Ấn Độ chính thức thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người

Ấn Độ chính thức thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người

Chính phủ Ấn Độ đã cấp phép cho vaccine Covid-19 mang tên Covaxin lần đầu tiên được thử nghiệm trên người.

Thông tin từ Hinduras Time của Ấn Độ cho biết, chính phủ nước này vừa cấp phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, II trên người cho vaccine Covid-19 đầu tiên mang tên Covaxin vào tháng 7. Vaccine này do công ty Bharat Biotech phối hợp cùng Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) và Viện Virus học Quốc gia (NIV) sản xuất.

Công ty Bharat Biotech nhận mẫu thử vaccine từ Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) và Viện Virus học Quốc gia (NIV) vào tháng 5. Sau đó công ty này phân lập và nuôi cấy 11 chủng để phát triển nên vaccine Covaxin như hiện tại. Sau 2 tháng thử nghiệm tiền lâm sàng, các kết quả cho thấy vaccin có phản ứng miễn dịch rất tốt.

Ấn Độ chính thức thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người - Atalayar Vacuna COVID 19 Reino Unido Brasil 1
Chính phủ Ấn Độ đã cấp phép cho vaccine Covid-19 được thử nghiệm trên người. Ảnh: Internet

Bharat Biotech là công ty từng phát triển một số loại vaccine phòng chống bại liệt, bệnh dại, Rotavirus, viêm não Nhật Bản, Chikungunya và Zika.

Ở một diễn biến khác, tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG) vừa cho biết một loại vaccine Covid-19 của hãng cho kết quả an toàn và hiệu quả khi thử nghiệm trên người. CNBG đã thực hiện thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai với 1.120 tình nguyện viên khỏe mạnh. Kết quả cho thấy vaccine đã tạo ra các kháng thể mức độ cao chống lại virus SARS-CoV-2.

Theo dự thảo của WHO ngày 22/6, trên thế giới hiện có 13 loại vaccine đã bước vào các thử nghiệm lâm sàng. Ngoài ra, có 129 loại khác trong giai đoạn đánh giá tiền lâm sàng.

Có thể bạn quan tâm
Hãy mau bảo quản sữa tươi trong tủ lạnh nếu không muốn gặp nguy hiểm

Từ giờ, bạn nên bảo quản sữa tươi trong tủ lạnh thường xuyên hơn nếu biết được sự thật này.

Ngã thang tưởng đơn giản mà hệ lụy khó ai ngờ

Chỉ một chút sơ sẩy mắc phải tình trạng ngã thang, ngoài việc gây chấn thương hệ xương khớp, mà nó còn để lại nhiều tác động tâm lý lâu dài, đặc biệt là đối với nam giới lớn tuổi.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một người ở nhà quá lâu?

Một người nào ở nhà trong một thời gian dài, khả năng sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng về tinh thần và sức khỏe.

Ăn rau củ quả nhiều sẽ nói chuyện lưu loát

“Những cá nhân tiêu thụ nhiều rau, trái cây, các loại hạt có điểm cộng cao hơn trong các bài kiểm tra về sự lưu loát bằng lời nói”, theo một nghiên cứu mới vừa được công bố bởi các nhà khoa học đến từ Toronto (Canada).

Người giỏi toán có ý chí bỏ hút thuốc cao hơn người bình thường

Ngày 27/6, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) công bố phát hiện ý chí từ bỏ hút thuốc cao hơn có ở những người giỏi tính toán.

Xe tự hành 5G được thử nghiệm trong ngành y tại Thái Lan

Thông qua dự án thí điểm “Xe không người lái đưa ngành y tế Thái Lan đến kỷ nguyên 5G”, một bệnh viện thông minh tại Thái Lan đã đưa váo sử dụng xe không người lái 5G trong việc chăm sóc y tế.

Nghề livestream nói nhiều và nguy cơ bệnh về thanh quản

Khi livestream, nói quá nhiều sẽ khiến thanh quản bị viêm, phù nề ảnh hưởng đến khả năng phát âm như mất tiếng, khàn tiếng, tệ hơn đây có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.

Tái tạo thành công ‘hài cốt’ ba chiếc thuyền La Mã cổ đại bằng công nghệ 3D

Ngày 24/6, một nhóm các nhà nghiên cứu từ đến Ý và Pháp đã công bố bản dựng lại theo chuẩn 3D, từ ba chiếc thuyền gỗ khai quật từ cảng Ostia của thời La Mã cổ đại.

Cách nhận biết bệnh bạch hầu và phòng ngừa

Bệnh bạch hầu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiếm gặp. Nhưng thời gian gần đây các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông liên tiếp xuất hiện các ổ bệnh bạch hầu và mới nhất là trường hợp 1 nam thanh niên nhiễm bệnh và đang được điều trị ở Bệnh viện Quân y 175.

Nhiệt độ Bắc Cực đạt 38 độ C, mức tăng kỷ lục

Liên Hợp Quốc cho biết hôm thứ ba (23/6) họ đã làm việc để xác minh các báo cáo về nhiệt độ tăng kỷ lục mới ở Bắc Cực là 38 độ C, tại một thị trấn Siberia cuối tuần qua.