Chữ ký số và ký số từ xa, cần phổ biến và hiệu quả hơn

Mặc dù tiềm năng còn rất lớn nhưng các công cụ xác thực chữ ký số của người dân, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế đã khiến cho việc triển khai số hóa quốc gia, số hóa nền kinh tế bị chậm lại với những kết quả khiêm tốn so với mục tiêu đã đặt ra.

Mỗi năm dùng 1, 2 lần, khi chi phí cao

Ngày 6/10, tập đoàn VNPT đã triển khai hội thảo “Chữ ký số – Công dân số – Chìa khóa thành công” qua hình thức trực tuyến với sự có mặt của nhiều chuyên gia hàng đầu về số hóa tại Việt Nam cùng hàng trăm khách mời đến từ các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại hội nghị, các diễn giả đã chia sẻ về kinh nghiệm triển khai chữ ký số, cơ sở pháp lý chữ ký số trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời nêu ra những thực trạng, hạn chế của quá trình số hóa trong nước.

Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục kiểm soát Thủ tục Hành chính – Văn phòng Chính phủ cho biết, hiện nay việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của người dân vẫn chiếm số lượng ít so với hồ sơ của doanh nghiệp. “Dù điện tử hóa nhưng nhiều nơi vẫn yêu cầu người dân nộp bản sao công chứng điều này khó đáp ứng được trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua. Bên cạnh đó là chi phí để duy trì chữ ký số cá nhân so với chữ ký số doanh nghiệp khá cao khi cả năm người dân chỉ cần sử dụng 1-2 lần. Không những vậy, việc triển khai cung cấp dịch vụ công ở một số cơ quan hành chính vẫn mang tính hình thức, phong trào, thủ tục chưa thuận lợi. Vấn đề liên quan tới định danh, xác thực điện tử cũng đang hoàn thiện, chưa có giải pháp phù hợp cho người dân… Chính những nguyên nhân đó đang làm chậm quá trình số hóa thủ tục hành chính của người dân. Trên nguyên tắc, cải cách phải dẫn dắt, còn công nghệ là phương tiện phục vụ.”, ông Ngô Hải Phan phân tích.

Số hóa thuận lợi, kinh tế phát triển

Cũng chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Đại Trí, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Bộ Tài chính cho biết, ngay từ năm 2005, Kho bạc là một trong những cơ quan nhà nước đi đầu triển khai ứng dụng chữ ký điện tử và sau này là chữ ký số trong các giao dịch nội bộ. Việc triển khai chữ ký số tạo ra sự đột phá rất lớn trong hoạt động nghiệp vụ của ngành, tạo rất nhiều thuận lợi cho cho hoạt động của lĩnh vực thuế, hải quan và các lĩnh vực khác của ngành tài chính.

“Với đặc thù riêng của ngành thuế, nếu như đối tượng phục vụ là khoảng 1 triệu doanh nghiệp thì đối tượng hộ kinh doanh phải gấp 10 lần số đó. Vẫn còn rất nhiều khó khăn để có thể hoàn thành các mục tiêu, bao gồm khó khăn về nhận thức của người dân. Để có thể thay đổi nhận thức, chúng ta phải đưa ra giải pháp, những công nghệ thực sự thuận tiện để người dân không còn vin vào việc bất tiện, khó khăn và cả chi phí để không chịu thay đổi nhận thức”, ông Nguyễn Đại Trí cho biết.

Cũng tại hội thảo, nhiều diễn giả cùng bày tỏ sự quan ngại khi hình thức chữ ký số hiện nay, sử dụng USB token, phụ thuộc vật lý vào thiết bị PC, Laptop cũng như giới hạn về tốc độ, lượt ký và vấn đề chữ ký số từ xa (Remote Signing) cũng được đặc biệt quan tâm.

Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Chứng thực Điện tử Quốc gia – Bộ Thông tin và Truyền thông, hình thức ký số từ xa đã được triển khai trên thế giới được 1-2 năm nay. Nhiều đơn vị đã gửi hồ sơ tới bộ Thông tin và Truyền thông để được cấp phép cung cấp dịch vụ này. Trong thời gian tới, đơn vị nào đáp ứng được các điều kiện an toàn sẽ được phê duyệt. “Việt Nam đang đi cùng xu hướng thế giới. Từ góc độ an toàn, chúng tôi khẳng định chữ ký số từ xa là giải pháp đảm bảo an toàn tương đương USB Token, nếu được kích hoạt trên điện thoại di động thì mức độ tiện dụng sẽ hơn USB Token rất nhiều”, ông Nghĩa cho hay.

Thể hiện sự tin tưởng với những tiềm năng mà chữ ký số và ký số từ xa có thể mang lại cho nền kinh tế, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử – Bộ Công thương cho rằng, hiện nay chữ ký số hầu như ít được sử dụng trong thương mại điện tử, do nhiều yếu tố khách quan như tốc độ xử lý, việc sử dụng USB token không mang lại sự tiện lợi. Công nghệ ký số từ xa với tính an toàn, bảo mật cao và tiện lợi sẽ góp phần tạo ra một môi trường lý tưởng cho các hoạt động thương mại, logistic, đặc biệt là thương mại điện tử. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thời gian tới.

Cùng chia sẻ với các diễn giả tại Hội thảo, ông Ngô Diên Hy – Phó TGĐ Tập đoàn VNPT cho biết, Hiện nay Tập đoàn đã chuẩn bị đầy đủ về mặt hạ tầng, kỹ thuật đủ để triển khai trên toàn quốc. Các hồ sơ pháp lý đã hoàn thiện và đang triển khai các thủ tục cuối cùng để Bộ TTTT cấp phép làm căn cứ pháp lý chính thức cho dịch vụ. “So với 02 hình thức ký số khác bằng Token và Sim PKI thì SmartCa là loại hình ký số thuận lợi cho người dùng do không phụ thuộc vào nhà mạng, không phụ thuộc vào thiết bị, dễ dàng tích hợp với các ứng dụng ký số nên người dùng có thể sử dụng để ký các giao dịch từ Cổng dịch vụ công, Hợp đồng điện tử, các tờ khai thuế, hải quan,… Chúng tôi cũng triển khai các dải gói cước đáp ứng nhu cầu rộng rãi của doanh nghiệp, cá nhân từ các gói cước dài hạn tới các gói cước chỉ ký một vài lần trong thời gian ngắn nhằm tối ưu hóa chi phí của khách hàng”.

Có thể bạn quan tâm
Keysight University – nền tảng học trực tuyến cho lãnh đạo và kỹ sư R&D công nghệ

Keysight University là một nền tảng tương tác trực tuyến giúp các kỹ sư tìm hiểu, học tập về những nguyên tắc đo lường và kiểm thử cơ bản, các chỉ dẫn về thiết kế kỹ thuật và thực hành tốt nhất trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

Google ra mắt Trung tâm An toàn dành cho Việt Nam

Google phối hợp cùng Trung tâm Giám Sát An Toàn Không Gian Mạng Quốc Gia (NCSC) giới thiệu Trung tâm An toàn Google dành cho tất cả người Việt.

Lưu trữ và xem camera trực tiếp từ giải pháp lưu trữ NAS

Với ứng dụng Synology Surveillance Station, người dùng giải pháp lưu trữ NAS Synology đã có thể biến ổ cứng NAS trở thành nơi lưu trữ và quản lý hệ thống camera giám sát như một đầu ghi chuyên dụng.

Làn sóng AI đang có mặt trong hầu hết các giải pháp công nghệ

Hôm nay 1/10/2021, hội thảo “Taiwan Excellence Smart Upgrade with AI” diễn ra trực tuyến đã giới thiệu nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y tế, quản lý quan hệ khách hàng, đào tạo, giao thông, viễn thông…

Phần mềm Intelligent Insights, giải pháp Video AIoT giám sát số lượng người tập trung

Intelligent Insights là giải pháp phần mềm Video “AIoT” của Bosch, cho người dùng khả năng dự đoán dựa trên dữ liệu của các sự kiện đã và đang diễn ra, đã cập nhật các phiên bản giám sát theo tiêu chí đông người thời dịch bệnh.

Schneider Electric ra mắt Gateway thế hệ mới, đơn giản hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu điện

EcoStruxure™ Panel Server, thế hệ Gateway mới, được thiết kế để vận hành như trung tâm của hệ thống EcoStruxure Power hoặc trên bất kỳ nền tảng phân phối điện IoT.

Boston Pharma ứng dụng Trợ lý Ảo tổng đài, tối ưu chi phí và năng suất vận hành

Boston Pharma hợp tác cùng FPT.AI để đưa ứng dụng Trợ lý Ảo tổng đài vào quy trình chăm sóc khách hàng, tăng hiệu suất hoạt động cho tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm.

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong các bệnh viện khám chữa bệnh cấp tính

Theo Báo cáo toàn cầu “Bệnh viện được kết nối nhiều hơn và thông minh hơn” do Zebra vừa công bố, hầu hết các đơn vị khám chữa bệnh cam kết ứng dụng các công cụ công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng ứng phó và số hóa quá trình chữa bệnh của bệnh nhân.

Hình dung thế giới thông minh ở năm 2030

Năm 2030 con người sẽ được kết nối ra sao, di chuyển bằng các phương tiện gì, bảo vệ sức khỏe và học tập bằng các phương tiện gì? Thử hình dung thế giới ấy qua báo cáo Thế giới Thông minh 2030

Kết nối qua Zalo, trao tặng đồ dùng học tập cho học sinh

Với tính năng này trên Zalo, cộng đồng có thể trao/ tặng sách vở, thiết bị học tập… cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực sinh sống của mình.