Lối rẽ vẫn dưới chân mình

LTS: Tự thuật của Châu Thanh Vũ, một sinh viên Việt Nam đạt khá nhiều thành tích về học tập trên đất Mỹ về việc rẽ ngang, bỏ con đường CNTT theo đuổi từ lâu để chuyển hướng sang kinh tế. Những tâm sự của anh cho thấy một cách nhìn khác của người trẻ, những người sẽ định hình thế giới trong tờ gian gần sắp tới.

Xuất thân từ lớp chuyên Tin của trường Phổ Thông Năng Khiếu, ĐHQG TPHCM, tôi đã nhận được nhiều học bổng mà cuối cùng làhọc bổng toàn phần để theo đuổi giấc mơ công nghệ thông tin tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Massachusetts, Mỹ), một trong những ngôi trường đào tạo kỹ sư hàng đầu của Mỹ. Lá thư nhận học từ MIT lúc bấy giờ trao cho tôi cơ hội lớn nhất để hoàn thành mong ước của bố mẹ khi tôi còn bé: “Con thích máy tính thì sau này cố gắng làm kỹ sư phần mềm ở thung lũng Silicon nhé.” Bắt đầu quá trình phấn đấu từmột cậu học trò “nhà quê” ởtỉnh Ninh Thuận, sau nhiều cố gắng để được học ở TPHCM, và rồi Mỹ, chưa bao giờ tôi được đến gần hơn cái đích mà bố mẹ đặt ra. Chính vì thế, quyết định “chọn trường khác, chuyển ngành khác” của tôi cách đây 3 năm đã làm nhiều ngườithân ngạc nhiênvà thất vọng. Thật may mắn, đó là một quyết định mà đến hôm nay, khi đã là sinh viên năm 3 khoa Kinh tế của ĐH Princeton (Mỹ), tôi vẫn chưa một lần hối tiếc.

Lối rẽ vẫn dưới chân mình - DSC00639
 Vũ trong chuyến đến Miami (Florida) để khảo sát tình hình bị tịch thu nhà cửa của người dân sau bong bóng bất động sản ở Mỹ năm 2008-2009

“Mình học cho ai?”
Đó là câu hỏi mà tôi luôn tự hỏi mình trong suốt 2 năm học ở trường UWC. Quãng thời gian tại một ngôi trường đa văn hóa này là khoảng thời gian lý tưởng để tôi có thể ngẫm lại mục đích sống của mình trước khi nộp đơn vào đại học. Trước khi sang Mỹ, tôi đơn thuần nghĩ rằng việc học của mình là để làm hài lòng bố mẹ và chuẩn bị một tương lai tốt đẹp cho bản thân. Nếu có một giấc mơ lớn lao hơn trong tôi thì đó là giấc mơ được tạo ra một sản phẩm để mọi người nhớ đến mình. Tại UWC, sống cùng 200 bạn học sinh khác đến từ 80 quốc gia khác nhau, nghe nhiều lý tưởng sống khác nhau đã thay đổi suy nghĩ của tôi rất nhiều. Một bạn học người Mỹ của tôi muốn học phim ảnh để làm nên những thước phim tài liệu có sức ảnh hưởng về biến đổi khí hậu. Một bạn người Ấn Độ dành nhiều thời gian ở các buổi họp quan trọng của Liên Hiệp Quốc để đưa tiếng nói của tuổi trẻ đến với tổ chức này, trong khi một bạn khác đơn giản chỉ muốn thiết lập một thư viện sách ở địa phương để đem sách đến gần với các gia đình nghèo hơn.

Lối rẽ vẫn dưới chân mình - DSC09802
Chào đón tân sinh viên ở Princeton năm 2011. 

Những ước mơ trên của các bạn tôi, dù lớn hay nhỏ, dù rất thiết thực hay khá xa vời, đều mang một ý nghĩa lớn hơn lợi ích của bản thân và gia đình. Được sống cùng và lắng nghe về những giấc mơ ấy mỗi ngày ở UWC cũng khiến tôi ngẫm lại rất nhiều về mục đích của mình. Tuy bản thân tôi chưa và sẽ không bao giờ nghĩ rằng chỉ những tổ chức phi chính phủ (NGO) mới có thể đem lại sự thay đổi, cũng không nghĩ rằng tất cả mọi học sinh nên trở thành những nhà hoạt động xã hội, UWC đã dạy tôi rằng mục đích của việc học trước khi vào đời không nên chỉ là một sự chuẩn bị cho bản thân và gia đình, mà cho cả xã hội, những người xung quanh mình nữa. Từ đó, tiêu chí của tôi khi chọn học giữa Công nghệ thông tin và Kinh tế là bằng công việc nào tôi có thể giúp ích cho xã hội nhiều hơn.
 
Ở 2 phía cực
Kinh tế và Công nghệ thông tin cống hiến cho xã hội bằng những hình thức khác nhau. Nghiên cứu của một nhà kinh tế (khác với kinh doanh, tài chính, hay kế toán) tăng thêm sự hiểu biết về cấu trúc của thị trường ở khía cạnh vi mô, giúp tạo ra những chính sách giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng. Theo cách tôi hiểu lúc bấy giờ, môn kinh tế học thiên về duy trì sự ổn định của nền kinh tế, trong khi công nghệ thông tin là động lực phát triển. Học kinh tế là để bảo đảm rằng mình “không làm sai,” vì một chính sách sai lầm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người lao động, đến phân hóa xã hội, đến tăng trưởng và tương lai của đất nước. Trong khi đó, phát triển của công nghệ là đầu tàu, là yếu tố tối cần thiết của sự tăng trưởng. Một quốc gia không thể phát triển bằng việc tăng dân số, hay tăng số lượng máy móc theo công nghệ hiện có, mà phải phát triển bằng những công nghệ mới, những cách sử dụng máy móc hiệu quả hơn.

Và hai năm sống ở Mỹ, một quốc gia từng bứt phá trở thành siêu cường quốc số một của thế giới bằng những phát triển vượt bậc trong công nghệ, giúp tôi mục kích rõ ràng hơn vai trò của công nghệ trong sự tiến bộ của cường quốc này. Tuy nhiên, song song với sự hào nhoáng của công nghệ cao, với những hàng dài người chờ đợi để mua sản phẩm mới của Apple và với những đứa bạn nhận được những món đồ điện tử hiện đại nhất trong lễ Giáng sinh, là những cảnh nghèo, những người vô gia cư và những người nhập cư làm cùng một lúc 2 công việc ở mức lương tối thiểu để nuôi sống gia đình. Từ những gì thấy được ở Mỹ, trong khi không thể phủ nhận những thay đổi lớn lao và tích cực mà những công ty như Facebook hay Google đã mang lại đến cho hàng tỉ người trên Trái đất, tôi cũng ghi nhận rằng tồn tại một bộ phận không nhỏ những người trong xã hội mà khái niệm “thay đổi” đối với họ không thể bắt đầu bằng công nghệ cao. Đối với họ, điều cần thiết là một chính sách hỗ trợ lao động, chính sách giá, chính sách thuế đúng thay vì một chiếc máy tính bảng hay điện thoại cầm tay đời mới.

Vào tháng 11/2010, khi tôi phải đặt bút viết những bài luận cá nhân để kể với các trường đại học về bản thân, tôi liên tưởng nhiều hơn đến cuộc sống của người dân tỉnh Ninh Thuận, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Là một tỉnh nghèo, mặc dù tôi theo học ở những trường trung tâm thành phố, từ cấp 1 đến cấp 2 đều có những bạn nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình. Ở các vùng quê, những em còn trong tuổi đi học thường bị gửi đi “ở đợ” gia đình khác vì bố mẹ không đủ tiền cho con đi học. Trong những bài luận đại học, tôi đã cố gắng rất nhiều để giải thích cụ thể những ước mơ công nghệ của tôi sẽ tác động như thế nào đối với những con người này, nhưng kết quả chỉ là những câu văn và những mối liên hệ miễn cưỡng. Tôi bắt đầu suy nghĩ, công nghệ cao có ý nghĩa gì đối với những gia đình còn phải lo toan miếng ăn cho từng ngày và những em học sinh mà học hết cấp 2 còn là một điều xa xỉ? Không chấp nhập được sự miễn cưỡng và những lý luận suông trong bài luận của mình, tôi đã viết lại những bài luận để cảm xúc và suy nghĩ thật hơn với bản thân. Trong những bài luận ấy, tôi đã viết về ước muốntrở thành một nhà Kinh tế.

Lựa chọn cá nhân
 “Kinh tế hay CNTT” không nên là một câu hỏi, mà nên là câu trả lời. Xã hội cần một nền CNTT phát triển, nhưng song hành cùng nó phải là sự phát triển của môn Kinh tế học. Để đưa ra một ví dụ, sự phát triển và phổ biến rộng rãi của máy tính rõ ràng đã tăng năng suất và giúp nền kinh tế Mỹ phát triển từ đầu thập niên 1990 đến nay. Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian, các nhà kinh tế Mỹ không ngừng thu thập dữ liệu và nghiên cứu về hiện tượng “phân cực” (polarization) trong thị trường lao động Mỹ: ngày càng nhiều người lao động mất việc vì bị thay bằng các máy tính và tự động hóa. Thiết nghĩ, mỗi sự phát triển công nghệ đều có các mặt tích cực và tiêu cực. Nếu không có những nghiên cứu kinh tế kia, có lẽ sẽ ít ai biết được những phần trăm nào của người lao động đã bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của máy tính. Vì thế, điều mà bản thân tôi nghĩ nước ta đang thiếu là những nhà kinh tế để nghiên cứu, suy nghĩ và bảo vệ những con người kém may mắn hơn trong quá trình phát triển.

Lối rẽ vẫn dưới chân mình - 406049 10151099839833274 997271370 n
Vũ trong một chuyến đi Nhật  tìm hiểu về nền kinh tế, chính trị Nhật và cách đất nước này điều hành qua những cuộc thiên tai. 

Những chia sẽ cá nhân trên của tôi không phải để phủ nhận vai trò của công nghệ trong sự phát triển của xã hội, cũng không phải để khuyến khích các bạn yêu công nghệ từ bỏ giấc mơ của mình. Ngược lại, tôi mong các bạn trẻ hãy theo đuổi mãnh liệt ước mơ của mình, nhưng với điều kiện các bạn đã suy nghĩ thật kỹ và trả lời được câu hỏi: “Mình đóng vai trò gì trong xã hội?” Tôi đã rất tự hào với quyết định “rẽ ngoặc” của tôi, và có lẽ, nếu bạn đã trả lời được câu hỏi ấy thì bạn sẽ tự hào về bản thân dù quyết định của bạn là gì đi nữa.

                                                                                                                                                                                Thanh Vũ

Những mốc hành trình của chàng trai trẻ Châu Thanh Vũ:
– Học bổng Lawrence S. Ting cho học sinh xuất sắc năm 2008, 2009.
– HCB Olympic Tin học 30/4 năm 2008 cho khối lớp 10, HCV Olympic Tin học 30/4 năm 2009 cho khối lớp 11. Giải Nhì HSG Tin học Tp HCM năm 2009.
– Giải Nhì HSG Tin học Quốc gia năm 2009.
– Học bổng toàn phần để theo học tai trường Liên kết Thế giới (United World College) tại New Mexico, Mỹ trong 2 năm 2009-2011.
– Học bổng toàn phần để theo học tại 7 trường ĐH của Mỹ, bao gồm ĐH Princeton, ĐH Brown và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
– Học bổng toàn phần của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và các Khu vực của Princeton (PIIRS) để tham gia một khóa học về kinh tế-chính trị Nhật Bản tại Tokyo và Tohoku, năm 2012.
– Học bổng toàn phần để thực tập tại Khoa Thống kê của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), năm 2013.
– Học bổng toàn phần để tham gia nghiên cứu về những nguy cơ hệ thống toàn cầu, nhóm nghiên cứu được thành lập bởi các giáo sư ở Princeton, cũng như thực hiện một dự án nghiên cứu độc lập hè 2014

Nguy cơ bị đánh cắp thông tin khi truy cập Wi-Fi công cộng

Đánh cắp thông tin dưới hình thức MITM đang là mối lo ngại cho người dùng khi sử dụng kết nối Wi-Fi công cộng – các chuyên gia Kaspersky Lab vừa đưa ra cảnh báo.

Người dùng dịch vụ Google cần cẩn trọng với chiêu thức lừa đảo mới

Symantec cho biết, hãng vừa phát hiện một trò lừa đảo mới và tinh vi nhắm tới người dùng Google Docs và dịch vụ Google Drive.

Chú trọng đầu tư sáng chế

Theo báo cáo của cơ quan Cấp bằng sáng chế châu Âu (EPO – European Pantent Office) vừa công bố, trong năm 2013, Huawei đã đệ trình lên cơ quan này 1.077 đơn cấp bằng sáng chế châu Âu, xếp vị trí thứ 11 danh sách đăng ký sáng chế ở châu Âu.

Tình hình mã độc trên di động năm 2013

Các chuyên gia Kaspersky Lab vừa công bố kết quả nghiên cứu về các mối đe dọa trên di động năm 2013.

Người tiêu dùng Việt vẫn tin và chi tiêu nhiều cho Tết

Theo điều tra của công ty nghiên cứu thị trường chuyên về thương hiệu và truyền thông Millward Brown không có người tiêu dùng nào đồng ý với ý tưởng nên gộp Tết Nguyên Đán và Tết Tây, vì thế Tết âm lịch vẫn là cơ hội tốt để xây dựng thương hiệu và quảng cáo bán hàng.

Gọi taxi nhanh chóng bằng ứng dụng miễn phí

Một ứng dụng mới mang tên Easy Taxi, cho phép người sử dụng điện thoại thông minh tìm được chiếc xe taxi gần nhất với chỉ với một thao tác chạm màn hình.

School@net đưa kho phần mềm miễn phí lên Smartphone

Tại buổi lễ kỷ niệm 15 năm thành lập School@net, ngày 19/12/2013, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường đã công bố các phần mềm mới phát hành trong năm 2013 và dự kiến từ năm 2014, công ty sẽ chuyển đổi toàn bộ các sản phẩm và hướng phát triển lên nền tảng Web, dịch vụ và Smartphone.

Tăng cường sự ổn định và bảo mật trong mùa mua sắm

Ông Raymond Goh, Giám đốc cấp cao phụ trách mảng kiến trúc hệ thống và liên minh đối tác, Symantec khu vực Nam Á khẳng định, duy trì hoạt động doanh nghiệp ổn định, bảo mật trong dịp mua sắm, vui chơi cuối năm là việc rất cần thiết, đặc biệt trong khu vực Nam Á (bao gồm cả Việt Nam).

WD ra mắt thiết bị lưu trữ mạng 4 ngăn đĩa

WD – công ty trực thuộc Western Digital – chuyên cung cấp giải pháp lưu trữ vừa giới thiệu đến thị trường Việt Nam giải pháp lưu trữ mạng My Cloud EX4 hiệu năng cao với 4 khay đĩa, dễ dàng chia sẻ, sao lưu, quản lý lượng lớn dữ liệu số, quy trình lắp đặt và cài đặt đĩa nhanh.

Công bố sản phẩm mới Bitdefender 2014

Ngày 12/12/2013 tại Hà Nội, Công ty TNHH Amphonet ERM – đại diện độc quyền của Bitdefender tại Đông Nam Á đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí công bố bộ sản phẩm mới Bitdefender 2014 của Bitdefender và các giải pháp an toàn bảo vệ cho điện thoại Android.