Bí mật về hệ thống tim mạch của hươu cao cổ

Chức năng tim mạch bí ẩn của hươu cao cổ đã thu hút sự quan tâm của các nhà sinh lý học trong nhiều thế kỷ. Ảnh: @Pixabay.

Đứng cao tới 6m, hươu cao cổ đòi hỏi mức huyết áp cao đáng sợ, nhưng chúng vẫn thoát khỏi những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không như ở những con người mắc chứng huyết áp cao. Vậy sự thật bí ẩn đằng sau điều này là gì?

Đối với hầu hết mọi người, hươu cao cổ là loài động vật cổ dài, đáng yêu được sự quan tâm nhiều nhất các chuyến thăm sở thú hoặc các tay chụp ảnh hoang dã. Nhưng đối với một nhà sinh lý học tim mạch, thậm chí loài vật này còn có nhiều thứ để yêu thích hơn.

Hóa ra, hươu cao cổ đã giải quyết được một vấn đề giết chết hàng triệu người mỗi năm: đó là chứng huyết áp cao. Các cơ chế sinh học trong cơ thể chúng cho đến nay mới chỉ được các nhà khoa học hiểu một phần, liên quan đến các cơ quan chịu áp lực, nhịp tim thay đổi, lưu trữ máu…

Hươu cao cổ có huyết áp cao vì cái đầu cao ngất trời của chúng, ở con trưởng thành, nó cao hơn mặt đất khoảng 6m – và đây là một chặng đường dài để tim bơm máu lên não mà phải chống lại trọng lực. Để có huyết áp ở não là 110/70 – mức bình thường đối với động vật có vú lớn thì hươu cao cổ cần huyết áp ở tim khoảng 220/180. Dù mức này không làm hươu cao cổ khó chịu, nhưng một áp lực như thế sẽ gây ra đủ loại vấn đề cho con người, từ suy tim đến suy thận đến sưng mắt cá chân và chân.

Ở người, huyết áp cao mãn tính gây ra tình trạng dày cơ tim. Tâm thất trái của tim trở nên cứng hơn và ít có khả năng đầy trở lại sau mỗi lần đột quỵ, dẫn đến một căn bệnh được gọi là suy tim tâm trương, đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi, khó thở và giảm khả năng vận động. Loại suy tim này là nguyên nhân của gần một nửa trong số 6,2 triệu trường hợp mắc suy tim ở Mỹ hiện nay.

Bí mật về hệ thống tim mạch của hươu cao cổ - huou cao co 1
Ảnh: @Pixabay.

Khi nhà tim mạch học và nhà sinh vật học tiến hóa Barbara Natterson-Horowitz ở Harvard và UCLA kiểm tra tim của hươu cao cổ, cô và đồng nghiệp của mình nhận thấy rằng, tâm thất trái của chúng dày hơn, nhưng không có hiện tượng xơ cứng, hoặc xơ hóa, dù điều này sẽ xảy ra ở người nếu có huyết áp cao. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, hươu cao cổ có đột biến trong 5 gen liên quan đến chứng xơ hóa.

Để làm rõ hơn với phát hiện này, các nhà nghiên cứu khác đã kiểm tra bộ gen của hươu cao cổ vào năm 2016 và tìm thấy một số biến thể gen dành riêng cho hươu cao cổ liên quan đến sự phát triển tim mạch, duy trì huyết áp và tuần hoàn. Và vào tháng 3 năm 2021, một nhóm nghiên cứu khác đã báo cáo các cơ chế biến đổi gen dành riêng cho hươu cao cổ trong các gen liên quan đến quá trình xơ hóa tim mạch.

Và hươu cao cổ có một bí mật khác nằm ở chứng huyết áp cao khi mang thai, một tình trạng được gọi là tiền sản giật. Ở người, điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm tổn thương gan, suy thận và bong nhau thai. Tuy nhiên, hươu cao cổ có vẻ tốt. Natterson-Horowitz và nhóm của cô đang hy vọng sẽ nghiên cứu nhau thai của hươu cao cổ đang mang thai để xem liệu chúng có khả năng thích nghi độc đáo với điều này như thế nào.

Thậm chí, những người bị tăng huyết áp cũng dễ bị sưng phù ở chân và mắt cá chân vì áp suất cao đẩy nước ra khỏi mạch máu và vào mô. Nhưng bạn chỉ cần nhìn vào đôi chân thon thả của hươu cao cổ để biết rằng, chúng cũng đã giải quyết được vấn đề này một cách trọn vẹn bất ngờ.

Bí mật về hệ thống tim mạch của hươu cao cổ - huou cao co 1
Ảnh: @Pixabay.

“Tại sao chúng ta không nhìn thấy những con hươu cao cổ bị sưng chân? Chúng được bảo vệ như thế nào trước sức ép khổng lồ dưới đó?, Christian Aalkjær, một nhà sinh lý học tim mạch tại Đại học Aarhus ở Đan Mạch đặt câu hỏi?

Hươu cao cổ cũng có các thành động mạch dày gần đầu gối có thể hoạt động như một bộ phận hạn chế dòng chảy, Aalkjær và những người khác đã tìm thấy. Điều này có thể làm giảm huyết áp ở cẳng chân, giống như đường gấp khúc trong ống tưới vườn khiến áp lực nước giảm xuống gần chỗ gấp khúc. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu hươu cao cổ có mở và đóng các thành động mạch để điều chỉnh áp lực ở chân khi cần thiết hay không.

Mặc dù một số cách điều chỉnh có thể không phù hợp với bệnh tăng huyết áp ở người, nhưng việc nghiên cứu hệ thống tim mạch của hươu cao cổ có thể giúp các nhà khoa học y sinh suy nghĩ về vấn đề theo những cách mới, và tìm ra những cách tiếp cận mới cho căn bệnh quá phổ biến này ở người.

Có thể bạn quan tâm
Sẽ có nhiều ‘khu rừng ma’ xuất hiện khắp nơi vì bị xâm nhập mặn

Một nghiên cứu ở Bắc Carolina về khái niệm rừng ma có thể đại diện cho một điềm báo, về những gì có thể đến với các hệ sinh thái ven biển trên toàn thế giới.

Máy bay vận tải Airbus thử nghiệm thành công Hệ thống tiếp nhiên liệu tự động trên không

Máy bay vận tải tiếp nhiên liệu đa năng Airbus A330 MRTT đã hoàn thành giai đoạn phát triển hệ thống tiếp nhiên liệu tự động (A3R) sau chiến dịch bay thử thành công.

Sự thật về đám cháy thây ma sống dậy tàn phá Trái Đất

Những ngọn lửa này cháy âm ỉ dưới lòng đất trong nhiều tháng, rất lâu sau khi ngọn lửa trên bề mặt biến mất. Sau đó, chúng trở lại với một sự báo thù mới – được gọi là đám cháy thây ma.

Vũ khí chiến tranh tự trị có thể mắc sai lầm đắt giá

Kelsey D. Atherton là một nhà báo công nghệ quốc phòng sống tại Albuquerque, New Mexico. Trong công trình của ông về máy bay không người lái, AI gây chết người và vũ khí hạt nhân, ông đã đưa ra cái nhìn đầu tiên về rủi ro của vũ khí chiến tranh tự trị.

Giòi và tảo sẽ là thức ăn bền vững trong tương lai của nhân loại

Ăn uống lành mạnh và bền vững trong tương lai có thể đòi hỏi một số sáng tạo thực sự nghiêm túc nên chuẩn bị từ bây giờ.

500 năm những món quà của người da đỏ vẫn giá trị

Bạn có biết trong ngôi nhà của bạn, trên bàn ăn của bạn, với sức khỏe của bạn, với những món đồ công nghệ thời thượng bạn đang cầm… đều có một phần là tặng phẩm của người da đỏ, những món quà được trao từ một lịch sử bi tráng.

Người có tên “Elon” sẽ xâm chiếm sao Hỏa, điều đã được tiên đoán từ 70 năm trước

Kế hoạch xâm chiếm các hành tinh khác của Elon Musk có thể đã được một nhà khoa học người Đức dự đoán từ 70 năm trước.

TikTok cấm trẻ “dưới 13 tuổi” sử dụng sau khi cô bé 10 tuổi người Ý dùng thắt lưng siết cổ vì đu trend

Mạng xã hội chia sẻ video TikTok đã xóa hơn 500.000 tài khoản ở Ý, sau sự can thiệp của cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu nước này vào đầu năm nay.

Ám ảnh ca cấy ghép đầu khỉ thành công đầu tiên trên thế giới

Trong lịch sử, từng có các thí nghiệm táo bạo đã đẩy giới hạn của y học ra xa chuẩn mực đạo đức, nhân văn của con người. Và câu chuyện thí nghiệm của Tiến sĩ Robert White là một ví dụ.

Các nhà khoa học phát hiện lõi của lò hạt nhân Chernobyl đang tan chảy, nhiều nguy hiểm rình rập

Các nhà khoa học vừa phát hiện, một hỗn hợp nhiên liệu hạt nhân nóng chảy ở Chernobyl vẫn âm ỉ và đang bắt đầu phản ứng sau 35 năm qua kể từ khi xảy ra vụ nổ lớn nhất trong lịch sử điện hạt nhân.