viên tham gia Giải Ultra Trail Dalat 2020 bị tai nạn do mưa lớn nhưng vẫn cố vượt suối đã bị lũ cuốn trôi, một người chết, một người mất tích đã đặt câu hỏi về kỹ năng của những vận động viên chuyên nghiệp đang tham gia giải, bởi cả 2 đều đang tham gia cuộc thi với cự ly 100km.

Giải mã cơn động đất âm ỉ kéo dài suốt gần 4 năm

Với sự trợ giúp của mô hình 3D và công nghệ học máy, các nhà khoa học quốc tế đã giải quyết được bí ẩn của những trận động đất nhỏ thường xuyên âm ỉ dưới Cahuilla, California từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2019.

Thiết bị bay không người lái sẽ bắn bong bóng giúp thụ phấn

Thiết bị bay không người lái (drone) thổi bong bóng phấn hoa một ngày nào đó có thể giúp nông dân thụ phấn cho cây trồng một cách dễ dàng hơn.

Cô đơn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất như thế nào?

Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy sự cô đơn có thể liên quan đến một loạt các vấn đề về sức khỏe. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn trong đại dịch Covid-19 đặc biệt là ở những quốc gia phát triển

SpaceX sẽ cung cấp ảnh Trái đất qua vệ tinh rõ nét và nhanh hơn

Khi Planet mua vệ tinh SkySat từ Google vào năm 2017, công ty đã đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp hình ảnh vệ tinh nhanh nhẹn và toàn diện nhất thế giới. Giờ đây, điều đó đang trở nên gần gũi hơn.